Hướng dẫn cách ghi nợ có trong kế toán doanh nghiệp

kaikevn

Banned
Tham gia
20/7/2021
Bài viết
0
Để thực hiện được các bút toán ghi nợ có thì kế toán viên cần nắm vững các tài khoản kế toán và xác định đối tượng kế toán liên quan trong nghiệp vụ phát sinh. Mỗi loại tài khoản sẽ có những quy tắc ghi nợ có khác nhau.

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các nguyên tắc định khoản và quy trình định khoản kế toán. Hỗ trợ bạn nắm được cách ghi nợ có trong kế toán doanh nghiệp.

Nguyên tắc ghi nợ có trong kế toán​

Có 9 loại tài khoản kế toán cùng với các tính chất ghi nợ có cụ thể như sau:

Tài khoản loại 1; 2 (Tài sản): Là tài sản thuộc sở hữu của Công ty.​

  • Phát sinh Tăng ghi bên Nợ.
  • Phát sinh Giảm ghi bên Có.
  • Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ nằm bên Nợ.

Tài khoản loại 3; 4 (Nguồn vốn): Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản.​

  • Phát sinh Tăng: Ghi bên Có.
  • Phát sinh Giảm: Ghi bên Nợ.
  • Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ nằm bên Có.

Tài khoản loại 5; 7 (Doanh thu và thu nhập khác).​

  • Phát sinh Tăng doanh thu và thu nhập khác: Ghi bên Có.
  • Phát sinh Giảm doanh thu: Ghi bên Nợ.
  • Cuối tháng kết chuyển vào tài khoản loại 9 để xác định kết quả lãi hoặc lỗ.
  • 2 loại tài khoản này không có số dư.

Tài khoản loại 6;8 (Chi phí).​

  • Phát sinh Tăng chi phí: Ghi bên Nợ.
  • Phát sinh Giảm: Ghi bên Có.
  • Cuối tháng kết chuyển vào tài khoản loại 9 để xác định kết quả lãi hoặc lỗ.
  • 2 loại tài khoản này không có số dư.

KẾT LUẬN​

Các tài khoản mang tính chất tài sản gồm: 1,2,6,8:​

  • Phát sinh Tăng : Ghi bên nợ.
  • Phát sinh Giảm: Ghi bên có.

Các tài khoản mang tính chất nguồn vốn: 3,4,5,7:​

Phát sinh Tăng: Ghi bên Có.
Phát sinh Giảm: Ghi bên Nợ.

Ví dụ: Doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ mua hàng và thanh toán bằng tiền mặt:
  • Mua hàng => Tăng hàng hóa lên, ghi bên Nợ.
  • Thanh toán bằng tiền mặt => Giảm tiền mặt, ghi bên Có.
Hạch toán khi thanh toán tiền mua hàng:

Nợ TK 156 – Hàng hóa.
Có TK 111 – Tiền mặt.

Nguyên tắc định khoản kế toán​

  • Xác định tài khoản ghi Nợ trước, ghi Có sau.
  • Trong cùng một định khoản, tổng giá trị bên NỢ = tổng giá trị bên CÓ.
  • Một định khoản phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản đơn. Nhưng không được gộp nhiều định khoản đơn thành định khoản phức tạp vì sẽ khó cho công tác kiểm tra.
  • Có thể tách định khoản phức tạp thành những khoản đơn.
Đọc tiếp bài viết tại: https://kaike.vn/huong-dan-cach-ghi-no-co-trong-ke-toan-doanh-nghiep/
 
×
Quay lại
Top