Khi cộng đồng mạng đùa quá lố

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Thưa các bạn độc giả GenK, ngay sau khi chùm ảnh về “fan cuồng T-Ara” tại Việt Nam bị cộng đồng cư dân mạng “chế” ảnh được đăng tải, chúng tôi đã nhận được không ít những lời bình luận cũng như góp ý của các bạn độc giả. Hầu hết những bình luận ở cuối bài viết đều chỉ biểu hiện và cho rằng việc những cư dân mạng sử dụng Photoshop để ghép ảnh là hài hước và thư giãn.

Thế nhưng, trong số những comment đó, vẫn tồn tại những bình luận nổi bật hơn cả, khiến cá nhân tôi phải chú ý đó chính là những bình luận với nội dung phê phán những hành động đùa cợt cậu bạn được cộng đồng gọi là “T-Ara fanboy” đã xuất hiện trong bài viết trước. Theo những bình luận này, thì những trò đùa của cộng đồng mạng đã dần trở nên quá lố và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chính nạn nhân sau này.

669088-1-90b06-14293.jpg


Những bình luận này khiến bản thân tôi cũng không khỏi suy nghĩ. Rốt cuộc thì sau những tràng cười sảng khoái cho những cư dân mạng thông qua những bức ảnh được ghép một cách hài hước đến mức có phần tục tĩu, thì chúng ta còn lại gì? Liệu những “người trong cuộc” sau những bức ảnh đó có còn tiếp tục được cuộc sống bình thường hay không? Chúng ta sẽ thử xem qua một số ví dụ cả trong lẫn ngoài nước để có cái nhìn đúng đắn nhất.

Lang thang trên những trang web nơi những cư dân mạng có thể đăng tải những bức ảnh hài hước, ví như 9Gag chẳng hạn, đôi khi chúng ta lại thấy một vài người đã trở thành nạn nhân của trò đùa trên mạng theo kiểu nhờ những người bạn trong cùng một diễn đàn chỉnh sửa hộ một bức ảnh. Thế rồi những thành viên với đầu óc tếu táo đã quyết định chiều lòng “nạn nhân”, nhưng theo một hướng mà họ không hề muốn.

Một số trường hợp khác thì cộng đồng mạng tìm ra một bức ảnh với bộ mặt hài hước và đem chúng đi ghép với đủ những nội dung và sắc thái khác nhau, tuy nhiên chúng đều mạng nội dung hài hước và gây cười cho người khác. Ví dụ, nếu bạn là một netizen chính hiệu, thì chắc chắn bạn sẽ chẳng lạ gì hai anh chàng người Trung Quốc trong bức ảnh dưới đây:

669088-ca-thang-tu-1-14293.jpg


Đó là ở nước ngoài. Ở Việt Nam, với cộng đồng lên đến gần 30 triệu người sử dụng internet, công với dân số trẻ thì rõ ràng là những trào lưu hài hước sẽ không thiếu chỗ đứng cũng như những cái đầu “sạn” sẽ không thể bỏ qua cơ hội chứng tỏ khả năng, mà tất cả chỉ dẫn đến những tràng cười sảng khoái của những cư dân mạng khác, trong đó có cả chính chúng ta.

Nhiều người hẳn còn nhớ vài năm về trước, cộng đồng mạng có một thời gian “sôi sục” vì một chuỗi những bức ảnh của một cô nàng học cấp ba mà cộng đồng đặt tên là “Hot girl Thắm Tây”. Những bức ảnh thời học sinh hồn nhiên, vô tư trêu đùa cùng bạn bè đã bị không ít người chê bai, dè bỉu là “”, “đú đởn”, để cô bạn này một thời gian phải mang không ít tai tiếng. Thế nhưng “hot girl” của chúng ta, cô bạn có tên Ngọc Anh, nhờ có nghị lực mạnh mẽ đã vượt qua mọi sự đùa cợt có phần quá lố này của một bộ phận cư dân mạng để tiếp tục sống và học tập như bao người khác. Thế nhưng GenK có thể chắc chắn một điều rằng, không phải ai cũng có khả năng và nghị lực như Ngọc Anh. Một vài trò đùa đi quá giới hạn hoàn toàn có thể là cú sốc cho không ít bạn trẻ.

669088-30704640885440b2f0cd-14293.jpg
"Thắm Tây" của ngày xưa

669088-d363f2f4-de47-4521-b6df-70e77d057e71-14293.jpg

Và một Ngọc Anh hoàn toàn khác sau 4 năm ròng

Gần đây hơn thì là trường hợp của một nhân vật được các netizen gọi với cái tên “Phồng Tôm”. Sự tích về nhân vật này có thể nhiều người đã biết, nhưng GenK cũng xin được kể lại một phần câu chuyện cho những ai chưa được biết gốc gác của bức hình có thể coi là “bị ghép nhiều nhất trên internet” tại Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Trong một topic trò chuyện trên diễn đàn vozforums, một thành viên có tên “Phong Tom” đã đăng tải bức hình của một người không rõ danh tính và nhận đó là ảnh của mình. Gần như ngay lập tức, nhiều thành viên của diễn đàn này đã “trổ tài”, ghép mặt người này vào không ít những bức hình khác, tạo ra một trào lưu hài hước không chỉ ở diễn đàn vOz, mà còn ở nhiều trang web khác, trong đó có cả Facebook.

669088-01-14293.jpg


Thế nhưng bên cạnh những bức hình hài hước, không ít người đã “chế” ra những bức ảnh với nội dung tương đối dung tục và phản cảm, gây khó chịu cho người xem. Về sau mọi người mới biết, danh tính thực sự của người bị coi là “Phồng Tôm” là một người tên Phú, sinh năm 1986. Hiện tại thì anh Phú đã biết về trào lưu này của cộng đồng nhưng vẫn không hề lên tiếng. Kỳ thực, “nhờ” vào cộng đồng mạng, anh Phú đã trở nên “nổi tiếng”, nhưng sự nổi tiếng của anh không hề đi theo chiều hướng tích cực một chút nào.

Và mới đây nhất là câu chuyện của cậu bạn nam đã khóc nức nở khi ra sân bay đón thần tượng T-Ara mà GenK đã có dịp chia sẻ với các bạn độc giả. Trong số những bức ảnh được chỉnh sửa photoshop, có không ít những bức ảnh phản cảm mà vì nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan, chúng tôi không tiện đăng tải. Những bức hình này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cá nhân của người trong bức hình, giống như hai ví dụ mà GenK đã đưa ra ở phần trên của bài viết.

669088-20121127135399492106079-4d8d8-944bc.jpg


Từ đó suy rộng ra, đùa cợt trên mạng là điều không ai có thể tránh khỏi, thế nhưng cách thực hiện những trò đùa ra sao để không gây bất kỳ hậu quả nào đáng tiếc cho những người khác, đặc biệt là những người chúng ta không hề quen biết lại là điều mà GenK nghĩ rằng bất kỳ ai sử dụng internet cũng cần được trang bị. Đã từng có trường hợp một cô bé 15 tuổi, tên Natasha McBride đã phải tự tử vì không thể chịu nổi những trò đùa, những lời giễu cợt và những tin nhắn ác ý trên Facebook. Hy vọng rằng chúng ta sẽ không phải chứng kiến bất kỳ một câu chuyện đau lòng tương tự nào xảy ra tại Việt Nam. Và điều cuối cùng, hơi giáo điều một chút nhưng chúng tôi vẫn muốn nhắn gửi tới các bạn: “Mọi thứ đều có giới hạn của chúng”.
Theo GenK
 
×
Quay lại
Top