Khoe đặc sản quê mình đi các bạn

jiji

HC kháng chiến chống nắng
Thành viên thân thiết
Tham gia
13/12/2010
Bài viết
1.626
Tụi mình hầu hết là sinh viên đến từ khắp mọi miền đất nước. Mỗi người đều có một quê hương yêu dấu, có những thứ gọi là đặc sản có 1 không 2 ở quê nhà. Vậy các bạn hãy vào đây kể ngắn gọn về đặc sản quê mình cho mọi người biết đi, thật lòng nhe! Không biết topic này có trùng không nữa nhưng Mình xin phép mở đầu: Quê mình ở Trà Ôn - Vĩnh Long nè, các bạn có nghe đến chôm chôm chưa, một thứ trái cây ngọt ngất, vỏ có râu, hơi xấu xí, nhưng màu đỏ hấp dẫn khi chín và vị ngọt mê li của nước khi tách ra sẽ làm bạn nhớ mãi ko ngui. nếu đến Trà Ôn, nhất định bạn phải đến Cồn Lục Sĩ Thành thưởng thức chôm chôm nhé! welcome to Tra On.:KSV@12:
Còn quê hương các bạn có đặc sản gì, mình đang rất muốn thưởng thức nè.:KSV@08:
 
Mình ở Hưng Yên, nổi tiếng với Nhãn Lồng...:KSV@12:ở trong Nam cũng có nhưng vị nó rất khác so với nhãn quê mình. Nhãn có thể nấu chè cùng với hạt sen ăn vào mùa hè rất mát nhé hoặc làm mứt dùng trong những dịp quan trọng. Đây là một đặc sản chỉ dùng để tiến cống cho Vua chúa ngày xưa thôi nhé! Rất vui nếu bạn đã được thưởng thức.
 
Mình ở Ninh Bình, nổi tiếng với
Thịt dê:
thit2.jpg

Thịt dê nướng. :KSV@11:

thitde3.jpg

Thịt dê xào. :KSV@01:

Và cơm cháy:

com_chay_cham_mam_ruoc.jpg


Thèm quá đi mất, nhớ quê quá! :KSV@15:
 
Cho mình bon chen nữa nè. hjhj
quê mình ở tây ninh có đặc sản là bánh tráng phơi sương nè, bên cạnh đó là có món muối ớt rất là ngon nha thử 1 lần là mê luôn
và 1 món không thể bỏ qua khi đến tây ninh là mon bánh canh tráng bàng, ngon mê li luôn, hihi
thèm quá ah:KSV@01:
 
Nói thiệt chứ chả bik bánh đa bắc giang ntn nhưng mà mình thích ăn bánh đa thanh hoá...ngon cực tuy không phải đặc sản thanh hoá nhưng ngon lắm luôn
 
nhiều quá.ước gì mình đc thưởng thức thật nhiều món ăn ngon.
 
Mình chịu.Quê mình cái gì cũng ngon.Chẳng biết giới thiệu cho các bạn biết cái gì nữa.
Có kem Tràng Tiền là bản quyền thui.
 
Cho mình bon chen nữa nè. hjhj
quê mình ở tây ninh có đặc sản là bánh tráng phơi sương nè, bên cạnh đó là có món muối ớt rất là ngon nha thử 1 lần là mê luôn
và 1 món không thể bỏ qua khi đến tây ninh là mon bánh canh tráng bàng, ngon mê li luôn, hihi
thèm quá ah:KSV@01:

Hihi!đồng hương đây!
mình xin bổ sung hình ảnh nhé!^ ^
đây là bánh tráng phơi sương ăn kèm thịt luộc và rau sống!
Download


2126505304_0faf49a374.jpg

bánh tráng cuốn nhé!
1289039607_banh-trang.jpg

và đây là bánh tráng mắm me!- chua chua ngọt ngọt,cay cay mặn mặn!


images



images298405_banh_trang_me_4080.jpg


muối ớt Tây Ninh đây!

Muoi%20ot.JPG


dai%20dien%2026.12.2.jpg


và đây là bánh canh Trảng Bàng!
101027085016-169-564.png


bahn_cnh_trang_ban(1).jpg
 
life freedom ơi. cốm làng vòng phải không?
 
Kỳ công cá thính chua

Bánh nẳng - bánh gạo rang (Lập Thạch)

Người Lập Thạch có câu: "Bánh Nẳng chợ Tràng, bánh gạo rang Tiên Lữ". Vùng chợ Tràng (Đạo Nội, Đôn Nhân, Đôn Mục) xưa có bánh Nẳng ngon có tiếng.

Banhnang.gif



Bánh Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng, lá si, và không thể thiếu tầm gửi cây dọc...


Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu rồi thả vào bán nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho nhạt bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để róc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sáu tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp o­ng là được.

Hiếm có nơi nào bánh Nẳng khéo hơn, ngon hơn vùng chợ Tràng.



Bánh gạo rang cũng làm bằng gạo nếp hoa vàng. Gạo ngâm trong nước quả vàng dành cùng ruột cỏ bấc đèn, cây dáy và tro cây vừng đốt ra. Ngâm trong ba ngày, vớt gạo để khô cho vào chõ xôi lên. Xôi chín đem trộn đều với mỡ lợn, rải ra nia rồi dùng vồ nhẵn bôi mỡ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi bẹt ra. Sau đó lại phơi khô.


Đem vào trong bóng râm để nguội rồi lại trộn mỡ lợn đổ vào chảo rang cho nổ bung ra. Đun sôi mật, nhúng đũa kéo lên thấy mật đỏ mới đổ gạo rang vào đun, quấy đều rồi đổ ra, dàn mỏng trong mâm hoặc thớt, ván nhẵn. Dùng đoạn cây tròn nhẵn lăn đi lăn lại cho bánh lèn chặt. Dùng thước và dao sắc cắt thành từng cái bánh to nhỏ theo ý muốn rồi đem gói trong giấy bóng kính.


Ngày xưa vào kỳ tiệc làng, dân Tiên Lữ làm bánh gạo rang để cúng thần và làm quà biếu đặc sản của điạ phương.




lo20.gif
Kỳ công cá thính chua



Vốn xuất thân từ con "nhà nghèo", nhưng nay món cá thính chua đậm đà, ngọt thanh của xứ Vĩnh Phúc bỗng dưng đã hóa thành đặc sản đất Bắc.

Từ những chú cá đồng, thêm chút muối hột, trộn thính, người dân vùng Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã “sáng tạo” ra món cá thính chua vô cùng hấp dẫn.


5a.jpg



Phải kỳ công lắm mới cho ra được món cá thính chua ngon thế này - Ảnh: Hồng Minh


Công phu muối cá

Vào mùa sinh sản, lượng cá từ các ao hồ, sông suối được đánh bắt rất nhiều. Những chú cá béo tròn sẽ được mang đi bán, còn những con cá "lỡ cỡ" sẽ là nguyên liệu chính để chế biến món cá thính chua. Người ta đem những con cá nhỏ như trê, nheo, trạch, trôi… mổ sạch mang, để nguyên con mà ướp. Loại cá to hơn như trắm, chép, mè thì cạo sạch vẩy, chặt ra thành từng khúc, tùy theo độ dài của con cá.

Đầu tiên, cá sẽ được làm sạch ruột, bỏ đầu, để ráo nước và trải qua khâu đầu tiên là muối cá, để cá săn lại. Người dân Lập Thạch sử dụng các loại vại sành, hoặc lọ thủy tinh cao cổ để đựng cá. Cứ một lớp cá, một lớp muối sao cho đúng định lượng 10kg cá hết 1,5kg muối. Lớp trên cùng của vại phải phủ kín muối, rồi dùng nan tre đan thật kín để không khí không lọt vào. Tùy vào trời nắng ráo hay âm u, người chế biến chọn vị trí thoáng mát nhất trong nhà để đặt vại cá muối. Sau từ 4-7 ngày, cá được gỡ ra khỏi muối, lúc này thịt cá tuy đã khá săn chắc, song vẫn phải dùng tay ép thật chặt mình cá để chảy hết nước. Sau đó đem cá ra nắng phơi cho se lại là được.

Giai đoạn 2 là “ủ” cá với thính (được làm từ ngô và đỗ tương rang xay thành bột). Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng và hết sức công phu mới có thể tạo ra món cá thính chua thơm ngon. Dùng tay nhồi bột thính khắp mình cá từ trong ra ngoài thật đều. Vại sành rửa lại cho sạch, để khô rồi xếp cá lần lượt vào vại. Mặc dù đã ướp thính khắp mình cá nhưng khi xếp vào vại, vẫn phải rây mỗi lớp cá thêm một lớp thính để cá không bị dính vào nhau khi chèn kín vại.



8F6_am-thuc.jpg


Cá thính Lập Thạch sau khi nướng


Để tạo độ thơm ngon, trong vại cá thính chua, người Lập Thạch thường cho thêm lá ổi bánh tẻ đã rửa sạch để ráo nước, lót quanh thành vại hoặc dùng rơm nếp khô chèn kín phía miệng vại. Sau đó, đậy vại bằng nan tre đan thật kín phía trên. Vì cá thính “chín” bằng cách yếm khí nên để đảm bảo tuyệt đối không khí không lọt vào, người ta úp ngược vại cá vào một tô nước sôi để nguội. Hằng ngày người ta phải "thăm” vại cá và chú ý thay nước ở tô. Cho đến khoảng 2 tuần sau, món cá thính mới trở nên chua và thơm ngon.



Từ dân dã thành đặc sản

Cá thính chua ngon khi gỡ ra khỏi vại phải có mùi thơm nức của thính gạo, vị chua chua của thính lên men và đặc biệt, thịt cá phải có màu hồng ngấu chín. Ngon nhất là đem cá thính chua nướng qua than hoa. Nhìn miếng thịt cá nóng hôi hổi thơm phưng phức cổ họng đã đánh ừng ực liên hồi. Vị chua mát, ngọt đậm đà của thịt cá khiến bất cứ ai cũng phải "rạo rực" đến run tay. Món này ăn cơm thì mau vét đáy nồi lắm. Riêng thính còn thừa có thể rang với mỡ lợn, cũng tạo thành món ăn ngon.
Cá thính muối chua-món ăn dân dã giờ đã trở thành đặc sản. Hiện tại, nhiều khu chợ tại Phú Thọ, Vĩnh Phúc và một số quán đặc sản tại Hà Nội bán món cá này với giá từ 70.000-100.000 đồng/kg. Tiếc là hương vị cổ truyền từ xa xưa đã không còn nữa. Nguyên nhân là cách làm xưa khá cầu kỳ và người làm phải là người khéo léo từ khâu chọn cá tới khâu “ủ” mới ra được sản phẩm thành công.

Tục ăn... đất ở Lập Thạch

- Tết đến, không chỉ lo sắm sửa bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, kẹo mứt, người dân Lập Thạch (Vĩnh Phúc) còn phải mua một ít đất để dành mời khách trong những ngày đầu năm mới. Thiếu món đất đãi khách có lẽ sẽ là điều sơ suất lớn.

image005.jpg


Hun khói đất để ăn


Đến Vĩnh Phúc, ngoài những danh thắng như Tam Đảo, Tây Thiên, Đầm Vạc... còn có Lập Thạch, nơi khiến du khách ngạc nhiên với món ngon người ta trịnh trọng mời nhau để mở đầu câu chuyện: đất.

to.jpg



Bà Lạc đang nướng đất tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam


Người dân Lập Thạch quí nhau tặng nhau món đất hun gói trong lá chuối. Món đất đi vào ẩm thực của nơi này từ bao giờ không ai còn nhớ, chỉ biết khi sinh ra và lớn lên, người Lập Thạch đã quen với mùi thơm nồng của lá sim, của cỏ tế quyện trong hương đất nồng nàn. Ăn đất được mô tả giống như ăn gan lợn, ngon, thơm và bùi... Trước khi vào mâm cơm, có người làm miếng đất cho thỏa cơn thèm rồi mới ăn cơm. Đi làm đồng, người ta mang theo đất để ăn ngoài ruộng, lúc ở nhà đất để ở đầu gi.ường cho tiện lúc thèm ban đêm.


Ngày nay, món đất đặc sản này vẫn được bán ở chợ1Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Dương, Yên Lạc... Những miếng đất được đựng trong chiếc rổ con con, ngày chợ đông thì đất là món “cháy hàng”.

Đất để ăn không phải cứ xắn ở ngoài vườn về là dùng được, thứ đất được ưa chuộng phải mềm mịn, không có sạn, nặng mùi bùn và có màu xám tro pha nâu đỏ. Người ta đào đất về rồi xắn ra thành miếng nhỏ khoảng 4-5mm, to cỡ hai, ba đốt ngón tay, đem phơi khô, nắng và gió làm cho đất đổi sang màu xám trắng.


Để ăn được, đất phải được hun bằng lá cây tươi có mùi thơm và nhiều dầu, dễ cháy. Cỏ tế, lá chè và cây sim là những loại cây đem lại cho đất mùi thơm đặc biệt nhất. Sau khi phơi khô, đất được xếp trên một giàn làm bằng gỗ và đan dây leo, bên dưới là một cái hố tròn, nông được đào để xếp cỏ và hun đất. Khi cỏ cây cháy hết cũng là lúc những miếng đất trên giàn đổi sang màu vàng sẫm, mùi khét thơm của khói quyện vào đất tạo nên một mùi hương rất khó tả.


30051515_baclac21.jpg


Bà Lạc đã ăn những miếng đất này.


Tất nhiên thứ quà quê độc đáo chỉ có ở vùng quê trung du Bắc bộ này nếu không quen bạn sẽ khó lòng nếm thử. Còn thói quen ăn đất của người dân nơi đây vẫn là một bí ẩn dành cho các nhà nghiên cứu
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Bánh tráng Phú Yên vừa lên thời sự hôm qua :)) k bánh tráng nơi nào ngon = PY ;))
Hà Nội có chả cá Lã Vọng đc tạp chí Time bầu chọn 10 nơi nên đến trước khi chết
Nghệ An Hà Tĩnh có gì thì k rõ chắc bánh đa với kẹo cu đơ. chỉ biết mấy hôm Tết về thấy nhà nào cũng có thịt me hun khói ;)) thịt bê ý mà =p~
n quê quá. chờ khi lấy chồng chắc có thêm quê
 
×
Quay lại
Top