Hợp đồng lao động thời vụ, ngắn hạn - một hình thức lách luật?

windsong1991

Thành viên
Tham gia
25/2/2013
Bài viết
43
Hiện nay theo quy định của Bộ luật Lao động cũng như Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động theo quy định hiện hành. Do vậy, nhiều DN ký kết hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng với người lao động, sau khi hết hạn lại tái ký kết hợp đồng lao động dưới 3 tháng nữa nhằm mục đích không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.Theo điều 27 Bộ luật Lao động quy định:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Hợp đồng lao động thời vụ được xem là một loại hợp đồng có xác định thời hạn do đó một doanh nghiệp có thể ký tối đa hai lần loại hợp đồng này đối với một người lao động. Hết thời hạn của hợp đồng nếu doanh nghiệp vẫn còn nhu cầu sử dụng người lao động này thì buộc phải chuyển sang hình thức hợp đồng không xác định thời hạn mới đảm bảo tuân thủ đúng luật lao động.

Có một thực tế đó là với các hợp đồng thời vụ, người lao động rất dễ bị sa thải và không được nhận trợ cấp trong thời gian tìm việc mới, đồng thời công ty cũng không cần đóng bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên. Tuy nhiên, loại hợp đồng này chỉ được ký 2 lần cho 1 người lao động. Nếu hết hạn HĐ, công ty không ký tiếp nhưng nhân viên vẫn tiếp tục làm việc, công ty vẫn trả lương đủ thì HDLĐ đã ký kết trước đây mặc nhiên trở thành HĐLĐ không xác địnhthời hạn. Đồng thời theo Điều 27, Điều 28 của BLLĐ thì: Công ty chỉ có thể giao kết 01 HĐLĐ (miệng thời hạn dưới 3 tháng) với người lao động. Nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc tại Công ty, sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ (miệng) hết hạn mà công ty không ký hợp đồng mới, sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 27 – BLLĐ, HĐLĐ giữa người lao động và công ty đương nhiên trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
Dựa vào điểm này nhiều công ty đã “lách luật” một cách hợp pháp. Rất nhiều nhân viên đã làm lâu năm nhưng vẫn chưa ký hợp đồng (chỉ nói bằng miệng) thì hợp đồng bằng miệng mặc nhiên là HĐLĐ không xác định thời hạn. Việc ký hợp đồng thời vụ cho nhân viên làm lâu năm, công ty ký làm nhiều lần (đúng luật là chỉ 2 lần/ người lao động) thì nơi đóng BH cũng không biết. Một hình thức mà các công ty biết cách lách luật đã đưa ra đó là Luật quy định là người lao động phải tiếp tục làm việc thì mới buộc người sử dụng lao động phải ký HĐLĐ không xác địnhthời hạn, do đó công ty có thể chọn giải pháp thanh lý hợp đồng lao động với người lao động , sau đó công ty có thể ký tiếp hợp đồng lao động 1 năm ( hợp đồng xác định thời hạn) lần thứ 3, thứ 4 với người lao động. Bởi vì công ty đã làm thủ tục thanh lý hợp đồng nên theo quy định của Luật thì không thuộc trường hợp người lao động tiếp tục làm việc nữa. Do đó các bên vẫn có thể tiếp tục ký kết HĐLĐ thứ 3, thứ 4 là HĐLĐ xác định thời hạn (không quá 3 năm).
[URL="https://daotaonhansu.com/hop-dong-lao-dong-thoi-vu-ngan-han-mot-hinh-thuc-lach-luat/"]Mong mọi người chia sẻ[/URL]
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top