Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Tham gia
5/10/2014
Bài viết
0
Chế độ sở hữu là toàn bộ quan hệ sở hữu trong xã hội hợp thành và là nền tảng của xã hội tương ứng với mỗi phương thức sản xuất.
Ở nước ta hiện nay đang có hai luồng quan điểm trái ngược nhau khi bàn luận đến vấn đề có hay không sự đồng nhất giữa sở hữu toàn dân về đất đai với sở hữu Nhà nước về đất đai. Quan điểm thứ nhất thì không đồng tình sự đồng nhất đó vì cho rằng Nhà nước là đại diện cho toàn dân chứ không phải là nhân dân. Sự thống nhất giữa Nhà nước với nhân dân còn tùy thuộc vào chính sách mà Nhà nước đưa ra có đáp ứng được quyền lợi của nhân dân hay không. Quan điểm thứ hai thì đồng nhất giữa Nhà nước với toàn dân vì cho rằng Nhà nước là nhà nước của dân, do nhân dân, vì nhân dân vì vậy nên sở hữu toàn dân là sở hữu Nhà nước.

Chúng ta cần phải khẳng định là không thể đồng nhất. Toàn dân tức là toàn thể nhân dân của một đất nước và thiết chế đại diện chung cho họ là Nhà nước chia nhau quyền của chủ sở hữu đất đia theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Do đó, nếu chúng ta đồng nhất hai khái niệm này thì nghĩa là công dân không còn chút quyền nào đối với đất đai. Đồng thời trong lịch sử, về mặt pháp lí thì chưa bao giờ đề cập đến sở hữu nhà nước về đất đai mà chỉ có sở hữu toàn dân về đất đai.


Nguồn: https://www.baitapluathoc.com/2015/01/khai-niem-so-huu-toan-dan-ve-dat-dai.html
 
×
Quay lại
Top