Incoterms 2020, nội dung mới nhất cần nắm

Tham gia
10/5/2022
Bài viết
0
Incoterms 2020 được xuất bản bởi ICC (International Chamber of Commerce - Phòng thương mại Quốc tế). Cho đến thời điểm hiện tại, incoterms 2020 là tập hợp các điều khoản thương mại quốc tế mới nhất áp dụng phổ biến trong kinh doanh quốc tế. Những điều chỉnh của incoterms 2020 bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01-01-2020. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp muốn thuận lợi trong đàm phán và lưu thông hàng hóa thì cần phải nắm vững các nội dung mà incoterms 2020 đã cập nhật.

Những điều chỉnh mới nhất trong Incoterms 2020​

Nội dung của Incoterms 2020 có nhiều thay đổi nhưng chủ yếu tập trung vào hai yếu tố. Thứ nhất, là trách nhiệm & giới hạn trách nhiệm của các bên mua – bán. Thứ hai, là điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí và những rủi ro từ người bán sang người mua.

Cụ thể, một số điều chỉnh rõ rệt nhất đến từ các điều khoản của Incoterms 2020 như sau:

1/ Điều khoản DPU thay thế cho điều khoản DAT​

Sự thay đổi về điều khoản trong Incoterms 2020 phải kể đến DPU (Delivered at Place Unloaded) sẽ thay thế cho DAT (Delivered at Terminal). Bên bán sẽ chịu các trách nhiệm về việc giao hàng, chi phí và mọi rủi ro… cho đến khi hàng hóa đặt đúng địa điểm đã thống nhất trước.

Việc điều khoản DAT được thay thế bởi điều khoản DPU thể hiện rằng ICC muốn nêu rõ trách nhiệm của bên bán. Nghĩa là người bán hàng cần giao hàng hóa đến điểm đã định trước như bến cảng, ga tàu hoặc một điểm bất kỳ … Đồng thời, phải thực hiện việc hạ hàng từ phương tiện vận tải xuống vị trí cụ thể. Có thể thấy, Incoterms 2020 thay đổi điều kiện giao hàng theo điều khoản DPU đã giúp tối ưu lợi ích cho bên mua.

2/ Vận đơn của FCA có thêm điều kiện “On Board”​

Ưu điểm của Incoterms 2020 với sự điều chỉnh mới trên điều khoản FCA (Free Carrier) là bên mua hay bên bán đều có thể yêu cầu xuất trình vận đơn “On Board” khi xếp hàng lên tàu. Giúp thuận tiện cho việc thanh toán ngân hàng.

Mặt khác, bên bán sẽ miễn trách nhiệm khi giao hàng hóa cho bên vận chuyển. Theo đó, bên vận chuyển được bên mua chỉ định. Điểm mới của FCA là bên vận chuyển được phép cấp vận đơn sau khi đã nhận được hàng từ bên bán.

(*) Lưu ý: Việc giao hàng qua cho bên Carrier là phải chịu chi phí & trách nhiệm xếp hàng lên các phương tiện vận chuyển.

3/ Trách nhiệm vận chuyển được quy định rõ ràng​

Trong Incoterms 2020, trách nhiệm của bên mua hoặc bên bán sử dụng phương tiện vận chuyển sẽ được quy định rõ ràng hơn. Nếu như incoterms 2010, quá trình vận chuyển do bên thứ ba thực hiện. Hoặc không có quy định nào rõ ràng về bên mua hay bên bán phải thực hiện vận chuyển tùy vào điều khoản sử dụng. Nhưng với incoterms 2020, trách nhiệm này được quy định rõ ràng thông qua các điều khoản cụ thể như Free Carrier (FCA), Delivered at Place (DAP), Delivered at Place Unloaded (DPU) và Delivered Duty Paid (DDP). Nghĩa là, bên vận chuyển không nhất thiết phải là một bên thứ 3. Mà hàng hóa có thể được vận chuyển bởi phương tiện vận chuyển của bên mua hay bên bán.

4/ Điều khoản về bảo mật thông tin và bảo hiểm​

Trong hợp đồng, incoterms 2020 bổ sung thêm điều khoản bảo mật đi kèm với các thông tin liên quan đến thỏa thuận giữa hai bên, loại hàng hóa, giá cả, số lượng… Còn vấn đề mua bảo hiểm sẽ được bên bán và bên mua tự thỏa thuận.

Ví dụ: Trường hợp giao hàng theo DPU Đà Nẵng (hàng nguyên container – FCL). Bên bán sẽ chịu các chi phí như:

  • Phí vận chuyển từ kho đến cảng Đà Nẵng. Bao gồm cước vận chuyển nội địa, local charge đầu xuất và nhập, cước phí vận chuyển quốc tế.
  • Về bảo hiểm sẽ được thỏa thuận giữa bên bán và bên mua

5/ Nghĩa vụ và trách nhiệm trong CIP được thay đổi​

Điều khoản CIP (Carriage and Insurance Paid To Incoterms) trong incoterms 2020 được thay đổi là bảo hiểm mặc định mọi rủi ro loại A thay vì bảo hiểm mặc định loại C như Incoterms 2010. Trước khi ký kết hợp đồng, cả bên mua và bên bán cần xem xét kỹ CIP. Vì đây là loại bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến chi phí.

(*) Ghi chú: Khi thấy các điều khoản CIF và CIP – Nghĩa là điều khoản có chữ “I” = insurance thì mặc định bên bán sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Nguồn: Phòng Thương mại quốc tế ICC

Tóm lược các điều kiện giao hàng của Incoterms 2020 theo cách dễ hiểu

Điều kiện giao hàng trong incoterms 2020 cũng thay đổi với 11 điều kiện rõ ràng. Bao gồm: 4 điều khoản áp dụng cho vận chuyển bằng đường biển; và 7 điều khoản áp dụng cho tất cả các loại hình vận tải – vận tải đa phương thức.

04 Điều khoản Incoterms 2020 đối với vận tải đường biển​

Điều khoản FAS (cảng đi) – Giao hàng dọc mạn tàu​

điều khoản FAS incoterms 2020


Điều khoản FAS của incoterms 2020 quy định bên bán sẽ giao hàng hóa cho bên mua bằng cách đặt dọc theo mạn tàu dưới sự chỉ định của bên mua tại cảng. Các rủi ro, hư hỏng hay mất mát hàng hóa cũng được chuyển giao khi hàng được đặt dọc mạn tàu. Đồng thời, FAS cũng yêu cầu bên bán thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu.

Điều khoản FOB (cảng đi) – Giao hàng lên boong tàu​

điều khoản FOB Incoterms 2020


Với điều khoản này, bên bán giao hàng cho bên mua khi hàng hóa đã được đặt lên boong tàu được chỉ định trước. Cũng giống như FAS, bên bán sẽ phải thực hiện các thủ tục hải quan xuất khẩu.

Chỉ cần hàng đã được đặt lên boong tàu, mọi rủi ro về mất mát, hư hỏng hay chi phí sẽ được bên bán chuyển giao cho bên mua.

Điều khoản CFR (cảng đến) – Cước Phí​

điều khoản CFR Incoterms 2020


Incoterms 2020 cũng thể hiện điều khoản CFR quy định bên bán phải ký hợp đồng vận chuyển và không chịu trách nhiệm mua bảo hiểm.

Theo CFR, bên bán sẽ giao hàng cho bên mua khi hàng hóa được đặt trên boong tàu. Hoặc bên bán mua lô hàng được giao như vậy để giao lại cho bên mua.

Mọi rủi ro (mất mát, hư hỏng…) khi hàng đã được đặt trên boong tàu sẽ được chuyển giao cho bên mua tại thời điểm đó.

Điều khoản CIF (cảng đến) – Tiền hàng, bảo hiểm & cước phí​

điều khoản CIF incoterms 2020


Tương tự như các điều khoản FOB, CFR. Điều khoản CIF trong Incoterms 2020 có nghĩa là bên bán giao hàng cho bên mua khi hàng hóa đã đặt trên boong tàu. Hoặc bên bán cũng mua lô hàng được giao như vậy để giao lại cho bên mua. Trường hợp có xảy ra các rủi ro hàng bị mất mát, hư hỏng ngay tại thời điểm này đều được chuyển giao cho bên mua.

Mặt khác, điều khoản CIF quy định bên bán phải mua bảo hiểm hàng hóa và ký hợp đồng vận chuyển.

07 Điều khoản Incoterms 2020 cho vận tải đa phương thức

Điều khoản EXW (Ex Work điểm đi) – Giao hàng tại xưởng​

điều khoản EXW Incoterms 2020


Điều khoản EXW của Incoterms 2020 nghĩa là bên bán hoàn thành giao hàng cho bên mua ở tại địa điểm đã được chỉ định. Khi hàng đã nằm dưới sự kiểm soát của bên mua. Lúc này, mọi rủi ro sẽ được chuyển giao cho bên mua.

Trong quá trình giao hàng, bên bán không cần xếp dỡ hay thực hiện các thủ tục hải quan. EXW được xem là điều kiện giúp giảm tối đa các trách nhiệm cho bên bán.

Điều khoản FCA (điểm đi) – Giao cho người chuyên chở​

điều khoản FCA Incoterms 2020


Với điều khoản FCA trong Incoterms 2020 thì bên bán sẽ giao hàng cho bên mua tại địa chỉ của bên bán hoặc vị trí do bên bán chỉ định. Tại địa điểm này, mọi chi phí và rủi ro cũng sẽ được chuyển giao qua cho bên mua.

FCA cũng đưa ra yêu cầu bên bán phải làm các thủ tục hải quan xuất khẩu.

Điều khoản CPT (điểm đến) – Cước phí trả tới​

điều khoản CPT Incoterms 2020


Điều khoản CPT trong Incoterms 2020 là bên bán giao hàng hóa cho bên mua. Đồng thời, cùng lúc chuyển giao các rủi ro cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho đơn vị vận chuyển.

Theo CPT, bên bán phải thuê đơn vị vận tải nhưng không chịu trách nhiệm đảm bảo tình trạng của hàng hóa. Bên bán cần ký hợp đồng vận tải để đưa hàng hóa từ điểm giao tới điểm đến theo thỏa thuận.

Điều khoản CIP (điểm đến) – Cước phí và phí bảo hiểm trả tới​

điều khoản CIP Incoterms 2020


Trong Incoterms 2020, điều khoản CIP cũng tương tự như CPT. Nghĩa là bên bán giao hàng cho bên mua. Mọi rủi ro cũng được chuyển giao khi hàng hóa được giao cho bên vận chuyển.

Tuy nhiên, với CIP thì ngoài việc ký hợp đồng vận tải thì bên bán còn phải mua bảo hiểm cho hàng hóa từ điểm giao tới điểm đến.

Điều khoản DPU (điểm đến) – Giao hàng tại nơi dỡ hàng​

6_Dieu-khoan-DPU_1-1024x576.png


Điều khoản DPU là bên bán sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến kho cho bên mua. Đồng thời, phải tháo dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển.

DPU trong Incoterms 2020 cũng yêu cần bên bán chịu mọi rủi ro khi đưa hàng đến điểm được chỉ định và khi dỡ hàng xuống.

Điều khoản DAP (điểm đến) – Giao hàng tại nơi đến​

5.-Dieu-khoan-DAP_1-1024x576.png


Điều khoản DAP trong Incoterms 2020 là bên bán sẽ giao hàng cho bên mua. Bên bán cũng chuyển giao các rủi ro cho bên mua khi hàng hóa đã đặt trên phương tiện vận chuyển và sẵn sàng tháo dỡ tại địa điểm được chỉ định trước.

DAP cũng yêu cầu bên bán ký hợp đồng và vận chuyển hàng đến vị trí chỉ định.

Điều khoản DDP (điểm đến) – Giao hàng đã nộp thuế​

7.-Dieu-khoan-DDP_1-1024x576.png


Điều khoản Incoterms 2020 cho vận tải đa phương thức cuối cùng là DDP. Bên bán sẽ giao hàng cho bên mua khi hàng đã hoàn thành các thủ tục hải quan nhập khẩu và đặt dưới sự kiểm soát của bên mua.

Bên bán chịu tất cả các chi phí phát sinh trước điểm giao hàng. Gồm có chi phí thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu. Còn bên mua sẽ chịu mọi chi phí sau điểm giao hàng.

Các rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa trước khi hoàn thành giao hàng là do bên bán chịu trách nhiệm. Và bên bán phải ký hợp đồng vận tải để đưa hàng đến địa điểm đã chỉ định trước.

Làm sao để áp dụng các điều khoản Incoterms 2020 vào thực tế?

Về bản chất, Incoterms 2020 không phải là văn bản pháp luật mà được xem như tập quán của thương mại quốc tế. Chỉ khi các bên tham gia hợp đồng chỉ định sử dụng các điều khoản của Incoterms 2020 trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới có hiệu lực. Cụ thể, Incoterms 2020 sẽ trở thành điều kiện bắt buộc, sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên ký hợp đồng.

Những điểm mới trong Incoterms 2020 đã quy định rõ các nghĩa vụ mua bảo hiểm, thuê phương tiện vận chuyển, trách nhiệm thanh toán chi phí của các bên, thời điểm giao hàng, … Thế nhưng, Incoterms 2020 không hề đề cập đến phương thức thanh toán, giá trị hợp đồng hay hậu quả của việc vi phạm hợp đồng… Mà theo đó, những điều này sẽ tùy vào thỏa thuận của đôi bên được thể hiện trong hợp đồng. Hoặc dựa trên tập quán ngành nghề, tập quán cảng, tập quán của nước sở tại…

Chính vì thế, muốn áp dụng linh hoạt các điều khoản Incoterms 2020 để mang lại lợi ích thực tế trong việc xây dựng hợp đồng thương mại; bạn phải trang bị một cách chuyên sâu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics. Đồng thời, cần có sự dẫn dắt của các chuyên gia kỳ cựu trong ngành.

(*) Saigon Academy – Nơi phát triển nền tảng nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học xuất nhập khẩu, khóa học Logistics từ cơ bản đến nâng cao. Dẫn dắt bạn tự tin vào nghề với phương châm: HỌC ĐƯỢC – LÀM ĐƯỢC!

Liên hệ đăng ký khóa học xuất nhập khẩu​

Trung tâm Saigon Academy​

Lầu 2, phòng số 42, Cơ quan Đại diện Bộ Tài chính tại TPHCM. Số 138 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TPHCM

Điện thoại bàn: 028.839326653

Di động, zalo: 0913.106015

Email: tranquangvu80@gmail.com

Giờ làm việc: 8h30 - 16h00 từ Thứ 2 đến Thứ 6.
 
×
Quay lại
Top