Khi sinh viên đi làm môi giới bất động sản

davidbui

Thành viên
Tham gia
22/8/2016
Bài viết
1
Sinh viên làm môi giới bất động sản không còn là câu chuyện quá hiếm hoi nữa mà đang dần trở thành 1 trào lưu của một nhóm sinh viên đặc biệt. Họ - những chàng trai cô gái còn đang ngồi trên ghế giảng đường sẵn sàng chấp nhận những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, với mơ ước và hoài bão về một tương lai tốt đẹp hơn.

sinh-vien-lam-moi-gioi-bds.jpg

Sinh viên làm môi giới bất động sản

Trắng tay và âm vốn.

Nguyễn Thế Tài, chàng trai sinh viên trường đại học ngoại thương HCM, sau khi tham gia một số khóa học về kỹ năng chuyên môn về BĐS trong thời gian ngắn, đã quyết định dấn thân vào nghề môi giới nhà đất. Chàng trai thường xuyên đăng tải những thông tin rao bán đất lên trên Internet với hy vọng kiếm khách. Thông tin từ Internet nếu đến được khách hàng tiềm năng, họ sẽ gọi điện đến và được đưa đi xem nhà. Là một người kết nối giữa bên mua và bên bán, Tài sẽ đóng vai trò là tư vấn viên, đưa ra những lợi ích dành cho khách hàng khi mua sản phẩm, đồng thời là một hướng dẫn viên, đưa khách đi thăm nhà và các cơ sở hạ tầng. Hoa hồng 1% - 2% trên tổng giá trị thương vụ sẽ là thành quả xứng đáng cho những công sức mà anh bỏ ra. Tuy nhiên, nếu hợp đồng không được ký kết, công sức của chàng trai sẽ thành công cốc.

Một trong những vị khách mà Tài nhớ mãi, đó là một phụ nữ trung niên. 4 tháng trời ròng rã dẫn khách đi xem vài chục căn nhà mà vẫn không thuyết phục được vị khách này móc hầu bao. Nguyên nhân là do ... chồng chị ấy chưa đồng ý. Và câu trả lời này dường như cũng là một phương án từ chối khéo mà nhiều người áp dụng.

Vốn chưa có, kinh nghiệm chưa nhiều, khả năng ăn nói chưa tốt... đó cũng chính là lý do dễ hiểu giải thích tại sao những chàng trai như Tài nhanh chóng dứt tình với nghề. Bên cạnh đó, một số sinh viên năng động, có tư duy nhạy bén và khả năng kiên trì cao vẫn tiếp tục lựa chọn con đường của mình.
Áp lực công việc.

Đầu tiên là việc học hành, khi các chàng trai cô gái vừa phải lo bài vở ở trường, vừa phải lo áp lực công việc. Không đơn giản như những ngành khác, dân môi giới bất động sản không thể "một phát ăn ngay" mà cần nhiều thời gian hơn để thuyết phục khách hàng đồng ý do giá trị của sản phẩm thường rất cao.

Tiếp đến là những áp lực về gia đình. Khi biết con mình tham gia vào các dự án này, các bậc phụ huynh vì yêu thương và lo lắng đã ra sức ngăn cản. Nhiều bậc phụ huynh còn cắt luôn các khoản viện trợ hàng tháng, kiểm soát thời gian và thậm chí lên tận công ty để yêu cầu sa thải con mình.

Vinh Quang
Bất chấp những áp lực lớn như vậy, những nam thanh nữ tú có ý chí và quyết tâm cao sẵn sàng vượt qua tất cả để đến được vinh quang. Và anh Tài là một ví dụ như vậy.

Chi phí sinh hoạt hàng tháng, tiền điện thoại, tiền xăng, tiền coffee trước đây được các công ty BĐS hỗ trợ một phần thì nay đều bị cắt giảm, Phương phải đi làm gia sư cho học sinh lớp 7 để có tiền nuôi sống bản thân và trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Anh tâm sự, nhiều khi đang trên giảng đường có khách gọi, anh cũng phải hối hả xin về sớm để dẫn khách. Rồi những buổi đêm hôm vất vả đến tận 10,11 giờ vẫn chưa được về. Anh cho biết nếu không vì đam mê, có lẽ bản thân cũng đã gục ngã.

Một thời gian dài làm việc gần như không công như vậy, Phương đã xây dựng được cho mình một mối quan hệ bền vững với rất nhiều khách hàng thân thiết, những kỹ năng ngoại giao và khả năng ăn nói tăng lên đáng kể. Và đó cũng chính là những "kho kỹ năng mềm vô giá" mà bất cứ các bạn sinh viên nào đều mơ ước đạt được. Song song với sự phát triển của bản thân, nguồn thu nhập từ công việc này bắt đầu chảy vào túi của anh một cách thường xuyên và ổn định hơn. Những mục tiêu lớn lao đã bắt đầu xuất hiện con đường sáng.

Trời không phụ lòng người, nếu bạn kiên trì với con đường đã chọn, miễn là con đường đó không làm hại đến ai.

PS:// Trong diễn đàn này bạn sinh viên nào đã và đang làm môi giới bất động sản không ạ? Có thể giao lưu chia sẻ một số ý kiến được không ạ?
 
Quay lại
Top