Khi sinh viên "tắt lửa đam mê"

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Có những lúc bạn chán cả đam mê của mình, nhưng đó chính là thử thách, xem bạn có đủ sức vượt qua.
Rất nhiều bạn quyết tâm theo đuổi đam mê thay vì chọn ngành theo phong trào. Họ học vì họ, học với niềm hứng khởi thật sự. Nhưng dần dà, họ bắt đầu chán nản, có ý định bỏ cuộc, vì sao?

“Xung đột vai trò”

Mỗi chúng ta đều có rất nhiều vai trò trong xã hội. Khái niệm “xung đột vai trò” chỉ ra rằng, khi bạn phải làm nhiều việc cùng lúc, bạn không thể nào hoàn thành được các việc này trọn vẹn trong cùng một khoảng thời điểm nhất định, và sự “xung đột” diễn ra. Chẳng hạn như bạn vừa đi học, vừa đi làm, vừa phải làm việc nhà, chắc chắn sẽ nảy sinh mâu thuẫn và bạn chỉ có thể ưu tiên việc quan trọng hơn. Nhưng với những bạn trẻ, họ không xác định được nên “giữ” cái gì và “bỏ” cái gì.

Ý Thiên (sinh viên năm 3 ĐH Y Dược) học tập rất chăm chỉ vào năm 1 và năm 2, thường xuyên nhận được học bổng. Cậu có sự đam mê và hứng thú với ngành Y, tuy nhiên cậu cũng thích viết lách. Khi Thiên bắt đầu cộng tác cho một tạp chí, “xung đột vai trò” bắt đầu. Việc học Đại Học đã rất áp lực, đặc biệt là với ngành Y, tuần nào cũng có kiểm tra, nhưng Thiên phải hoàn thành khoảng 3 bài viết một tuần. Các bài viết đó đa số phải đi thực tế. Thiên cũng nhận tham gia khá nhiều hoạt động của Đoàn. Dần dà, Thiên không còn hứng thú trong học tập, cũng chẳng muốn viết lách nữa. Mọi thứ chỉ đơn giản là trách nhiệm và hiệu quả giảm đi thấy rõ. “Đến giờ mình thật sự chán nản về bản thân. Ngay cả đam mê của mình, tưởng như mình sẽ theo đuổi nó đến cùng, vậy mà hiện tại mình lại muốn vứt bỏ. Mình khá chán nản và stress. Bây giờ mình phải lựa chọn cái nào đây, khi mình chán học và không có hứng thú ở bất kì điều gì khác?” – Thiên chia sẻ.

2-824612-4792.jpg


Phải làm đi làm lại những việc mà họ không muốn

C.L (sinh viên năm 3 khoa báo chí trường ĐH KHXH & NV) chia sẻ: “Mình học báo chí và xác định sau này ra trường sẽ làm cho những tờ tạp chí giải trí dành cho giới trẻ. Nhưng khi đi học, mình bị bắt buộc phải viết những bài nghị luận báo chí, phóng sự xã hội, và thường xuyên phải viết kịch bản cho những môn liên quan đến truyền hình. Mình tự tin khi viết ở mảng văn hóa nghệ thuật, nhưng khi đi học mình không được viết những thứ đó. Bị làm một cách ép buộc, mình dần…chán nghề”.

Còn M.D (sinh viên năm 2 ĐH Kiến Trúc) quyết định nghỉ học giữa chừng để xác định rõ đâu là đam mê của mình. D thích vẽ, nhưng khi đi học thì không chịu nổi áp lực khi luôn phải vẽ đi vẽ lại theo khuôn khổ để nộp bài tập, để qua môn. “Mình chỉ có thể vẽ được khi có cảm hứng. Chắc mình quá tự tin rồi. Mình có đam mê nhưng không phải lúc nào cũng kiên nhẫn với nó”.

Nên dừng hay tiếp tục?

Rất nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa “đam mê” và “sở thích”. Sở thích, bạn chỉ muốn làm khi bạn cảm thấy dễ chịu, vui vẻ. Còn đam mê, cho dù có nhiều chướng ngại vật đi nữa, bạn cũng không từ bỏ. Những bạn tự khiến đam mê của mình bị “tắt lửa” là do họ không biết cách nuôi dưỡng đúng cách.

Nhiều bạn từ bỏ đam mê, nhưng rồi bắt đầu lại vì không thể sống thiếu nó. Nhưng với nhiều bạn, họ có quá nhiều đam mê và không muốn từ bỏ cái nào. Từ đó xảy ra xung đột vai trò, chính họ tự “giết” đam mê của mình.

Ở mỗi giai đoạn nào đó, bạn chỉ được chọn 1: ưu tiên điều quan trọng hơn. Sẽ có những lúc, bạn chán cả đam mê của mình, nhưng đó cũng là lúc để thử thách, xem bạn có đủ sức vượt qua để theo đuổi điều mình mong đợi. Khi bạn bỏ cuộc, bạn sẽ thất bại. Còn bạn quyết tâm cho dù có bao nhiêu khó khăn, thì sẽ đến lúc, bạn nhận ra rằng những gì bạn bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng.
Theo Mực Tím
 
×
Quay lại
Top