Không nên ngại nói tiếng Anh !!!

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Có bạn hỏi tôi bí quyết học tiếng Anh như thế nào?
Tôi học tiếng Anh lâu quá rồi nên thật ra cũng không nhớ lắm về giai đoạn ấy. Nhưng tôi cũng chia sẻ với các bạn nhé.
Trong việc học bất cứ một ngôn ngữ nào thì nghe nói luôn dễ dàng hơn đọc viết rất nhiều. Tại sao?? Điều quan trọng nhất của một cuộc nói chuyện là hiểu nhau, và để người khác hiểu mình muốn gì, có khi chả cần ngữ pháp gì cả, cứ “phang” tiếng bồi, nói tá lả sao cho họ hiểu ý mình là được. Vậy là các bạn mở miệng ra nói được.

KenhSinhVien.Net-i264-1.jpg


Vì vậy, điều lợi thế của các bạn khi nói tiếng nước ngoài là có thể nói tiếng bồi, đã không bị chê mà còn được khen bởi vì dám nói. Chúng ta là người Việt Nam mà thấy người nước ngoài nào bập bẹ tiếng Việt là…thích mê tơi bởi vì họ chịu học ngôn ngữ của mình tức là họ yêu thích đất nước mình. Lúc đó chúng ta không quan tâm đến việc nói tiếng bồi của họ mà còn ra sức dạy họ học tiếng của ta nữa đấy.
Đó là lý do khi nói tiếng nước ngoài với người nước ngoài, chúng ta cứ phang tá lả. Cứ nói tiếng của họ là họ “mê”. Dù chúng ta nói đúng hay nói sai thì họ vẫn cứ “mê.”

Có bạn bảo cứ thấy người nước ngoài là run bắn lên nên dù biết cũng không dám nói vì sợ sai.
Nếu chúng ta nói sai tiếng mẹ đẻ của mình thì mới đáng sợ chứ nói sai tiếng của người khác thì có gì ghê gớm đâu. Vậy thì việc gì chúng ta phải sợ sai khi nói chuyện với người nước ngoài. Họ phải sợ khi nói chuyện với chúng ta mới đúng. Vì sao? Tiếng mẹ đẻ của họ mà họ nói sai thì bị chúng ta “oánh giá” chứ sao.


Lại có người bảo nếu thế thì không sợ nói với người nước ngoài nhưng nếu nói chuyện mà có thêm một người nước ngoài khác hoặc một người Việt Nam khác thì sợ nói sai, bọn họ cười.

Vậy thì xin thưa với các bạn, theo kinh nghiệm của tôi thì bọn họ cũng nói tiếng bồi cả đấy, nhưng có thể bọn họ nói trơn tru quá nên bạn không nhận ra đấy thôi. Tôi từng làm chung với những tay thuộc dạng cao cấp trong công ty, trung bình mỗi tháng ra nước ngoài ít nhất một lần và thậm chí từng tham dự các lớp huấn luyện ở nước ngoài, vậy mà cũng “ phang” tiếng bồi tá lả. Vậy thì bạn sợ gì khi nói tiếng Anh có mặt họ; có khác chăng là họ nói tiếng bồi trơn tru hơn bạn mà thôi.


Tuy nhiên cũng có trường hợp, người Việt Nam học ở nước ngoài lâu năm nên họ nói quá giỏi; trong trường hợp này thì bạn nói không giỏi như họ là dĩ nhiên rồi. Nếu họ nói không giỏi như bạn thì họ xấu hổ và nếu họ nói giỏi hơn bạn thì cũng không có gì đáng tự hào cả bởi vì họ ở nước ngoài lâu thế nên phải nói giỏi là dĩ nhiên rồi.

Đối với những người nước ngoài khác nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai hoặc như ngoại ngữ thì họ quả là nói giỏi bởi vì tiếng Anh gần giống như ngôn ngữ của họ; hoặc họ xem phim hay thấm đẫm tiếng Anh hằng ngày nên họ nói được là tất nhiên rồi. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng rất nhiều khi họ nói nghe hay đấy nhưng không có khả năng đọc viết đâu. Họ nói trơn tru nhưng không đọc nổi một quyển sách tiếng Anh. Họ viết email cho tôi thì….lúc đầu tôi kinh ngạc quá bởi vì hầu như không có ngữ pháp gì cả đâu, có khi ngay cả người nước ngoài cũng viết í ẹ lắm.

Do đó một người Việt Nam học theo kiểu truyền thống thì khả năng đọc viết có thể hơn hẳn họ đấy.
Như vậy xét cả mặt nghe nói lẫn đọc viết thì các bạn không có lý do phải sợ hãi cả.

Tóm lại, nếu muốn nói thì cứ “phang” tá lả bởi vì ta nói tiếng bồi thì họ cũng nói tiếng bồi; nếu muốn viết thì cứ viết bởi vì có khi ta viết còn giỏi hơn họ nữa.


Nguồn Trường Xưa
 
×
Quay lại
Top