Khi anh hùng cũng là kẻ phong tình

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Nhiều người trẻ hôm nay dùng những cái ảo trên màn ảnh để làm tiêu chuẩn sống ngoài đời thật...

Chỉ với một cú nhấp chuột, ai cũng có thể dễ dàng mục kích tận mắt cảnh nóng của một đôi trẻ đang đầu ấp tay gối đầy mặn nồng và lãng mạn. Người ta cũng có thể được chứng kiến pha hành động gay cấn của người anh hùng nào đó đang cố gắng cứu cả thế giới và một mỹ nhân đang lâm nguy.

Đơn giản và quen thuộc hơn là pha rùng rợn máu thịt mà nếu chợt giật mình lúc nửa đêm và nhớ lại thì bạn không tài nào ngủ được.

Tuy nhiên, nếu chịu khó xem tiếp và tìm hiểu cốt truyện, bạn sẽ dễ dàng nhận ra cặp tình nhân đang làm chuyện người lớn đó hoàn toàn không phải là vợ chồng. Họ chỉ tình cờ gặp nhau trong một buổi dã ngoại hoặc bữa cơm trưa công sở. Đó có thể nhận định là tình yêu sét đánh.

Cảnh tiếp theo, họ có thể đưa nhau lên gi.ường như vợ chồng, sau đó đường ai nấy đi. Thật đơn giản và đúng với tâm lý hiện nay: "Yêu hết mình và hy sinh tất cả".

Còn vị anh hùng kia? Chẳng qua chỉ là một gã trai buông thả và gần như không hề có mục đích sống, thế nhưng trong một tình huống bất đắc dĩ đã buộc anh ta trở thành anh hùng.

Và trong quá trình hoàn thành sứ mạng, anh ta vẫn mang một phong cách “bụi bặm” để đạt được mục tiêu "tay cầm chai rượu, miệng phì phèo điếu thuốc, phun nước bọt mọi nơi, chửi thề mọi lúc, sẵn sàng lang chạ với mọi thành phần và xem mạng người như cỏ rác".

Điều này được nhiều người hâm mộ và coi là hình tượng vì dám sống thật với chính mình dù tốt hay xấu, đúng hay sai, miễn sao hoàn thành sứ mạng. Cách đạt được mục tiêu không quan trọng vì thành quả của mục tiêu sẽ che phủ hết tất cả.

Còn cảnh rùng rợn kia thường bắt đầu từ một nhóm bạn trẻ thích phiêu lưu, mạo hiểm và muốn thử những thứ mới lạ, bất chấp hậu quả. Tất cả chỉ để thoả mãn khát khao bứt phá ra khỏi cuộc sống kỷ luật và khuôn phép đời thường để được thể hiện bản lĩnh sống và cái tôi của bản thân: không ràng buộc, không trách nhiệm, không người thân.

hoc-tieng-anh-qua-phim-2-6083-5092-7627-1413861460.jpg

Hãy trở thành những khán thính giả khôn ngoan, không chỉ biết phê bình tác phẩm mà còn là người suy xét sâu sắc để có thể phân định được giữa cái ảo và cái thật, cái nên loại bỏ và cái nên tiếp thu.
Một lối sống mới nghe sẽ rất kích thích vì nhiều người cho rằng đó mới thật sự là tự do. Tất cả những thứ ấy đều hoàn hảo trên màn ảnh. Vì sao? Bởi vì trên màn ảnh chỉ cho người ta thấy một nửa của sự thật. Màn ảnh chỉ cho người ta thấy sự kh.oái lạc và vinh quang ảo của những hành động được gọi là "cool" nhưng lại giấu đi hậu quả khôn lường nếu nó xảy ra trong đời thật.

Ví dụ, trên màn ảnh chỉ cho người ta thấy t.ình d.ục đầy đam mê và hưng phấn nhưng lại không chiếu tiếp cho người ta biết phía sau của khoái cảm nhất thời đó là sự đau đớn của việc nạo phá thai, hoặc tồi tệ hơn có thể dẫn đến vô sinh.

Màn ảnh cũng cho người ta thấy t.ình d.ục chỉ đơn giản là "thích thì nhích" từ hai phía nhưng lại không cho người ta biết được cảm giác thật đầy bất an và mất giá trị trong người nữ sau lần quan hệ đầu tiên, ngoài hoặc trước hôn nhân. Hay như cảm giác hạnh phúc và thầm tôn trọng của người nam khi tìm được người bạn đời biết giữ gìn đến giờ phút cuối cùng.

Màn ảnh chỉ dừng lại ở ánh hào quang sau những hành động "điên rồ" của “vị anh hùng” vì đã cứu được cả thành phố và một mỹ nhân nhưng không hề nói tiếp rằng người ta chỉ biết ơn anh vì những gì anh đã làm chứ không tôn trọng anh do lối sống bừa bãi đó.

Chưa hết, hào quang của thành quả vẫn không giúp che đậy và bào chữa hết cho những hành động vi phạm luật pháp như đập phá cách vô tội vạ hay tước đi mạng sống của người khác quá đơn giản và dễ dàng.

Điều đáng buồn là một bộ phận không nhỏ trong xã hội ngày nay lại nhìn nhận những cái ảo đó như một phần trong giá trị thật ở ngoài đời.

Nhiều người trẻ hôm nay dùng những cái ảo trên màn ảnh để làm tiêu chuẩn sống ngoài đời thật. Họ không chỉ chịu sự ảnh hưởng về thời trang hay văn phong giao tiếp từ thế giới ảo mà hơn thế nữa, cái ảo đã và đang trở thành kim chỉ nam cho thế hệ trẻ với suy nghĩ rằng "sống như vậy mới đúng là sống" hoặc "cuộc sống ý nghĩa là phải như vậy."

Tất cả là do chúng ta không còn phân biệt được đâu là ảo và đâu là thật để định giới hạn ảnh hưởng của những hình ảnh đó trên cuộc đời thật của chính mình, dẫn đến việc chúng ta để những cái ảo trên màn ảnh tự do hình thành nên con người và nhân cách thật của chúng ta ngoài đời.

Kết quả là xã hội phải gánh chịu các hậu quả của các trào lưu như sống tự do đến mức buông thả, hoặc là chính mình đến mức ích kỷ và vô tổ chức, hoặc "bầy đàn" đến mức không định hướng.

Phim ảnh được làm ra với mục đích đầu tiên và duy nhất là giải trí, nhưng nó sẽ vượt qua giới hạn cho phép đó để trở thành một công cụ truyền bá văn hoá, giá trị và hệ tư tưởng thành công khi người ta chỉ biết tiếp nhận mà thiếu suy xét.

Nếu kêu gọi trách nhiệm, chúng ta không thể trách phim ảnh nhưng nên trách chính mình vì chúng ta không thiết lập bộ lọc trong hệ tư tưởng của chính mình trước.

Cho nên, hãy trở thành những khán thính giả khôn ngoan, không chỉ biết phê bình tác phẩm mà còn là người suy xét sâu sắc để có thể phân định được giữa cái ảo và cái thật, cái nên loại bỏ và cái nên tiếp thu. Có như vậy thì những giá trị thật trong cuộc sống của chúng ta mới không trở nên ảo và rẻ tiền.

Theo VnExpress​
 
Là xấu hay tốt đều do mục đích của từng người. Kẻ xấu bây giờ thì đầy rẫy, người ngụy biện bằng câu nói "là chính mình" lại càng nhiều vô số. Có thể do vô ý, hoặc là "lạc đường tư tưởng" mà những con người này đã trở nên như thế này...

"Kẻ làm việc xấu mà biết mình xấu không nguy hiểm bằng kẻ làm việc xấu mà lại không biết đến hậu họa của nó."
- Bài viết này có thể được đăng tải ở nhiều nơi, chia sẻ cho nhiều người. Nhưng để những người trong-bùn-lầy có thể thay đổi mà không phản bác thì thật khó... vì cái xấu, những tư tưởng sai lạc đã ngấm vào máu của những con người này quá lâu rồi. Và thêm một điều nguy hiểm nữa, người dân Việt Nam chúng ta rất ít chịu đọc sách và... lười.

- ly quoc Anh thì sao?
 
ly quoc Chính xác. Điều chúng ta nên làm (theo những gi em biết) là chỉ nên phê bình về những gì xấu mà họ làm, từ một người thì không thể qua hành động của người đó mà phê phán con người, nhân cách của họ. Làm như vậy thì chẳng những không kéo được những người đó ra khỏi vũng bùn lầy mà còn đẩy họ vào sâu trong đó hơn... Nói cách khác, chúng ta không thể chà đạp nhân cách và con người của một người chỉ qua cách họ hành động.
 
Pagodasto Bản chất con người vốn không xấu, có thể do bị tác động việc gì đó mà trở nên xấu, nếu được cảm hóa thì có khả năng họ sẽ hoàn lương, điều này XH giờ không thiếu...Nhưng đáng sợ là ai đó vì lợi ích cá nhân cố tình làm việc ác đến nỗi mất hết nhân tính, dù có tình thương lớn đến đâu cũng khó mà thay đổi được bản chất của họ, và đáng sợ là XH vẫn không ít hạng người này.
 
ly quoc Và xã hội chúng ta cũng có nhiều người trở nên lý tính quá nên nhiều người cũng phải bị thiệt thòi, hoặc là muốn hoàn lương nhưng không thể. "Giá như"... chúng ta đã biết yêu thương một chút, đồng cảm một chút, thấu đáo một chịu và quan trọng hơn cả: Chịu trách nhiệm cho những việc mình đã làm, cuộc đời mình.
 
Pagodasto Cái đó em phải gọi là kỳ thị mới đúng, những người sau khi thụ án ra về rất khó hòa nhập với cộng đồng vì mọi người lúc nào cũng nhìn họ bằng con mắt soi mói khinh rẻ.
 
ly quoc Trong thâm tâm hầu hết những người đó cũng đã nghĩ rằng bản chất của những người này là thế thôi.
 
ly quoc Không ạ. Mà là cẩn thận trước khi muốn biết việc nào là đúng hai sai để rồi tiếp thu nó hay lan tỏa nó.
 
Pagodasto em ơi không phải lúc nào em cũng cầm kính lúp mà soi để tránh sai lầm, đôi khi do chủ quan mà mình mắc phải, cũng như em cảnh giác với người từng là tội phạm nhưng em không đủ khả năng đó chỉ do bản thân họ tự giác mà thôi.
 
ly quoc À. Hình như ta hiểu ý sai của nhau rồi... việc chúng ta nhìn nhận một người thế nào. Hay khi chúng ta làm việc gì cũng cần phải cẩn thận. Không nên chỉ lúc nào thấy việc mà "dư luận bảo xấu" thì ta cũng "bảo xấu", hay "người người tâng bốc" thì ta cũng tham gia theo phong trào. Cũng không nên dễ dãi quá mà lúc nào bị lừa cũng không hay, như vậy chẳng khác nào "nói giáo cho giặc". Cũng giống như việc anh bảo là "do anh thấy, anh biết nên mới dám nói", đó cũng là cẩn thận đấy.
 
Pagodasto Hì anh hiểu ý em có điều nói chệch sang hướng khác thôi, khổ nổi con người bây giờ sống vô cảm quá theo bản năng bầy đàn nên họ không thèm xem người ta có thật sự xấu hay không, cứ thấy mọi người chê là hùa vào chửi bới, còn xu nịnh cũng khỏi chê dù biết họ xấu nhưng bản thân được lợi thì dại gì không nịnh, người như anh em mình giờ phải gọi là hàng hiếm đó.
 
Pagodasto Nhưng khổ lắm phải không vì cứ đi ngược với mọi người với số đông.
 
ly quoc Đành chịu thôi. Ít nhất chúng ta cũng không phải một mình.
 
×
Quay lại
Top