[Kĩ thuật] Tự động hóa Việt Nam - Tiềm năng và phát triển

akin01

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/10/2011
Bài viết
60
Nguồn: GKSN - Gia Kiem Student Network

Học những gì và học như thế nào?

Bàn về việc đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo kỹ sư tự động hóa từ phía những người học, chúng tôi muốn nhấn mạnh khi đặt vấn đề “học” mà lại không phải “dạy” là muốn đặt vị trí của của việc dạy và học trước yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

Đối với các kỹ sư làm việc trong các ngành công nghệ cao nói chung, ngành tự động hóa nói riêng thì vấn đề học tập không chỉ giới hạn trong trường đại học mà nó còn phải tiếp tục trong suốt cả quá trình làm việc sau này. Vấn đề đặt ra là trong thời gian học tập tại trường đại học, người kỹ sư phải học những gì và học như thế nào và từ đó chúng ta có thể hoạch định được việc dạy những gì và dạy như thế nào. Để giải quyết vấn đề này theo chúng tôi cần phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn đối với các kỹ sư tự động hóa.

Theo chúng tôi, người kỹ sư tự động hóa trước hết phải nắm được những kiến thức cơ bản, có phương pháp tư duy hệ thống. Thứ hai là phải có khả năng tư duy sáng tạo vận dụng những hiểu biết của mình khi giải quyết những vấn đề của thực tiễn nhất là khi tham gia vào quá trình thiết kế, xây dựng các hệ thống tự động hóa. Và thứ ba là phải nắm được các kỹ năng khai thác thông tin để có thể tự học tập bổ sung kiến thức cho mình trong quá trình công tác.

Từ các yêu cầu của thực tiễn và tác động của sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ dẫn tới yêu cầu phải đưa thêm các mảng kiến thức mới, kiến thức nâng cao vào chương trình nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung của các kiến thức cơ bản. Một thực tế là các kỹ sư ra trường trong những năm gần đây được tiếp cận với các kiến thức mới nhiều hơn nhưng cũng có phần sa sút về các mảng kiến thức cơ bản.

industrial_robotics.jpg


Chúng ta có thể giải quyết được mâu thuẫn này khi áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:

- Không nhất thiết phải học tất cả

Sự phát triển theo cả chiều sâu và chiều rộng của công nghệ tự động hóa làm cho số môn học tăng lên và trong khuôn khổ hạn hẹp của 5 năm đào tạo chúng ta không thể thực hiện được việc truyền tải tất cả các môn học, mà môn nào cũng thấy là cần thiết khi so sánh với yêu cầu của thị trường lao động. Xu hướng đào tạo theo chuyên ngành rộng còn các kỹ sư sẽ tự bổ sung kiến thức khi ra công tác đang trở lên phổ biến. Tuy nhiên, nhược điểm cơ bản của xu hướng này là sinh viên phải học một lượng kiến thức nhiều hơn thực tế sử dụng nhưng khi tốt nghiệp lại chưa thể bắt tay vào làm việc ngay dẫn tới kéo dài thời gian đào tạo thực tế (không phải là 5 năm nữa mà là 6 hoặc 7 năm) gây lãng phí lớn cho xã hội, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.

Chúng ta sẽ thấy rõ điều này hơn khi đặt khoảng thời gian đào tạo này trong tương quan với quỹ thời gian lao động của một đời người vào khoảng 35 năm. Hơn nữa, hai năm thêm vào của quá trình đào tạo này là những năm mà khả năng sáng tạo của con người là tốt nhất. Ở đây chúng ta cần xem xét lại một thực tế là các kỹ sư khi ra trường sẽ không làm việc trong mọi lĩnh vực mà tự động hóa bao trùm và do vậy việc đào tạo tất cả các môn học cho mọi kỹ sư sẽ là không cần thiết. Giải pháp cho vấn đề này là thiết kế chương trình đào tạo vừa đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường lao động và vừa đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu nhưng không đòi hỏi sinh viên phải học hết các môn học. Có nghĩa là các kỹ sư tốt nghiệp trong cùng một khóa học không nhất thiết phải học những môn giống nhau.

images


Về lâu dài hướng đào tạo theo tín chỉ sẽ là giải pháp thích hợp cho mục tiêu đào tạo như vậy. Tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt khi ta chưa đủ điều kiện tiến hành việc đào tạo theo tín chỉ có thể khắc phục bằng cách hoạch định chương trình cơ bản trong ba năm rưỡi hoặc bốn năm đầu, năm thứ năm được chia thành nhiều chuyên đề cho phép sinh viên tự lựa chọn. Số lượng và nội dung các chuyên đề có thể thay đổi để thích ứng với yêu cầu của sản xuất. Trước mắt, các chuyên đề có thể là: Tự động hóa quá trình sản xuất, điện tử công suất nâng cao, truyền động điện nâng cao, tự động hóa tòa nhà,... Thông qua các chuyên đề này, ngoài việc tiếp cận với các kiến thức nâng cao sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp tư duy hệ thống.

Theo kinh nghiệm bản thân là người học tự động hóa, mình đã rút ra được 1 điều, các hệ thống tự động đều được thống nhất với nhau về giao thức truyền, nguyên tắc lập trình và các nguyên lý logic số. Sự khác nhau chủ yếu giữa các loại hệ thống tự động của các hãng là cách thức lập trình cho hệ thống tự động. Vậy liệu ta có thể học hết được giao thức lập trình cho tất cả các loại hệ thống tự động trên ghế giảng đường hay không. câu trả lời là không, và theo mình nghĩ, thì những gì sinh viên được dạy tốt nhất nên là khả năng tư duy, kĩ năng thiết kế hệ thống và những nguyên tắc chung nhất cả các hệ thống tự động. Việc còn lại là của mỗi người kĩ sư. nhiệm vụ của mỗi kĩ sư là học những hệ thống tự động phù hợp với công ty của mình hoặc những hệ thống dự định phát triển trong tương lai

Những năm gần đây đã bổ sung thêm hình thức đào tạo cử nhân cao đẳng tự động hóa. Đây là một bước bổ sung kịp thời cho lực lượng lao động kỹ thuật của ngành tự động hóa. Để hoàn thiện thêm hệ thống nhân lực kỹ thuật của ngành tự động hóa, chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng tự động hóa không nên làm theo hướng thu nhỏ chương trình đào tạo kỹ sư mà nên thiết kế sao cho cử nhân cao đẳng tự động hóa có nhiều kỹ năng thực hành hơn và kiến thức cơ bản thì ở mức độ có thể tự triển khai các thiết kế do kỹ sư thiết kế ra.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy


Để sinh viên có thể tiếp thu được lượng kiến thức nhiều hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn và đặc biệt là trang bị cho sinh viên kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn sau này khi ra công tác đòi hỏi phương pháp giảng dạy phải có sự thay đổi. Nói chung kỹ sư đào tạo ra của chúng ta đều thiếu tính chủ động trong công việc. Trong nền kinh tế thị trường thì điều này làm giảm một cách đáng kể hiệu quả công việc của người kỹ sư. Để giải quyết vấn đề này việc giảng dạy cần phải theo hướng giảm tính áp đặt từ phía người dạy và tăng tính chủ động từ phía người học. Việc đánh giá kết quả học tập cũng nên theo hướng coi trọng tính sáng tạo của người học hơn.

- Đổi mới chương trình đào tạo liên tục

Sẽ là không thực tiễn nếu chúng ta áp dụng một chương trình với các môn học cố định cho việc đào tạo kỹ sư công nghệ cao nói chung, kỹ sư tự động hóa nói riêng trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngày nay. Đối với từng môn học cũng vậy, nội dung của nó cần được cập nhật đổi mới hàng năm theo sự phát triển của công nghệ chuyên ngành. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là đổi mới như thế nào? Về điểm này chúng tôi xin được tiếp cận vấn đề dưới góc độ và khía cạnh của người làm tự động hóa. Theo chúng tôi các cơ sở đào tạo cần phải thiết lập hệ thống phản hồi về kết quả đào tạo của mình từ phía những người sử dụng lao động và từ chính các kỹ sư mình đào tạo ra. Hệ thống phản hồi này có thể thông qua các diễn đàn, các cuộc hội thảo và thông qua việc phát các phiếu thăm dò và từ đó xử lý kết quả, đưa ra các điều chỉnh hợp lý. Đối với phương pháp giảng dạy cũng vậy, ta có thể tiến hành thu thập các ý kiến phản hồi từ chính sinh viên để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Chất lượng đào tạo


Cần phải nhìn thẳng vào sự thật là đội ngũ kỹ sư tự động hóa của chúng ta đã góp phần tích cực vào quá trình đổi mới công nghệ sản xuất của nền kinh tế trong những năm vừa qua nhưng so với yêu cầu của thực tiễn thì vẫn chưa đạt yêu cầu. Vấn đề đổi mới hệ thống giáo dục đại học theo hướng xã hội hóa đang còn có nhiều tranh cãi nhưng có lẽ đó là xu hướng không thể đảo ngược trước yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Việc đào tạo kỹ sư tự động hóa cũng không nằm ngoài quy luật này, không có các trang thiết bị thí nghiệm và thực hành cần thiết ta không thể nói tới việc nâng cao chất lượng đào tạo. Khi các nguồn đầu tư từ phía Nhà nước còn hạn chế, cơ chế để tìm kiếm các nguồn đầu tư khác còn chưa có thì việc các kỹ sư của chúng ta bị đánh giá là “thiếu kỹ năng thực hành” là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, thực tế nền kinh tế thị trường không cho phép chúng ta chậm trễ và các trường đại học phải tìm cách nâng cao chất lượng đào tạo của mình nếu không muốn bị tụt hậu lại phía sau. Trong khi các nhà giáo dục vẫn đang bàn cãi về vấn đề đổi mới giáo dục đại học, về việc Nhà nước có nên “bảo lãnh” cho các tấm bằng đại học nữa không, thì thực tế tại hầu hết các doanh nghiệp việc sử dụng lao động, trả thù lao không còn dựa trên bằng cấp mà dựa trên kết quả công việc của người đó. Chúng ta chưa có một tổ chức nào tiến hành việc đánh giá chất lượng đào tạo cụ thể nhưng trên thực tế việc đánh giá chất lượng đào tạo đã diễn ra trên thị trường lao động.

Đối với việc đào tạo kỹ sư tự động hóa, theo chúng tôi đề xuất việc áp dụng tư tưởng của hệ thống quản lý chất lượng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó, chất lượng đào tạo sẽ được đảm bảo nếu ta đảm bảo chất lượng của các yếu tố liên quan như chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, chất lượng đầu vào, kiểm tra sát hạch từng môn học,...

eda_t1313632127_BnRc.jpg


Những ý kiến trên đây của chúng tôi có thể không bao quát được hết các vấn đề, các khó khăn của quá trình đào tạo kỹ sư tự động hóa nhưng từ góc độ của người học và sử dụng lao động chúng tôi mong muốn những ý kiến của mình như là các tín hiệu phản hồi giúp cho các nhà quản lý đào tạo có thêm thông tin để hoạch định chương trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư nói chung và kỹ sư tự động hóa nói riêng.

Sự khó khăn lớn nhấn mà sinh viên tự động hóa gặp phải đó là cơ sở vật chất. Ví dụ: để học tốt môn học lập trình PLC thì sinh viên cần được lập trình chủ yếu trên 1 con PLC trong thời gian ít nhất là 2-3 tháng. Các bạn có thể mô phỏng, nhưng kết quả sẽ không trực quan và có thể sẽ gây ra lỗi khi đưa ra hệ thống thực sự. Nhưng giá thành của những con PLC thì không phải rẻ, 1 con PLC S7-200 của hãng Siemen 2nd bán lại ngoài thị trường gần 2 triệu đồng, trong khi sinh viên của chúng ta ăn chưa đủ no. Phòng thí nghiệm của trường thì có hạn, và sẽ rất khó cho sinh viên có thể làm quen được với nó. vậy làm cách nào để chúng ta có những "kĩ sư lành nghề" cũng như kinh nghiệm. Một câu hỏi lớn cho ngành tự động hóa cũng như nền giáo dục của chúng ta

051.gif


531_06.gif

 
:KSV@19:trời ơi, đâu ra bài diễn văn này đây
 
nếu anh không thích đọc dài thì có thể đi chỗ khác chơi huynh ạ ^^
 
×
Quay lại
Top