Khi 4 nhu cầu cốt lõi được đáp ứng thì năng suất cải thiện đáng kể

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824


Hằng năm, các công ty tốn hàng triệu đôla để cố gắng tìm ra những cách cải thiện năng suất của người lao động. Câu kết luận của những nỗ lực đó luôn luôn giống nhau: Cách mà con người cảm nhận về công việc có ảnh hưởng sâu sắc đến họ làm việc như thế nào.

Quan điểm chìa khoá là sự dấn thân – mức độ nhiệt huyết và sự cống hiến mà người lao động cảm nhận đối với công việc của họ.

Theo một cuộc thăm dò Gallup năm 2013 về tình trạng ở nơi làm việc của Mĩ, chỉ có 30% số người lao động ở Mĩ cảm thấy dấn thân trong công việc.

Để xác định điều gì quyết định mức độ dấn thân vào công việc của một nhân viên, Tony Schwartz, giám đốc của The Energy Project và Christine Porath, trợ lý giáo sư ở trường kinh doanh McDonough của đại học Georgetown hợp sức để thực hiện cuộc khảo sát với hơn 20,000 nhân viên có những chức vụ sản xuất, dịch vụ tài chính và cổ cồn trắng. Họ phát hiện thấy bất kể vị trí làm việc hoặc ngành nghề, những người lao động có sự thoả mãn và năng suất làm việc lớn hơn khi 4 nhu cầu cốt lõi được đáp ứng. Các nhà lãnh đạo công ty càng hỗ trợ hiệu quả nhân viên của họ đáp ứng được 4 nhu cầu đó thì nhân viên càng làm việc có năng suất hơn, họ càng trung thành với chủ và họ càng ít bị stress trong công việc. Trong thực tế, các nhu cầu đó càng được thoả mãn thì càng có tác động lớn đến thành tích ở nơi làm việc.

4 nhu cầu cốt lõi

Mục đích: Có cơ hội làm việc mà một người làm tốt nhất, và biết rằng nó quan trọng.

Yếu tố này có tác động lớn nhất lên thành tích của người lao động. Những người tin rằng công việc của họ quan trọng trong một “bức tranh lớn” thì họ có khả năng ở lại với tổ chức của họ cao gấp 3 lần, sự thoả mãn với công việc cao hơn 1.7 lần và dấn thân với công việc hơn 1.4 lần. Nói cách khác, con người làm việc không chỉ vì tiền. Họ làm việc để cảm thấy việc họ đang làm tạo ra một sự khác biệt cho công ty của họ và thế giới bên ngoài công ty họ.

Cảm thấy được coi trọng và cảm kích vì những đóng góp của một người

Những nhân viên có người quản lý hỗ trợ thì có khả năng ở lại với tổ chức 1.3 lần và dấn thân hơn 67%. Chúng ta không chỉ muốn cảm thấy việc chúng ta làm là quan trọng, mà còn muốn những người có vị trí quyền lực đối với chúng ta trong tổ chức ghi nhận việc chúng ta làm là quan trọng và chúng ta đã hoàn thành tốt công việc của chúng ta.

Cơ hội tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất của một người.

Tin tốt là các nhân viên dấn thân hơn 50% khi họ cảm thấy họ có cơ hội tập trung mỗi lúc một việc, và kiểm soát được khi nào và ở đâu nhiệm vụ được hoàn thành. Tin xấu là chỉ có 20% số người trả lời nói rằng công việc của họ trao cho họ kiểu cơ hội này.




Các cơ hội nghỉ giải lao thường xuyên trong công việc

Nghỉ giải lao sau mỗi 90 phút mang lại mức độ tập trung cao hơn 30% so với những người không nghỉ giải lao hoặc chỉ giải lao một lần mỗi ngày. Những cuộc giải lao cũng nâng cao suy nghĩ sáng tạo khoảng 50%, và cảm giác khoẻ mạnh và hạnh phúc khoảng 46%. Số giờ làm việc hợp lý cũng quan trọng. Khi con người làm việc quá 40 giờ một tuần thì họ càng làm việc kém hơn, và họ càng ít dấn thân.

Bạn có thể làm gì để trở nên dấn thân hơn

Bạn có thể muốn đi đến văn phòng của sếp bạn với mục đích cho ông ấy xem những dữ liệu đó và đòi hỏi nhà quản lý cần tiến hành các bước tích cực để cải thiện sự nhiệt huyết với công việc của nhân viên.

Một cách tiếp cận hiệu quả hơn đó là kiểm soát sự dấn thân làm việc của riêng bạn. Bây giờ thì bạn đã biết 4 yếu tố sẽ làm bạn cảm thấy dấn thân hơn trong công việc, bạn có thể tiến hành các bước thoả mãn các yếu tố này.
Mục đích: Theo tác giả có sách bán chạy nhất thế giới Jon Gordon,

…có một quan điểm sai lầm trong xã hội chúng ta, là để sống một cuộc đời có mục đích, chúng ta phải rời bỏ công việc của chúng ta và đi xử lý nạn đói trên thế giới, giúp đỡ những người vô gia cư, đi đến châu Phi hoặc bắt đầu một việc từ thiện. Dù những việc đó đều đáng quý, thì đối với nhiều người trong chúng ta, mục đích lớn hơn của chúng ta có thể được tìm thấy ở đây và ngay bây giờ, trong công việc chúng ta có, trước mặt chúng ta. Và khi chúng ta tìm thấy và sống theo mục đích này, nó sẽ đem lại sự khích lệ lớn nhất cho một cuộc sống đầy ý nghĩa.

Quan điểm của Gordon là bất kể bạn đang có công việc gì lúc này, bạn vẫn có thể tìm thấy mục đích trong công việc đó. Một nơi để bắt đầu đó là câu khẳng định sứ mệnh của công ty bạn. Câu đó nên miêu tả súc tích những mục tiêu, mục đích và khách hàng của công ty. Theo cuộc thăm dò Gallup 2013, chỉ có khoảng một nửa các nhà quản lý và 1/3 số nhân viên ở cấp độ không phải quản lý hiểu được công ty của họ bênh vực điều gì, và điều gì làm nó khác biệt so với những đối thủ. Thật khó để có cảm giác về mục đích trong công việc nếu bạn không biết công việc của bạn phù hợp với “bức tranh lớn” như thế nào.

Khi bạn hiểu được sứ mệnh của công ty bạn, hãy hỏi bản thân công việc của bạn giúp công ty đáp ứng những mục tiêu và mục đích của nó như thế nào.

Jon Gordon nói về nó như sau:

Tôi từng nghe một người gác cổng làm việc ở NASA và ngay cả khi anh ấy đang quét nhà, anh cảm nhận được mục đích lớn hơn của anh là góp phần đưa một người đàn ông lên mặt trăng. Tôi gặp một người lái xe buýt hiểu mục đích của anh là giúp những đứa trẻ tránh xa ma tuý. Tôi nhận được một email từ một người đàn ông trong nghề kinh doanh thế chấp xem công việc của anh như một cách để giúp các cặp vợ chồng cứu cuộc hôn nhân của họ bằng việc giữ được nhà của họ. Tôi biết một nhân viên tên là Edith ở sân bay Atlanta nói: Tôi tìm thấy mục đích của tôi khi ở vào thời điểm bất hạnh nhất của tôi, tôi tự hỏi “tại sao tôi ở đây và làm sao tôi có thể phụng sự.”

Cảm thấy được đánh giá cao: có lẽ sai lầm lớn nhất mà những người lao động mắc phải liên quan đến cảm giác được đánh giá cao trong công việc là không để cho những người ở vị trí quyền lực biết về những nỗ lực và thành tựu của họ. Bạn không cần khoe khoang hoặc tầm thường hoá những đóng góp của người khác. Nhưng bạn cần tin rằng những đóng góp của bạn là quan trọng, và chuẩn bị tinh thần để nhận lời khen khi nó đến. Thường thì những ai tránh thu hút sự chú ý của người khác đến những thành tựu của họ là vì họ mắc chứng Imposter Syndrome.

Tập trung: Có lẽ cách tốt nhất để cải thiện sự tập trung trong công việc của bạn là thay đổi cách bạn quản lý email, tin nhắn, cuộc gọi điện thoại và mạng xã hội. Đừng để chúng làm bạn gián đoạn khi bạn đang ở trong dòng chảy của công việc. Thay vào đó, nghĩ về những thứ đó như là “những việc tôi làm như một phần thưởng hoặc để giải lao.” Khi đến lúc nghỉ giải lao trong công việc, cho phép bản thân check mail, đọc tin nhắn hoặc liếc qua mạng xã hội.

Giải lao: nghỉ giải lao ngắn không chỉ cải thiện sự tập trung mà nó còn cho phép tâm trí bạn có cơ hội nạp lại năng lượng. Bạn có lẽ từng trải qua chuyện này- nghiền ngẫm về một vấn đề trong nhiều giờ mà chưa nghĩ ra giải pháp và sau đó một giải pháp xuất hiện trong đầu một vài phút sau khi bạn dừng nghĩ về nó. Hành động đứng lên cứ sau mỗi 30 phút là đủ để giảm bớt nguy cơ bị tiểu đường khoảng 30%!


Nguồn

Hate Your Job? Here’s What You Can Do About It
When four core needs are met, productivity improves dramatically.
Published on June 9, 2014 by Denise Cummins, Ph.D. in Good Thinking
Psychologytoday
 
×
Quay lại
Top