Khâu vá lỗ thủng trên quần áo

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Trước khi vá lỗ thủng, bạn cần xem xét kích thước lỗ và độ sờn của vết rách, cùng với loại vải cần vá. "Đường may bị bung" thì dễ vá hơn nhiều so với lỗ thủng lớn trên vải. Nếu là một đường may bị bung thì bạn có thể dùng chỉ khâu hai mép vải lại. Nếu là một lỗ thủng, bạn cần dùng chỉ may để vá lỗ, hoặc khâu một tấm vải lên trên lỗ.

Phương pháp 1: Chọn kim và chỉ

aid2919541-v4-728px-Sew-Up-Holes-Step-1-Version-4.jpg

1. Mua một cuộn chỉ và một cây kim

Nếu được thì bạn nên dùng chỉ có màu giống với màu vải. Nếu đường khâu không thể nhìn thấy từ bên ngoài thì màu chỉ không quan trọng. Bạn cũng có thể chọn chỉ có màu sặc sỡ để làm tương phản hoặc tôn lên màu vải.

aid2919541-v4-728px-Sew-Up-Holes-Step-2-Version-4.jpg

2. Chọn đúng loại kim khâu

Nếu là vải dày và chắc (vải jean, vải da, và vải nhiều lớp), bạn nên dùng kim nhọn và dày để có thể đâm xuyên vải mà không cần dùng lực quá mạnh. Nếu vải mềm hoặc mỏng, bạn có thể dùng bất kỳ loại kim nào mặc dù bạn nên dùng kim mảnh.

Vải cotton, vải ni-lông, vải lụa, vải đay, vải tổng hợp, và bất kỳ loại vải mềm, mỏng nào khác sẽ có đường khâu đẹp hơn nếu được khâu bằng kim mảnh. Chọn kim dài khoảng 2,5-5 cm hoặc dài hơn nếu cần. Nếu bạn sử dụng kim dày xấp xỉ 1 mm thì nó có thể để lại lỗ khâu thấy được trên vải. Bạn nên dùng mũ chụp đầu ngón tay để ngăn ngừa bị đâm trong lúc khâu.

Chọn loại kim dày hơn để tránh bị gãy. Sử dụng tấm bìa cứng để đẩy kim qua vải trong khi khâu nếu ngón tay bạn bị đau. Với một số loại vải dày như vải jean, bạn cần phải đâm kim trên bề mặt cứng.

3. Sử dụng chỉ đủ dài

Nếu không chắc chắn, bạn nên ướm sợi chỉ lên trên vùng rách để ước lượng chiều dài chỉ. Sử dụng đoạn chỉ dài hơn chiều dài cần thiết khoảng 25cm. Động tác khâu qua lại sẽ tốn nhiều chỉ và bạn cũng cần để một đoạn chỉ thừa dài hơn chiều dài kim để thắt nút. Nhớ rằng: vải càng dày thì bạn cần càng nhiều chỉ. Bạn có thể sử dụng đoạn chỉ dài gấp đôi nếu vải dày hơn 5mm.

4. Xỏ kim

Đảm bảo đầu sợi chỉ se chặt và không bị tách ra. Nếu đầu sợi chỉ bị tưa, bạn có thể làm ướt nó rồi dùng ngón tay se lại sao cho có thể xỏ qua lỗ kim dễ dàng.Thử sử dụng dụng cũ xỏ kim nếu bạn gặp khó khăn

5.Thắt nút sợi chỉ

Nắm cả hai đầu sợi chỉ và thắt một nút nhỏ để đầu cuối của sợi chỉ (đầu này không xỏ qua lỗ kim) không trượt qua vải sau khi kim đâm qua.

Nếu bạn định khâu vải đan thì phải tốn nhiều công sức hơn. Vải đan hay vải len có lỗ đan lớn hơn các loại vải khác. Ban đầu bạn sẽ phải dùng kim khâu để tạo thành một nút thắt sao cho sợi chỉ được giữ cố định.

Phương pháp 2: Vá đường may bị bung

aid2919541-v4-728px-Sew-Up-Holes-Step-6-Version-4.jpg

1. Nhận biết đường may bị bung

So với lỗ thủng lớn thì đường may bị bung dễ xử lý hơn. Điều này nghĩa là: tại chỗ hai mảnh vải được may vào nhau, đường chỉ bị đứt hay tuột ra và tạo thành một cái "lỗ". Trong trường hợp này thì bạn có thể khâu đường may đó lại.

Ví dụ, đường may dưới đáy túi áo có thể bị bung và khiến tiền xu rơi ra. Tay áo cũng có thể bị bung đường may và khiến khuỷu tay lòi ra ngoài.

2. Lộn mặt trái ra ngoài để đường may lộ ra

Có lẽ bạn nên là nhẹ vị trí đó với nhiệt độ phù hợp cho loại vải, sau đó khéo léo kẹp hai mép vải vào nhau.

3.Khâu dọc theo đường may

Khâu bằng tay (kim với chỉ) hoặc máy dọc theo đường may ban đầu, cố gắng khâu tỉ mỉ với mũi khâu ngắn để đảm bảo chắc chắn. Khâu chồng lền phần đường may chưa bị bung và bạn cũng phải thắt nút chỉ. Cẩn thận tỉa phần chỉ tưa để hoàn thành công việc.

Đôi khi bạn sẽ phải khâu đường chỉ nổi thay vì đường chỉ ẩn, như đường khâu nối vật trang trí hoặc túi vào áo. Trong trường hợp này, bạn nên khâu đúng vào vị trí đường may ban đầu vì nó lộ ra rất rõ. Cố gắng kết nối đường khâu với đường may ban đầu.

Phương pháp 3: Vá lỗ thủng

1. Đo kích thước lỗ

Nếu lỗ quá lớn thì bạn cần dùng vải vá. Nếu túi áo bị rách thì bạn phải khâu lại. Vải vá phải có màu trùng với màu quần áo, và phải đủ rộng để đắp lên lỗ thủng.

2. Đánh giá phần vải mất đi

Loại lỗ thủng khó xử lý nhất là lỗ mất hẳn phần vải như lỗ mòn trên đầu gối quần hoặc trên khuỷu tay áo khoác. Đừng cố gắng khâu loại lỗ thủng đó mà không đắp thêm vải, vì điều này sẽ chỉ làm nhàu vải, kéo biến dạng quần áo và tạo ra một túm vải rất khó coi.

aid2919541-v4-728px-Sew-Up-Holes-Step-11-Version-3.jpg

3. Sử dụng vải vá

Nếu lỗ bị sờn vào trong đường may hoặc một vị trí nào đó nằm giữa quần áo (không đơn thuần là đường may bị bung) thì bạn phải vá vị trí đó. Cắt một mảnh vải nhỏ có cùng độ dày và màu với vải quần áo. Đặt mảnh vải vá dưới lỗ, mặt phải hướng lên trên. Sau đó xếp hai cạnh của lỗ thủng vào gần nhau tối đa mà không làm nhàu lỗ. Sử dụng mũi may chữ chi trên máy may để may quanh mép lỗ, may lấn vào vải (vải vá và vải áo) càng nhiều càng tốt để miếng vá gắn chặt vào quần áo.

Đây không phải là cách sửa "đẹp đẽ" nhưng có thể che được lỗ thủng. Nếu đó là đồ mặc không trang trọng thì bạn có thể mua thêm vải vá có màu tương phản hay có hình thù đặc biệt để khâu vào nhiều vị trí và biến lỗ vá thành nơi trang trí. Đắp miếng vá ở ngoài mặt phải của quần áo hoặc sử dụng vật trang trí theo cách tương tự để có thiết kế đặc sắc hơn.

4. Khâu gia cố đầu vết rách

Bắt đầu khâu khoảng 2cm trước vết rách. Điều này đặc biệt quan trọng nếu đường may hiện hữu đã bị lỏng hoặc rời ra. Khâu lấn vào đầu đường may một ít sẽ giữ vải chắc hơn và tránh bị toạc. Đâm kim qua vải và cẩn thận đan đường chỉ lên xuống mặt vải. Để đường chỉ trông đều đặn thì bạn cố gắng căn chiều dài mũi khâu vào khoảng 2mm.

Nếu lỗ thủng bị sờn quá nhiều, bạn nên dùng keo dán đường may trước khi bắt đầu khâu. Khi đó đường khâu sẽ bền hơn.

Nếu vải quá căng thì đường khâu có thể bị toạc khi bạn mặc vào. Đắp thêm một lớp vải bên dưới lỗ và khâu miếng vải đó vào quần áo để tăng độ bền. Khâu một chiếc cúc vào vị trí bị rách nếu nó phù hợp với vải. Cân nhắc mạng lỗ thủng để khoảng trống được lấp đầy các đường khâu đan xen.

5. Khâu ngược lại bên cạnh đường chỉ ban đầu

Lặp lại đến khi không còn gì để khâu.

Nếu vải bị sờn quá nặng thì bạn cần "khâu viền mép". Giữ vị trí cần vá và khâu sao cho mép sờn được quấn vào trong. Quấn mép vải một hay hai lần, sau đó khâu "khóa lại" để ngăn chặn vải tiếp tục bị sờn.

6. Hoàn thành công việc

Kéo căng và ép tay lên miếng vải. Lưu ý rằng chỉ khâu không được mắc kẹt ở bất kỳ vị trí nào trên đường chỉ. Dùng hai ngón tay nhấn lên khu vực được vá. Sau đó miết ngón tay dọc theo đường khâu để loại bỏ khoảng trống hay các vị trí mấp mô trên vải. Cuối cùng bạn sẽ thắt nút đầu sợi chỉ.

Phương pháp 4: Vá đắp lỗ thủng

1. Sử dụng miếng dán bằng bàn là đối với vải dày

Bạn chỉ cần đặt miếng vá lên trên lỗ và là phẳng với nhiệt độ phù hợp để miếng vá dính vào vải. Nhớ gia cố miếng vá bằng đường may quanh mép. Tỉa các góc vuông thành hình tròn trước khi là miếng dán vào quần áo. Việc may gia cố và tỉa góc sẽ tăng cường tuổi thọ của miếng vá.

Miếng dán bằng bàn là phù hợp cho vải dày như vải jean và vải bạt. Tuy nhiên, nó có thể làm biến dạng vải mỏng.

2. Đắp miếng dán một cách kín đáo

Nếu lỗ thủng nằm ở vị trí dễ thấy trên quần áo thì bạn dán từ bên trong. Nếu điều này không khả thi thì bạn mua miếng dán có màu và chất liệu vải gần giống tối đa với vải quần áo.

Một cách khác là bạn chọn miếng dán nổi bật. Đối với một số người thì quần áo vá là một phong cách thời trang.

3. Khâu tay miếng vá đối với vải mỏng

Đầu tiên, tỉa phần chỉ tua rua và dùng keo dán xử lý mép của lỗ thủng. Thực hiện hai lần vá: vá lần một với bất kỳ loại vải nào, và lần hai sử dụng vải vá có màu phù hợp với quần áo. Xử lý mép của miếng vá ban đầu bằng keo dán đường may. Sau đó, quấn mép của miếng vải vá bên trên và là phẳng.

Sử dụng cách cài đặt thêu tự do trên máy may. Đặt miếng vải vá bên dưới lỗ thủng và may nhiều đường sít vào nhau để kết dính tất cả các mép của lỗ vào miếng vá thứ nhất.

May miếng vải vá thứ nhất vào vị trí. May qua lại và lên xuống để tạo ra một "mạng lưới" các đường may trên lỗ hay vết rách. May dọc theo các mép của miếng vá để gia cố lỗ thủng.

Dùng miếng vải vá thứ hai đắp lên. Đặt mặt có mép gấp úp xuống mặt vải sao cho nó phủ hoàn toàn đường may. Khâu tay lên mặt phải quần áo với chỉ có màu phù hợp. Khâu qua lại nhiều lần để tạo độ bền. Nếu bạn thích vẻ "mộc mạc" thì có thể may bằng mũi may chăn quanh miếng vá.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top