IELTS: 10 bí kíp cho bài thi Speaking

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Mùa dịch hạn chế ra ngoài nên chúng ta sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, thay vì chơi game, xem phim hoặc hóng drama, tại sao bạn không thử học thêm một kỹ năng mới? Hãy thử sức với một kỹ năng thuộc hàng “khó nhằn” của IELTS: kỹ năng Speaking. Hiểu rõ cấu trúc bài thi sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn nhằm chuẩn bị tốt hơn cho bài thi này. Cùng tìm hiểu với mình nhé!

10 bí kíp cho bài thi Speaking


Đối với thi IELTS trên giấy và cả trên máy tính, bài thi Speaking đối thoại trực tiếp được chia thành 3 phần (part).

Part 1

Ở Part 1, bạn sẽ đối thoại trong 4-5 phút với một giám khảo IELTS về bản thân mình. Các chủ đề có thể bao gồm:


  • Work (Công việc)
  • Family (Gia đình)
  • Home life (Đời sống tại gia)
  • Personal interests (Sở thích cá nhân)

Part 2

Ở Part 2 của bài thi, bạn sẽ được cấp cho một thẻ chủ đề. Bạn sẽ có 1 phút để ghi chú về chủ đề và được phát một cây bút chì để chuẩn bị câu trả lời, sau đó được nói về chủ đề đó trong 2 phút.

Part 3

Ở Part 3, bạn sẽ đối thoại với giám khảo IELTS xoay quanh chủ đề được cho ở Part 2, thảo luận về nó cụ thể hơn. Part 3 sẽ kết thúc sau khoảng 4-5 phút.


Bí kíp 1: Đừng học thuộc câu trả lời

Đừng học thuộc câu trả lời, nhất là ở Part 1. Ngôn ngữ thuộc lòng không khiến giám khảo đánh giá chính xác về kỹ năng tiếng Anh của bạn. Giám khảo có thể biết bạn có đang học thuộc câu trả lời hay không và điều này sẽ ảnh hưởng tới điểm số cuối cùng của bạn.

Bí kíp 2: Đừng sử dụng từ vựng đao to búa lớn

Bạn có thể sẽ muốn tạo ấn tượng với giám khảo bằng những từ vựng đao to búa lớn và phức tạp. Nhưng hãy cẩn thận, cần tránh sử dụng từ vựng mình không rành. Sẽ dễ mắc lỗi khi phát âm sai và dùng từ không đúng ngữ cảnh. Lỗi sai có thể ảnh hưởng tới điểm số cuối cùng của bạn.

Hãy sử dụng phạm vi từ vựng có liên quan tới chủ đề được thảo luận mà bạn hiểu rõ. Dựa vào các chủ đề ở Bí kíp 10, lập danh sách từ vựng hoặc vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn học được nhiều từ vựng và cụm từ hơn liên quan đến các lĩnh vực thuộc chủ đề.


Bí kíp 3: Sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp

Khi giám khảo đánh giá kỹ năng nói của bạn, họ sẽ chấm điểm dựa trên các tiêu chí sau:

  • Lưu loát và mạch lạc
  • Nguồn từ vựng
  • Phạm vi và độ chính xác của ngữ pháp
  • Phát âm

Cố gắng sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp câu đơn và câu phức để bày tỏ điều mình muốn nói. Biết lỗi sai của bản thân và tập nói với bạn bè bằng tiếng Anh, hoặc tự ghi âm để phát hiện lỗi sai của mình. Nếu bạn nghe thấy một lỗi sai, hãy tự mình sửa sai. Bạn được đánh giá dựa trên khả năng sử dụng chính xác các cấu trúc ngữ pháp khác nhau, vì vậy thực hành nói đúng các thì quá khứ, hiện tại và tương lai rất quan trọng.

Bí kíp 4: Đừng ngại về chất giọng của mình

Với bài thi Speaking đối thoại trực tiếp, giám khảo tiếp xúc với nhiều chất giọng nên có thể hiểu được bạn đang nói gì, không giống như một cỗ máy AI đâu nhé. Nếu bạn có thể giao tiếp tốt, thì không có lý do gì để lo lắng cả. Nhưng hãy chú trọng vào các âm bạn gặp khó khăn và hãy sử dụng nhấn nhá và ngữ điệu vì tiếng Anh là ngôn ngữ có thời lượng nói dựa vào trọng âm (stress-timed language). Hãy thực hành với bạn bè, họ sẽ cho bạn biết nếu họ không hiểu điều bạn nói.

Bí kíp 5: Dừng lại để suy nghĩ

Sẽ không sao cả nếu dừng lại một chút để suy nghĩ điều cần nói. Tất cả chúng ta đều làm vậy để xử lý các câu hỏi. Bạn có thể sử dụng các cụm từ “câu giờ” như:

  • That's an interesting question (Thật là một câu hỏi thú vị)
  • I have never thought about that, but... (Tôi chưa từng nghĩ về điều đó, nhưng…)
  • Let me see (Để xem nào)
  • That's a good point (Đó là một ý hay)
  • That's a difficult question, but I'll try and answer it (Câu này hơi khó, nhưng tôi sẽ cố trả lời)
  • Well, some people say that is the case, however I think... (Ừm, nhiều người đồng tình với điều đó, tuy nhiên tôi nghĩ…)
  • Let me think about that for a minute (Để tôi suy nghĩ một chút)

Hãy tự tin nói và tránh sử dụng từ thừa (filler word). Chúng ta thường dùng từ thừa khi không biết nói gì, tuy nhiên nó lại khiến giám khảo biết rằng bạn không thể tiếp cận ngôn ngữ hoặc ý tưởng phù hợp, vậy nên hãy tránh sử dụng từ thừa và thay vào đó sử dụng các cụm từ ở Bí kíp 5.

Tránh các từ thừa sau:


  • Like
  • You know
  • Umm...
  • Ahh...
  • Ehh...
  • Well
  • Yeah...

Bí kíp 7: Mở rộng câu trả lời

Hãy trả lời câu hỏi của giám khảo đầy đủ. Mở rộng câu trả lời và đừng chờ giám khảo nhắc bạn bằng một câu hỏi khác. Khi bạn trả lời quá ngắn, giám khảo sẽ biết được bạn không thể nói cụ thể về chủ đề. Nếu giám khảo hỏi “Tại sao?”, thì họ đang nhắc bạn đưa ra lý do cho câu trả lời và mở rộng câu trả lời đầy đủ hơn.

Bí kíp 8: Mỉm cười có ích cho phát âm

Mỉm cười có thể giúp bạn bình tĩnh lại, từ đó có ích cho phát âm. Hãy phát âm rõ ràng, mở vòm miệng đủ rộng để âm phát ra rõ ràng. Khi bạn mỉm cười, miệng sẽ mở to hơn và giọng nói cũng thân thiện hơn. Sử dụng phát âm và giọng nói rõ ràng sẽ chứng minh cho giám khảo thấy bạn có thể sử dụng nhiều thành tố phát âm.

Bí kíp 9: Đừng nói đều đều

Đôi lúc khi nói, chúng ta sẽ nói đều đều, không có âm vực. Điều này khiến bạn khó bày tỏ điều cần nói và khiến người nghe khó xác định phần nào là trọng tâm. Nhấn âm vào những từ nhất định và ngắt theo phần có thể giúp đoạn đối thoại thu hút hơn. Khi nhấn âm, chúng ta sẽ dễ so sánh và làm nổi bật các ý chính bằng cách nhấn trọng âm vào các từ khoá. Nó cũng làm tăng độ trôi chảy của đoạn hội thoại, vì vậy nên ghi nhớ:

  • Đừng nói bằng một tông giọng
  • Thay đổi trọng âm và ngữ điệu để thêm nhấn nhá
  • Sử dụng cử chỉ tay để giúp giữ nhịp đoạn hội thoại

Bí kíp 10: Luyện tập các chủ đề phổ biến

Part 2 yêu cầu bạn nói về một chủ đề cho trước trong khoảng 2 phút. Luyện tập các chủ đề phổ biến với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp để cải thiện và học từ mới đi cùng mỗi chủ đề.

Các chủ đề phổ biến bạn có thể luyện tập bao gồm:


  • Tourism and travel (Du lịch)
  • Education (Giáo dục)
  • Transport (Giao thông)
  • Environment (Môi trường)
  • Family life (Đời sống gia đình)
  • Sport and recreation (Thể thao và giải trí)
  • Crime and punishment (Tội phạm và hình phạt)
  • The internet (Internet)
  • Advertising and retail (Quảng cáo và bán hàng)

Phối hợp 10 bí kíp trên cùng với tài liệu luyện tập IELTS để tạo dựng sự tự tin trong bạn.

Người đời thường nói, có công mài sắt có ngày nên kim, chăm chỉ rèn giũa và bạn sẽ có khả năng đạt được điểm số mình mong muốn.

Chúc bạn thành công!


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
 
Đối với thi IELTS trên giấy và cả trên máy tính, bài thi Speaking đối thoại trực tiếp được chia thành 3 phần (part).
 
×
Quay lại
Top