Hướng dẫn về vấn đề chuyển nhượng vốn

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
"Công ty trách nhiệm hữu hạn A có thành viên là ông A (A), Công ty cổ phần B (B) và ông C (C) thỏa thuận góp vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn X như sau: A góp bằng 1 căn nhà (được định giá 500 triệu, là tài sản đã góp vốn của thành viên và công ty A), B góp 30.000 cổ phiếu của mình và C góp 200 triệu. Hỏi: a) Dự định góp vốn của các thành viên như vậy liệu có thực hiện được không?b) Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên gía trị thực tế của căn nhà mà A góp vốn đã lên đến 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên phải góp bằng căn nhà. A yêu cầu thay đổi tài sản góp vốn và thay thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý. Trường hợp này yêu cầu của công ty A có thực hiện được không? Tại sao? c) B muốn thu hồi vốn nên đã chào bán phần vốn góp của mình cho 2 thành viên còn lại vào ngày 1/9/2017. Ngày 15/9/2017, A mua và thanh toán xong phần vốn được quyền mua tương ứng theo tỷ lệ góp vốn của mình trong công ty. C không thể mua vì không có tiền.Ngày 5/10/2017 B chuyển nhượng hết phần vốn còn lại cho bà Loan. Hỏi việc chuyển nhượng vốn của B như vậy có đúng qui định không? Vì sao?"

a) Dự định góp vốn của các thành viên như vậy liệu có thực hiện được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 thì: Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Mà theo dữ liệu bạn cung cấp thì việc dự định góp vốn trên là hoàn toàn hợp pháp và có thể thực hiện được.

b) Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên gía trị thực tế của căn nhà mà A góp vốn đã lên đến 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên phải góp bằng căn nhà. A yêu cầu thay đổi tài sản góp vốn và thay thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý. Trường hợp này yêu cầu của công ty A có thực hiện được không? Tại sao?

Căn cứ Khoản 2 Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014 thì "Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại." Do vậy, ở đây A yêu cầu thay đổi tài sản góp vốn mà không được B,C đồng ý nên A phải góp vốn bằng căn nhà như đã cam kết.

c) B muốn thu hồi vốn nên đã chào bán phần vốn góp của mình cho 2 thành viên còn lại vào ngày 1/9/2012. Ngày 15/9/2012, A mua và thanh toán xong phần vốn được quyền mua tương ứng theo tỷ lệ góp vốn của mình trong công ty. C không thể mua vì không có tiền. Ngày 5/10/2012 B chuyển nhượng hết phần vốn còn lại cho bà Loan. Hỏi việc chuyển nhượng vốn của B như vậy có đúng qui định không? Vì sao?

Theo quy định tại Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về chuyển nhượng phần vốn góp thì:


1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì B đã chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên theo tỉ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và B chỉ chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đố với các thành viên còn lại cho bà Loan - người không phải là thành viên công ty sau khi A và C mua không hết trong thời hạn từ khi chào bán phần vốn góp của mình đến khi chuyển nhượng hết phần vốn còn lại cho bà Loan là 35 ngày. Như vậy, việc chuyển nhượng của B như vậy là đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội.
 
×
Quay lại
Top