Kết cấu nhà xưởng thép

truongthon88

Thành viên
Tham gia
30/5/2014
Bài viết
8
Nhà xưởng tiền chế điển hình gồm 3 thành phần sau:
- Các khung chính (cột và kèo) là các cấu kiện tổ hợp tiết diện “I”, có bề cao tiết diện không đổi hoặc vát.
- Thành phần kết cấu thứ yếu (xà gồ, thanh chống đỉnh tường và dầm tường) là các thanh thép nhẹ tạo hình nguội chữ “Z” và chữ “C” hoặc các dầm bụng rỗng
- Tấm thép tạo hình bằng cán (tấm mái và tường)

Tất cả các thành phần kết cấu chinh và thứ yếu đều được cắt, đột lỗ, khoan lỗ, hàn và tạo thành hình trước trong nhà máy trước khi được chuyển đến công trường. Chất lượng của các thành phần nhà luôn luôn được bảo đảm vì được sản xuất hoàn toàn tại nhà máy theo tiêu chuẩn và được kiểm tra nghiêm ngặt. Tại công trường, các thành phần tiền chế tại nhà máy sẽ được liên kết với nhau bằng các bulông.

Các Thông số Kỹ thuật
Các tham số cơ bản để xác định một nhà xưởng thép tiền chế là:
Chiều dài nhà: Khoảng cách giữa cánh ngoài của cột hồi đến cột hồi phía đối diện được coi là chiều dài nhà. Chiều dài nhà bao gồm nhiều bước gian.

Chiều rộng nhà: Không phụ thuộc vào hệ thống khung chính, chiều rộng nhà được tính bằng khoảng cách từ biên ngoài của xà gồ tường bên cho tới mặt biên ngoài của xà gồ tường bên đối diện.

Bước gian ở biên: Là khoảng cách từ phía ngoài của cánh ngoài cột hồi tới đường tim của cột khung bên trong đầu tiên.

Tải trọng thiết kế: Từ khi có quy định khác, nhà thép tiền chế do Nhà Thép Trí Việt được thiết kế với các tải trọng tối thiểu sau:

Hoạt tải trên mái: 0,57kN/m2
Tốc độ gió thiết kế: 110km/h

Tải trọng phù hợp theo các quy phạm và tiêu chuẩn Hoa Kỳ mới nhất áp dụng cho nhà thép tiền chế, trừ khi có quy định khác vào lúc báo giá.

Bước gian trong: Là khoảng cách giữa các đường tim của hai cột khung chính kề nhau. Bước gian thông dụng nhất là 6m; 7,5m và 9m. Có thể có bước gian tới 15m.

Chiều cao nhà: Là chiều cao mép mái, từ là từ tấm để cột khung chính đến điểm đỉnh phía ngoài của thanh chống mép mái. Có thể có chiều cao mép mái tới 30m. Khi cột được chôn thấp hoặc nâng cao so với nền nhà hoàn thiện thì chiều cao mép mái là khoảng cách từ mức nền hoàn thiện đến đỉnh của thanh chống mép mái.

Độ dốc mái(x/10): Là góc của mái so với đường nằm ngang. Đô dốc mái thông dụng nhất là 0,5/10 và 1/10. Có thể làm độ dốc mái bất kỳ.

Các kết cấu chính và thuật ngữ chung về nhà tiền chế

78-ket-cau.jpg


01 Kèo hồi
02 Xà gồ mái
03 Khung thép
04 Cửa trời
05 Tấm lợp mái
06 Tấm lấy sáng07 Tấm lợp thưng tường
08 Cửa Chớp Tôn
09 Cửa Đẩy
10 Tấm Lợp Thưng Tường
11 Cửa Sổ
12 Cột Khung13 Giằng Cột, Giằng Mái
14 Tường Xây Bao
15 Xà Gỗ Tường
16 Cửa Cuốn, cửa đẩy
17 Mái Hắt
18 Cốt Hồi
 
×
Quay lại
Top