Hội chứng mặc cảm ngoại hình

rio_sp

Cầu bao nuôi, hứa sẽ ngoan
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/11/2011
Bài viết
14.548
(Dân trí) - Mặc cảm ngoại hình (hay còn gọi là hội chứng BDD) là một trong những nguyên nhân gây tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý giới trẻ, khiến nhiều teen ám ảnh, tự cho mình là xấu xí, kì dị dẫn đến những hậu quả khôn lường như tự tử hoặc tự xâm hại bản thân. Đau đớn với những điều khó nói
Mỗi lần soi gương Sam (17 tuổi) cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Trong lòng luôn uất hận cha mẹ - người đã tạo nên hình hài “xấu nhất quả đất” cho cô con gái duy nhất: mũi tẹt, má phồng to, mặt bè bè vuông vức chữ điền trông như đàn ông.
Hồi đầu, cô bé chăm chút trang điểm, tô tô vẽ vẽ nhiều đến nỗi như đeo mặt nạ. Riêng đôi mắt Sam phải gắn tới 6 hay 7 lớp mascara, tóc buông xõa như cố che bớt phần khuyết điểm của đôi gò má.
3 tháng sau, mặt Sam chẳng khác gì trái cà chua ửng đỏ, da bắt đầu thô ráp, sần sùi. Cô bé lầm lũi nhốt mình trong phòng ngủ, nằng nặc không muốn đến trường vì sợ bạn bè trêu chọc, thầy cô phê phán.
301212-xau-762ba.jpg



Nhiều khi còn gắt gỏng, thù ghét mọi người vì Sam cho rằng mình hoàn toàn “lép vế” so với “thiên hạ.” Cô bé sợ soi gương đến nỗi cả nhà phải dùng rèm che hết những chỗ có thể phản chiếu hình ảnh, nhưng vẫn không đủ sức xoa dịu nỗi bức xúc cao hơn ngọn núi chất chứa trong lòng khi cô bé vô tình thấy mình qua một số vật dụng cơ bản như thìa, ly, thậm chí cả chai coca-cola vô tội.
Nhìn tổng thể, thực ra Sam cũng hết sức bình thường. Chẳng qua do cô bé quá mặc cảm và tự huyễn hoặc sai lệch về bản thân, mới dẫn đến kết quả tự dằn vặt đau đớn và gây hoang mang cho các thành viên khác trong gia đình.
Phân tích từ các chuyên gia
Tình trạng “mơ hoang” kiểu như Sam được xếp vào hội chứng BDD (Body Dysmorphic Disorder), một chứng rối loạn tâm lý về những khiếm khuyết ngoại hình, tập trung chủ yếu ở các bộ phận cơ thể như đầu óc, tóc tai, mũi, cằm và thậm chí là cả kích cỡ “khiêm tốn không giống ai” của “cậu nhỏ.”
BDD đang ngày càng phổ biến – thống kê cho thấy cứ 100 người sẽ có 1 người “dính” phải hội chứng trên, xuất hiện phần lớn đối với thanh thiếu niên (cả trai lẫn gái).
Theo Giáo sư - tiến sỹ David Mataixj-Cols, chuyên gia nghiên cứu tâm lý thuộc viện tâm thần, bệnh viện Maudsley (Anh), nguyên nhân phần nào liên quan đến yếu tố di truyền, hình thành nên các đặc điểm nổi bật, dễ gây chú ý khi gien “dị tật” lặn của bố mẹ trở thành gien trội và được biểu hiện rõ nét ở thế hệ sau. Đôi khi là do tác động từ yếu tố bên ngoài khi xã hội quá thiên về hình tượng.
Và theo Giáo sư-tiến sỹ Katharine Phillips, trưởng khoa Thần kinh và hành vi con người, Đại học y Alpert (thuộc Đại học Brown), đảo Rhode chuyên nghiên cứu về hội chứng này cho biết nguyên nhân đúng là do xã hội đang bùng nổ về xu hướng “chân, thiên, mỹ.” Rất nhiều bạn trẻ cuồng hình ảnh thần tượng quá lố, nên khi thấy “idol” của mình hoặc thậm chí một gương mặt xinh xắn, một cơ thể gợi cảm của một “hot girl” mà theo teen đã đủ sức gán mác “hoàn hảo,” các em liên tục so sánh và tự thấy yếu kém, thiệt thua, thành ra tự kỷ.
Hệ quả khôn lường của hội chứng
Nhiều em tỏ ra vô cùng sợ hãi, đau đớn, nhanh chóng gom tiền tìm đến trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ hoặc các cơ sở làm đẹp với mong ước cải thiện khiếm khuyết. Nhưng cũng không ít em thất vọng, trầm cảm thái quá sinh ra tiêu cực: cách ly bạn bè, bỏ học, nguyền rủa người thân và nguy hiểm nhất là liều lĩnh tự tử.
Phương pháp điều trị
Các chuyên gia cho rằng BDD là hội chứng tương đối khó chữa. Hiện khoa học đang ứng dụng phương pháp phối hợp giữa liệu pháp hành vi nhận thức (gọi là CBT) đồng thời bổ sung viên uống chống trầm cảm hỗ trợ trực tiếp não bộ để xóa tan mặc cảm ám ảnh thiếu trung thực về bản thân.
Tuy nhiên, theo tiến sỹ Mataix-Cols, phải biết điều chỉnh hợp lý các kỹ thuật CBT truyền thống tùy thuộc vào từng bệnh nhân và từng nhóm tuổi. Đây là một câu chuyện tương đối dài nhưng mang lại hiệu quả cao.
C.Nguyễn
TheoTelegraph




hãy tự tin với những gì bạn có vì đó là tình yêu bố mẹ dành cho các bạn :)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top