Khám phá hai ngôi chùa nổi tiếng ở miền tây sông nước

thơ phạm

Thành viên
Tham gia
7/11/2015
Bài viết
1
Xuôi về chuyến tour du lịch miền Tây 2 ngày 1 đêm , bạn sẽ không khỏi kinh ngạc bởi lối kiến trúc chùa chiền kỳ lạ, không giống với các vùng miền khác của cả nước, bởi đây là miền đất có đông người Khmer sinh sống, đặc biệt là Sóc Trăng, nơi có trên 200 ngôi chùa lớn nhỏ. Vì thế không có gì lạ khi đặt chân lên Sóc Trăng, đi đến đâu chúng ta cũng thấy có sự hiện diện những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, tạo nên quần thể đẹp mắt, linh thiêng và tôn vinh những giá trị lịch sử văn hóa của vùng đất Sóc Trăng nói riêng cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Nếu muốn khám phá hết cũng phải mất hết tuần. Tuy nhiên, bạn chỉ cần tới bốn ngôi chùa sau cũng đủ để nắm rõ trọng tâm.




9LB318ek-aPew3SUkkE7Olf2gx0GPbY9ajgDk6KpRUb8J47Sn_f-WidqTDftvTlMBe9P06GcVVt6IFKVrCHGgWnjxVXoSzCQJNBjRC0twf7lacJ0gKII8vY5qpa-efO7wymnnqp3


Chùa Dơi

Ngôi chùa đầu tiên, có vẻ đã khá thân quen với nhiều người, chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mahatúp. Gọi là chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của hàng trăm con dơi quạ.

Cách trung tâm thành phố khoảng 2km, chùa Dơi là một ngôi chùa đẹp, và có kiến trúc ấn tượng bậc nhất ở Sóc Trăng . Đây là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ 16, lưu trữ khá nhiều báu vật quý hiếm như pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m, nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt và chiếc đèn dầu cổ.

Cứ tầm 6h chiều, dơi bay đi kiếm ăn, đến 5h sáng lại trở về. Vin vào "tập quán" ấy, nhiều du khách đến "rình" xem, dần dần phá nơi chốn yên tĩnh quen thuộc khiến số lượng dơi vơi dần. Năm 2007, ngôi chánh điện của chùa đã bị cháy do nến đổ. Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn nội thất, hàng chục pho tượng Phật, tài liệu quý hiếm. Đến nay chính điện đã được khôi phục lại, uy nghi hơn song nhiều tài liệu, pho tượng cổ hiện không còn.

Chùa Kh'leang

Là ngôi chùa lâu đời nhất Sóc Trăng, chùa Kh'leang có tuổi thọ gần 500 năm, gắn liền với những truyền thuyết về tỉnh Sóc Trăng

Bên trong chánh điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng, ở trần và tường được vẽ các hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp cùng hội hoạ.

Trong chùa còn có các vật dụng của người Khmer xưa như một phương pháp bảo tồn và phát huy nét văn hoá cổ xưa của dân tộc mình. Mái chùa được trang trí bằng những phù điêu hình chim thú cũng như là những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình nghệ thuật độc đáo thể hiện quan niệm về mối giao hoà giữa Phật - Con người - Trời của người Khmer.

>>xem thêm: dia diem du lich mien tay
 
×
Quay lại
Top