Khái niệm - đối tượng - chức năng - nhiệm vụ của xã hội học

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
1.Khái niệm về Xã hội học ?
  • Thuật ngữ Xã hội học được một nhà Xã hội học người Pháp - Auguste Comte (1798 - 1857) sử dụng vào năm 1838.
  • Được ghép từ hai chữ, có hai nguồn gốc khác nhau: “Socius”, từ gốc Latinh và “Logos”, từ gốc Hilạp
==>Xã hội học là một môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu có hệ thống sự phát triển cấu trúc, mối tương quan xã hội, hành vi xã hội được thể hiện trong quá trình hoạt động của con người trong các nhóm, tổ chức xã hội.

Giải thích về các hiện tượng xã hội như thế nào?
  • Như vậy, sự tồn tại các hiện tượng trong xã hội không chỉ là kết quả mang tính chủ quan của chủ thể hành động mà phản ánh tính khách quan từ các quá trình xã hội khác.
  • Nói cách khác, trong quá trình hoạt động sống của con người, con người chịu sự tác động chi phối rất lớn từ các tác nhân mang tính xã hội.
CÓ THỂ DỰ BÁO ĐƯỢC HÀNH VI XÃ HỘI ?
  • Khi tham gia vào một nhóm nào đó chúng ta có xu hướng tuân theo khuôn mẫu giá trị của nhóm xã hội .
  • Những người thuộc về các nhóm giống nhau thường có những khuynh hướng tư duy, cảm xúc, ứng xử gần như nhau
  • Những hành vi của con người được thực hiện theo khuôn mẫu mang tính đều đặn, lặp đi lặp lại và có sự phối hợp.
  • Hoạt động đời sống xã hội gồm những sự điều chỉnh theo khuôn mẫu trứơc những biến đổi xã hội.
Kết luận
  • Về cơ bản trong xã hội, ở đâu tồn tại các giá trị, chuẩn mực và sự hiện diện của trật tự xã hội gắn liền với sự hiện diện của ý thức tập thể thì ở đó hành vi xã hội của con người là có thể dự đoán được.
  • Cho thấy khoa học nghiên cứu về hành vi xã hội trên cơ sở tồn tại của mạng lưới cấu trúc xã hội là cần thiết phục vụ trong việc nâng cao chất lượng sống của con người.
2. Đối tượng nghiên cứu của xã hôi học

  1. Thứ nhất, nghiên cứu về xã hội loài người, trong đó mối quan hệ xã hội, các tương quan xã hội được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa người với người, hay giữa các nhóm người trong hệ thống cấu trúc xã hội.Từ đó tìm ra logic, cơ chế vận hành mang tính quy luật của các hình thái vận động và phát triển của các quan hệ và quá trình xã hôi.
  2. Thứ hai, Xã hội học nghiên cứu hệ thống cấu trúc xã hội tổng thể nói chung, trên cơ sở xác lập tính chất hệ giá trị chuẩn mực quy định hoạt động sống của toàn hệ thống xã hội.
3. Quan hệ giữa xã hội học với các khoa học khác

  1. Xã hội học có tính độc lập tương đối của nó trong mối quan hệ với các khoa học khác. Có đối tượng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cụ thể.
  2. Mối quan tâm của xã hội học đến các vấn đề và quá trình xã hội cũng giống như nhiều ngành khoa học khác.
  3. Trên cơ sở tri thức của các lĩnh vực: thống kê-toán, tâm lý học, kinh tế học, chính trị học, khoa học tổ chức... sẽ chia sẻ, bổ sung, xây dựng chất lượng khoa học của từng lĩnh vực khoa học ngày càng hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội.
  4. Chủ nghĩa Duy vật lịch sửlà cơ sở phương pháp luân chung trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu xã hội học.
4. Các chức năng cơ bản của xã hội học
-Các chức năng cơ bản của xã hội học được xây đựng trên cơ sở đối tượng nghiên cứu của xã hội học:

4.1. Chức năng nhận thức
  • Tạo những tiền đề phương pháp trong quá trình nhận thức về những triển vọng nhằm phát triển hơn nữa đời sống xã hội.
  • Xác định được nhu cầu phát triển của xã hội, của các tầng lớp, nhóm, các cộng đồng xã hội.
  • Với hệ thống phương pháp luận thực chứng và các phương pháp nghiên cứu “ngành”, kết quả nghiên cứu xã hội học cung cấp những thông tin thể hiện tính khoa học (tính xác thực, độ tin cậy, tập trung và có chọn lọc...), không ngừng nâng cao nhận thức xã hội trong cộng đồng.
  • Mọi hoạt động của con người đều được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cụ thể, chứa đựng những vấn đề mang tính quy luật được rút ra từ kinh nghiệm thực tế của quá khứ và hiện tại.
  • Trong các hoạt động thực tế, những nguyên lý này được xã hội học tiếp cận từ các chuẩn mực, các quy tắc...
  • Ý nghĩa thực tiễn của các phương pháp xã hội học thực nghiệm cho phép khảo nghiệm tính đúng đắn, xác thực của các mô hình, các quyết sách trong công tác quản lí xã hội trên cơ sở lí luận và thực tiễn.
  • Trong hoạt động khoa học xã hội học, các chức năng thực tiễn được thực hiện bằng các phương pháp luận nhận thức từ việc xác lập đối tượng nghiên cứu của mình.
4.2. Chức năng thực tiễn
Trên cơ sở phân tích thực trạng xã hội dựa trên những mối quan hệ tương tác trong quá trình vận động phát triển xã hội sẽ làm sáng tỏ triển vọng của sự vận động và phát triển của xã hội trong tương lai gần cũng như tương lai xa.
Phát huy năng lực dự báo, quản lý và chỉ đạo

Nguồn:sưu tầm
 
×
Quay lại
Top