Khó như...xin tiền ba mẹ

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
nd.jpg
Ảnh mang tính minh hoạHầu hết các teen được hỏi đều cho rằng, các bạn chỉ trò chuyện với ba mẹ về tiền bạc mỗi khi cần…xin tiền. Nhưng ngay cả ở việc này cũng chẳng phải là điều dễ dàng...
Ngoài những buổi học chính khoá, Hoàng Vũ (lớp 11 trường Củ Chi) còn đi học thêm, đóng tiền quỹ này, quỹ nọ. Dĩ nhiên khi ấy, Vũ buộc phải xin tiền mẹ. Nhưng hầu như lúc nào, cậu bạn cũng được “thắc mắc”: “Xin gì mà hoài vậy?”. “Mình toàn xin để đóng tiền học chứ có chi xài phung phí đâu. Mẹ không biết nên cứ “nhằn” hoài, khổ thiệt!”, Vũ tâm sự. Cùng “nỗi lòng” với Vũ, T.Dương (trường Nguyễn Hữu Tiến, Hóc Môn) thỉnh thoảng cũng bị ba mẹ la “tơi tả” khi xin tiền. Thậm chí, có khi ba mẹ bạn còn lưỡng lự, hỏi tới hỏi lui mới chịu “duyệt chi” dù Dương “cam kết” chỉ xin để đóng tiền học.
Chưa làm ra tiền nên muốn mua thứ gì, teen cũng phải xin ba mẹ. Nhưng với ba mẹ M.Dung (lớp 11 trường Nguyễn Hiền, Q.11) thì chỉ thứ gì thật sự cần, cô chú mới cho tiền bạn mua. Còn không, khỏi nhé! Bởi vậy, không ít lần, cô nàng đành “bái bai” những món đồ “ưng ý”. Còn Đức Huy (lớp 10 trường Củ Chi) thì gặp “nỗi khổ” khác. Đó là những khoản tiền phát sinh như đi sinh nhật bạn bè, uống nước…Với những khoản như thế, thật khó mà tìm ra lí do để thuyết phục ba mẹ chịu chi.
Ngược lại với những bạn này, có rất nhiều bạn muốn gì cũng được ba mẹ chìu chuộng. Báo chí từng đưa tin có bố mẹ đã chi hàng triệu đồng để teen mua vé xem Suju hay Big Bang hát. Rồi những món đồ chơi đắt tiền, điện thoại di động sành điệu hay quần áo, xe cộ…mà teen có được sau những lời “mè nheo” bố mẹ. Dĩ nhiên, điều này không xấu nhưng không ít bạn lại nhìn vào đó rồi suy ra ba mẹ “hẹp hòi” chẳng qua là do không thường mình.
Có con đang học cấp 3, chú Lanh (nhà ở Nhuận Đức, Củ Chi) cho rằng, ba mẹ “khó dễ” với con về chuyện tiền bạc cũng là muốn tốt cho con mà thôi. Theo chú, do chưa làm ra tiền, nhiều khi teen không hiểu được hết giá trị của nó nên cứ chi xài thoải mái, đến lúc không kiểm soát được dễ hành động nông nổi như “lén” lấy tiền ba mẹ. “Hơn nữa, bây giờ là thời buổi khó khăn, mọi thứ chi tiêu đều phải cân nhắc”, chú Lanh cho biết thêm. Vậy là có thể thấy, chuyện xin tiền ba mẹ khó hay dễ không phải vấn đề mà cái chính là giữa teen và phụ huynh có quá ít sự thấu hiểu. Điều này chỉ có được thông qua những buổi trò chuyện thẳng thắn nhưng cởi mở, chân thành giữa teen và phụ huynh. Khi ấy, mọi thứ hẳn sẽ còn là chuyện nhỏ!

Bí quyết dành cho bạn
Làm thế nào để có một cuộc trò chuyện thành công với ba mẹ với tiền bạc?

Chuẩn bị trước: mục đích cuộc trò chuyện là gì? (xin tiền để học thêm, đề nghị ba mẹ chỉ cho cách tiết kiệm, xin đi làm thêm…), những lí lẻ để thuyết phục và lựa chọn thời điểm thích hợp (tránh những lúc ba mẹ đang bận việc, căng thẳng hay không vui…)

Nói sao đây nhỉ?
Có thể bắt đầu bằng việc hỏi han về gia đình, công việc của ba mẹ (chẳng hạn, Mẹ ơi, dạo này con nghe nói vật giá leo thang lắm, mẹ đi chợ chắc đau đầu lắm…), kể một chuyện liên quan đến điều mình định nói (ví dụ, nếu đi làm thêm, có thể kể bắt đầu bằng câu chuyện của bạn A đi làm thêm mà vẫn học giỏi,…) hoặc bày tỏ thẳng ý định của mình.

Thuyết phục:
Muốn thuyết phục thành công, bạn cần chứng tỏ cho ba mẹ thấy việc bạn đề nghị là cần thiết, có thể nêu rõ khó khăn, thuận lợi hoặc những giải pháp (nếu đó là một kế hoạch hoặc dự án).


Kiên nhẫn và giữ thái độ tôn trọng.
Có thể lúc đầu ba mẹ bạn chưa quen, chưa hiểu được điều bạn thực sự muốn nói nên sẽ gắt gỏng hoặc bác bỏ ngay. Nhưng nếu bạn nói chuyện nhẹ nhàng, tình cảm nhưng vẫn thể hiện sự nghiêm túc, bạn sẽ tạo được không khí thoải mái hơn và ba mẹ vẫn cảm thấy tầm quan trọng của cuộc nói chuyện.


Nói đi đôi với làm:
Khi đã thuyết phục được ba mẹ, bạn cần thực hiện đúng những gì mình dự định/hứa. Điều này sẽ tạo được sự tin tưởng, tôn trọng từ ba mẹ dành cho bạn cũng như giúp bạn hình thành được thói quen tốt.


(Theo tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh THPT)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top