Không quan tâm tới suy nghĩ của mọi người

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Việc không quan tâm đến suy nghĩ của người khác có thể rất khó. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bước giúp bạn trở nên tự tin hơn, hình thành quan điểm riêng và xây dựng phong cách riêng. Hãy cố gắng loại bỏ suy nghĩ rằng người khác đang quan sát và phán xét từng hành động của bạn, và tránh việc phân tích quá nhiều về ý kiến của họ. Thay vào đó, bạn hình thành quan điểm dựa trên sự thật và chứng cứ. Ngoài ra, bạn đưa ra quyết định dựa trên giá trị của mình thay vì thỏa hiệp niềm tin của bạn dựa trên những gì người khác nghĩ. Đối với phong cách, bạn nên nhớ rằng khiếu thẩm mỹ chỉ mang tính chủ quan, nên không ai có thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Phương pháp 1: Trở nên tự tin hơn

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-1-Version-3.jpg.webp

1. Chấp nhận bản thân

Hãy luôn là chính mình, cải thiện những gì có thể thay đổi được và chấp nhận những mặt mà bạn không thể thay đổi. Đừng cố gắng thay đổi bản thân chỉ để làm hài lòng người khác.
Liệt kê tất cả những điều mà bạn thích về bản thân và những điều bạn muốn cải thiện. Bạn có thể hỏi bạn bè và người thân để tổng hợp danh sách này, vì họ có thể nghĩ ra những điều mà bạn chưa từng nghĩ đến. Hãy nghĩ thêm một số bước cụ thể bạn có thể áp dụng để cải thiện bản thân, chẳng hạn như: “Đôi khi mình phản ứng thái quá và to tiếng với người khác. Mỗi khi ai đó nói gì, mình nên bình tĩnh đón nhận trước khi phản hồi và suy nghĩ về điều nên nói trước khi nói”. Đặt danh sách này ở nơi bạn dễ dàng nhìn thấy, chẳng hạn như trước gương hoặc cửa tủ. Hãy đọc danh sách này ít nhất một lần mỗi ngày.
Chấp nhận những thứ mà bạn không thể thay đổi ở bản thân. Ví dụ, bạn có thể ước mình cao hơn, nhưng đó không phải là thứ mà bạn có thể thay đổi. Thay vì tập trung suy nghĩ về lý do bạn ước mình cao hơn, hãy nghĩ về những điều nhỏ nhặt đáng yêu khi là “nấm lùn”, như bạn sẽ ít bị đụng đầu hơn. Hãy thử nghĩ về điều gì đó mà người khác ghen tỵ với bạn và ao ước có được.

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-2-Version-3.jpg

2. Hình dung về thành quả thay vì nỗi sợ bẽ mặt

Bạn không nên tập trung vào sự thất bại, sự bẽ mặt hoặc điều mà người khác nghĩ khi bạn làm sai gì đó. Nếu cảm thấy bản thân đang tái hiện khoảnh khắc ngượng ngùng, bạn nên hướng suy nghĩ của bản thân đến điều mà mình đã đạt được gần đây. Hãy chia mục tiêu thành những phần nhỏ và hình dung thành công của bạn trong từng bước.
Ví dụ, nếu muốn trở nên tự tin hơn khi giao tiếp, bạn chia mục tiêu này thành những phần nhỏ như: duy trì việc giao tiếp bằng mắt, lắng nghe người đối diện, gật đầu khi họ đưa ra quan điểm nào đó, đặt câu hỏi và đưa ra phản hồi chân thành dựa trên kinh nghiệm cá nhân.
Nếu chưa đạt được kết quả theo kế hoạch, bạn cố gắng rút ra bài học từ trải nghiệm đó thay vì cảm thấy xấu hổ. Hãy viết ra cách mà bạn có thể làm khác đi trong lần tiếp theo để giúp bạn củng cố những gì đã học được. Mọi thứ đều là một quá trình học hỏi và không ai làm tốt tất cả mọi việc, đặc biệt là trong lần thử đầu tiên.

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-3-Version-3.jpg

3. Tránh nghi ngờ hành động của bạn

Đừng nghĩ rằng mọi người đều đang phán xét từng hành động nhỏ của bạn. Trước khi bị cuốn vào vòng xoáy nghi ngờ bản thân, bạn hãy nhắc nhở chính mình rằng những người mà bạn dành thời gian ở cạnh đều sẽ quan tâm đến bạn thay vì chỉ trích từng suy nghĩ và hành động của bạn Bên cạnh đó, bạn nên ý thức rằng mỗi sai lầm đều là một bài học và là một phần quan trọng cho sự phát triển.
Chú ý khi bạn bắt đầu suy diễn hoặc nghi ngờ bản thân. Hãy nói với bản thân điều này: “Dừng việc suy diễn đi. Bình tĩnh và đừng lo lắng”.
Việc nhìn lại bản thân và học từ sai lầm là những điều tốt, nếu bạn tập trung vào sự phát triển tích cực thay cho sự suy diễn tiêu cực.

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-4-Version-3.jpg

4. Đừng để sự phán xét tiêu cực của người khác ảnh hưởng đến con người thật của bạn

Hãy giữ quan điểm trung lập và đừng xem đánh giá tiêu cực là sự thật trường tồn, không thể thay đổi. Nếu nhận thấy sự thật trong sự đánh giá của người khác, bạn nên xem đây là cơ hội để cải thiện thay vì để ảnh hưởng đến bạn.
Ví dụ như ai đó nói bạn tính tình nóng nảy. Nếu bạn ít khi tiếp xúc với họ và họ không biết gì về bạn, hãy bỏ qua đánh giá của họ. Tuy nhiên, nếu họ là bạn cùng lớp hoặc đồng nghiệp thân thiết, bạn nên nghĩ xem tại sao họ cho rằng bạn nóng nảy. Hãy học cách giữ sự bình tĩnh của bạn, chẳng hạn như đếm trong lúc thở một cách chậm rãi khi bạn bắt đầu nổi giận.

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-5-Version-3.jpg

5. Cân nhắc khi người khác đánh giá bạn với ý tốt

Cách một người nhận xét về bạn có thể cho bạn biết nên bỏ qua hay giữ trong lòng. Hãy hỏi bản thân “Người ấy có muốn tốt cho bạn hay không? Đây có phải là thứ mà mình có thể cải thiện để trở nên tốt hơn hay đó là lời phán xét nhỏ nhen nhằm hạ thấp bạn?”
Ví dụ, một người bạn tốt sẽ nói “Gần đây bạn trông có vẻ lạnh nhạt - bạn không còn là chính mình nữa”. Đó là lời nhận xét mà bạn nên cân nhắc. Ngược lại, bạn không nên quan tâm khi ai đó xa lạ nói rằng “Bạn không bao giờ tập trung - bạn thật ngốc!”.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng lời nhận xét nhỏ nhen thường nhằm mục đích khiến người nói cảm thấy tốt hơn về bản thân chứ không có ý gây tổn thương. Hãy thông cảm cho họ và lòng tự tôn của họ.

Phương pháp 2: Hình thành quan điểm riêng

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-6.jpg

1. Tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn

Khi bạn muốn xây dựng quan điểm riêng của mình về chủ đề nào đó, chẳng hạn như tin tức, hãy tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn. Bạn có thể đọc bài viết của nhiều tòa soạn khác nhau và cố gắng đón nhận quan điểm khác với niềm tin của bạn. Hãy thu thập thông tin thay vì tán thành hoặc phản đối suy nghĩ của người khác một cách bản năng
Ví dụ, khi cha mẹ của bạn đưa ra ý kiến về một mẩu tin thời sự. Thay vì chỉ đồng ý với họ vì họ là cha mẹ của bạn, bạn có thể tìm các bài viết trên mạng về chủ đề này từ nhiều tòa soạn khác nhau. Sau khi đọc một số quan điểm về chủ đề, bạn có thể xây dựng chính kiến của mình dựa trên những gì đã tìm hiểu được.

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-7-Version-2.jpg

2. Cân nhắc xem người đó có hiểu biết về chủ đề hay không

Trước khi quá lo lắng về suy nghĩ của người khác, bạn nên cân nhắc chuyên môn của họ và cách họ bày tỏ quan điểm. Nếu giáo viên của bạn viết luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của họ về một sự kiện lịch sử nào đó, chắc hẳn bạn sẽ đánh giá cao suy nghĩ của họ hơn của một người không có hiểu biết liên quan.
Bên cạnh việc cân nhắc nguồn thông tin, bạn cũng cần xem xét cách truyền tải thông tin: người có chuyên môn về chủ đề đó chia sẻ thông tin với bạn một cách mạch lạc và đầy tâm huyết? Hay họ chỉ đang ném những lời lăng mạ và chỉ trích ý kiến của bạn chỉ để thể hiện sự không đồng tình với bạn?
Bạn cũng có thể cân nhắc xem ai đó có động cơ cá nhân hay không để cảm nhận theo cách này hoặc cách khác.

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-8.jpg

3. Tránh việc giả vờ tán thành để làm hài lòng người khác

Đừng lo lắng về việc bạn có quan điểm khác số đông, đặc biệt khi bạn đã dành thời gian và công sức để xây dựng quan điểm đó. Hãy phân tích chứng cứ bằng trực giác của bạn thay vì cố gắng tuân theo và làm hài lòng người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tôn trọng suy nghĩ của người khác và chấp nhận sự thật là không ai có suy nghĩ giống bạn.
Ví dụ, nếu thích chó hơn mèo, bạn đừng giả vờ thích mèo hơn chỉ đề làm hài lòng những người bạn cho rằng mèo đáng yêu hơn. Bạn nên giữ quan điểm của mình, kể cả khi tất cả bạn bè đều thích mèo.
Việc thử thách niềm tin chủ đạo của bạn sẽ không gây hại gì, nhưng bạn nên tránh thỏa hiệp để chạy theo số đông. Ví dụ, nếu được nuôi dạy trong truyền thống tôn giáo, bạn sẽ nhận ra rằng một chút nghi ngờ lành mạnh sẽ làm sâu sắc hơn niềm tin của bạn về lâu dài. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên thay đổi niềm tin của mình chỉ vì ai đó chỉ trích bạn bằng sự kiêu ngạo của họ.
Bên cạnh đó, việc không tán thành ý kiến của người khác là bình thường. Bạn có thể trình bày ý kiến của mình một cách điềm đạm và lắng nghe người khác bằng sự tôn trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên cân nhắc mục tiêu của mình trong cuộc trò chuyện trước khi tiếp tục.

Phương pháp 3: Khám phá bản thân và phong cách của bạn

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-9.jpg

1. Học cách gắn kết với bản thân

Hãy tìm điểm giống nhau và khác nhau trong cách hành xử của bạn khi ở một mình với khi ở cạnh nhiều người. Bạn sẽ hỏi bản thân như sau: “Mình thể hiện bản thân như thế nào trước mặt người lạ, người đem đến cảm giác thoải mái và chính mình?”
Cố gắng nghĩ xem điều gì giúp bạn trở thành chính mình. Hãy viết ra danh sách những nét tính cách quan trọng với bạn, chẳng hạn như trung thực, trung thành hoặc hài hước. Bạn cũng có thể hỏi bạn bè hoặc người thân đáng tin cậy để giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Hãy dành thời gian yên tĩnh để ngẫm nghĩ về tính cách, năng khiếu và sở thích của bạn. Đây là hình thành nhận thức về điều giúp bạn trở thành một cá nhân đặc biệt.

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-10.jpg

2. Đưa ra quyết định dựa trên giá trị của chính bạn

Hãy đưa ra lựa chọn phù hợp với các ưu tiên của bạn thay vì làm những gì mà người khác nghĩ là tuyệt vời. Ví dụ, khi bạn bè muốn tham dự một bữa tiệc và trở nên say xỉn, nhưng bạn phải tham gia một trận đấu bóng đá vào hôm sau và bóng đá rất quan trọng với bạn. Trong trường hợp này, thay vì chọn tham gia bữa tiệc để trông thật “ngầu”, bạn hãy chọn dành thời gian chuẩn bị và nghỉ ngơi trước trận đấu vì đây là điều quan trọng với bạn.
Đừng cảm thấy như bạn phải biện hộ cho bản thân hoặc giá trị của mình trước mặt người khác!

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-11.jpg

3. Thể hiện bản thân theo cách giúp bạn trở nên hạnh phúc

Hãy nghĩ cách kết hợp sở thích, điều bạn thích và không thích vào lựa chọn trang phục, môi trường xung quanh và lối sống của bạn. Bạn cần tập trung xây dựng phong cách giúp bạn cảm thấy vui vẻ thay vì chỉ chạy theo xu hướng hoặc sự phổ biến.
Ví dụ, nếu cảm thấy thích việc phối các họa tiết trong tủ đồ, bạn đừng ngại mặc trang phục yêu thích của mình chỉ vì nhận xét của người khác.
Trang trí căn hộ hoặc căn phòng của bạn bằng những vật trang trí có giá trị cảm xúc, kể cả khi ai đó khuyên bạn nên chọn vật dụng thời thượng hoặc phong cách tối giản. Ngược lại, bạn cứ bỏ hết những vật trang trí nếu không muốn lưu trữ nhiều thứ. Hãy làm bất kỳ điều giúp cho nơi ở của bạn trở nên đáng sống nhất cho chính bạn.

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-12.jpg

4. Tạo một thư mục truyền cảm hứng để bạn tìm ra phong cách riêng của mình

Khi muốn hình thành phong cách thời trang, bạn hãy dành thời gian đọc tạp chí và blog thời trang để tìm nguồn cảm hứng. Lưu hoặc cắt hình ảnh tạo động lực cho bạn và sử dụng chúng để tạo một quyển sách ảnh giấy hay kỹ thuật số hoặc thư mục truyền cảm hứng. Hãy dùng thư viện mới để tạo phong cách giúp bạn cảm thấy đặc biệt và tự tin.
Phụ kiện độc đáo như trang sức, khăn choàng, mũ hoặc hoa văn nổi bật cũng giúp tạo dấu ấn khó quên cho phong cách của bạn. Hãy tìm một phụ kiện hoặc điểm nhấn đẹp mắt giúp bạn vui vẻ và thể hiện điều mà bạn yêu thích về bản thân. Ví dụ, nếu thích việc đi biển hoặc tàu thuyền, có lẽ dây chuyền với mỏ neo và hoa văn sọc xanh biển sẽ tạo ra nét độc đáo.

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-13-Version-2.jpg

5. Lưu ý rằng khiếu thẩm mỹ chỉ mang tính chủ quan

Nếu ai đó nhận xét về khiếu thẩm mỹ của bạn, hãy nhớ rằng suy nghĩ của họ về phong cách thời trang không phải là kết luận cuối cùng. Khiếu thẩm mỹ chỉ mang tính chủ quan và có lẽ bạn cũng không yêu thích phong cách thời trang hoặc cách trang trí của người khác. Sự khác biệt là một điều tuyệt vời: nếu trang phục và nhà của mọi người đều giống nhau, chắc hẳn cuộc sống sẽ rất nhàm chán!
Mặc dù việc chọn trang phục thể hiện cá tính của bạn là rất tuyệt, nhưng bạn cũng nên nhớ cân nhắc mức độ phù của trang phục với từng tình huống. Việc ăn mặc lịch sự hoặc phù hợp với môi trường công sở sẽ giúp bạn được tôn trọng hơn so với việc mặc áo thun và quần jean rách

aid74424-v4-728px-Not-Care-What-People-Think-Step-14.jpg

6. Tránh những nhận xét không cần thiết

Mạng xã hội là một nơi tuyệt vời để kết nối với người khác. Tuy nhiên, đây cũng là nơi cho người khác cơ hội để phán xét lựa chọn trong lối sống của bạn. Ví dụ, nếu không muốn người khác chỉ trích trang phục hoặc hình ảnh của mình, bạn nên hạn chế việc chia sẻ ảnh cá nhân trên mạng xã hội.
Bạn cũng có thể bỏ theo dõi hoặc hủy kết bạn với người hay phán xét, thô lỗ hoặc khiến bạn cảm thấy tệ về bản thân.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
 
Tóm lại đừng để họ cản trở bạn hay thậm chí làm bạn chùn bước bằng:
  • Học cách nhận ra người hay dèm pha.
  • Đối mặt với họ và tập mỉm cười với họ.
  • Luôn sẵn sàng phản bác và đưa ra chính kiến của mình.
  • Bỏ qua bất cứ suy nghĩ tiêu cực nào mà họ gây ra với bạn.
  • Nhận thức rằng luôn có những người hay thích dèm pha và bạn hãy xem những lời nói của họ như “đàn gảy tai trâu”.
 
×
Quay lại
Top