Kẹo sìu châu - đặc sản Nam định

keosiuchau

Thành viên
Tham gia
8/4/2012
Bài viết
2
Kẹo lạc có ở nhiều địa phương, nhưng chỉ ở Nam Định mới được gọi là "kẹo sìu châu". Nhà thơ Xuân Diệu, người sành thơ và cũng nổi tiếng là kén ăn (dù hình như ông chưa viết về ẩm thực bao giờ), nhân khi bình thơ Tú Xương cũng đã buột miệng: “Tôi ở trong Nam ra Bắc phục kẹo Sìu lắm”. Hai câu thơ ấy của Tú Xương như đóng đinh vào tâm trí người ta: "Kẹo chú Thiều Châu nào đọ được / Bánh bà Hanh Tụ cũng thua xa".

Đặc sản kẹo Sìu Châu


Câu dưới có “bà Hanh Tụ” thì câu trên phải có “chú Thiều Châu” để đối. Bà Hanh Tụ ở phố Hàng Song thời đó nổi tiếng không chỉ bánh đậu xanh mà cả bánh khảo nữa. Bây giờ các hàng nước chè ở thành phố Nam Định vẫn bán những phong bánh đậu xanh hình lục giác có in một ngôi sao ở giữa, bọc ngoài bằng giấy bóng kính được gọi là “bánh Hanh Tụ”.

Thiều Châu (Triều Châu hay Sìu Châu) là tên một địa phương của Trung Quốc có nhiều người sang ta lập nghiệp từ lâu đời, mà lại gọi là “chú” nữa thì ắt là người Hoa rồi.

Theo Bách Khoa toàn thư trên mạng Wikipedia, kẹo lạc là một thứ kẹo cổ truyền của một số dân tộc Đông Á, phổ biến nhất ở Việt Nam và nam Trung Quốc; ở các nước Nhật Bản, Triều Tiên kẹo lạc không phổ biến bằng và có hình thù, màu sắc khác..., cuối cùng Wikipedia khẳng định: “Ở Việt Nam, kẹo lạc ở Nam Định do những người Hoa từ Triều Châu, là một trong những thứ kẹo lạc được nhiều người ưa thích nhất”.

Như vậy món kẹo lạc của những người Hoa từ Triều Châu du nhập vào Việt Nam, dần dần cho gọn, cho dễ nhớ người ta gọi là “kẹo Thiều Châu”, “kẹo Sìu Châu” và cuối cùng là “kẹo Sìu”.

Cũng như ở Hà Nội, Hà Tây..., nghề làm kẹo lạc ở Nam Định đã có từ lâu. Có lẽ trước khi các thứ "bonbon" hay kẹo của Tây du nhập vào thì các cụ nhà ta chỉ có mấy thứ kẹo cơ bản: kẹo vừng, kẹo lạc, kẹo bột, kẹo mạch nha... Ở Hà Nội có thêm kẹo dồi cũng là một chế phẩm từ lạc mà không máy nôi khác có, bây giờ vẫn nhiều ngườI thích ăn. Nghệ An, Hà Tĩnh thì có kẹo cu đơ. Nhưng có lẽ thông dụng hơn cả là kẹo lạc. Nó được cán thành từng tấm phẳng phiu rồi lại cắt ra từng thanh nhỏ, vừa thanh mảnh, vừa tiện dụng, vừa dễ mang, vừa dễ cất để, lại không quá bình dân như kẹo bột. Kẹo lạc thì người nghèo cũng có thể mua ăn mà đem làm quà biếu thì người giàu mấy cũng không chê.

Uống nước chè không gì thú bằng ăn với kẹo lạc hoặc bánh đậu xanh. Với mỗi thứ có cái hay một kiểu. Ăn bánh đậu xanh thì phải nhâm nhi, một hai cái bánh với một hai chén nước chè là vừa đủ. Ăn kẹo lạc thì có thể suồng sã hơn, kẹo lạc gọi nước chè, nước chè gọi kẹo lạc, cứ thế mà có thể kéo dài mãi.

Có thể nói kẹo Sìu Châu là tuyệt đỉnh trong kỹ thuật làm kẹo lạc ở ta. Những thanh kẹo được cắt ngắn, dường như chỉ vừa hai miếng cắn, không mấy mịn màng, thậm chí trông còn hơi cùn quằn nữa, bám đầy một lớp bột trắng ngà, nhưng ăn vào cứ thầy giòn tan. Kẹo rất giòn mà lại rất dễ nhai, cái bùi của lạc hoà quyện với cái ngọt vừa quải của mạch nha trộn đường kính, cái thơm của lạc rang hoà quyện với cái thơm của mạch nha, bột nếp.

Người ta hay nói đến ưu điểm dễ nhận thấy của kẹo Sìu Châu là khi ăn không hề dính răng. Nhưng cái hương của nó là một thứ “hương thầm” rất kín đáo và tinh khiết. Ai đã từng biết đến cái ngon của kẹo Sìu Châu thì không muốn ăn những thứ kẹo lạc khác nước.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top