HỘI CHỨNG "Ế" =))

red dust

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/12/2011
Bài viết
2.998
A - Đại cương

Ế (Alone Syndrome, AS) là một hội chứng lâm sàng không đặc hiệu cho bệnh nào, xuất hiện ở mọi đối tượng với tần suất như nhau, trên nền một bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ hoặc nhiều khi không phát hiện được yếu tố nguy cơ nào. Tiên lượng bệnh rất thay đổi, và điều trị cũng rất phức tạp phụ thuộc vào từng bệnh cảnh.


B - Sinh lí bệnh

Ế được phân loại thành hai nhóm:

- Ế nguyên phát: cả đời chưa có một mống nào yêu.

- Ế thứ phát: ế xuất hiện sau một sang chấn. Các sang chấn thường gặp bao gồm: sau chia tay, sau phơi nhiễm với tin đồn thất thiệt, sau phơi nhiễm với học tập cường độ cao trong thời gian kéo dài ...


Ế nguyên phát thường xuất hiện trên nền các yếu tố nguy cơ:

- Thiểu năng dung nhan bẩm sinh.
- Thiểu năng muối hoặc/và iod bẩm sinh (hai rối loạn này rất hay đi cùng nhau).
- Các thể nhân cách tiềm năng: thể chảy nước, thể gàn, thể thích gây chú ý, thể thao cuồng, thể bán cá ...
- Rối loạn dạng thiên tài: hình thành một hàng rào miễn dịch không đặc hiệu cản mọi tấn công ngoại lai của thần Cupid.

Đôi khi, ế là do ... số nó phải thế. Yếu tố nguy cơ có thể tìm được ra trong Tử Vi, Tứ Trụ, Chiêm tinh học, Tarot, ... hí hí hí :">

Các rối loạn này nhìn chung ngăn cản các chất giải ế xâm nhập vào cơ thể. Phơi nhiễm kéo dài có thể dẫn tới hội chứng tận (FA Syndrome).


C - Lâm sàng

Các biểu hiện điển hình của ế bao gồm:

- Hội chứng rối loạn hành vi: do vô công rồi nghề. Ví dụ: viết rất nhiều note X_X, trong ngày Valentine ngồi post status chằng chịt, tối thứ bảy ngồi xem phim một mình, lao đầu vào học tập và công việc không biết mệt mỏi, đổi avatar thường xuyên, chat với tất cả mọi người, đi shopping thường xuyên, đòi hỏi thái quá ... Hành vi FA: đặt relationship status với bản thân, hoặc thay đổi relationship status liên tục, post stt nói hoặc note giả vờ nói về một người yêu nào đó, nhưng người yêu đó thực chất là nghề nghiệp, công việc, môn học, phim ảnh ...

- Hội chứng rối loạn cảm xúc: tùy vào từng cá thể, có thể là trầm cảm trường diễn, hưng cảm trường diễn, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hoặc các đợt biến loạn khí sắc chớp nhoáng ...

- Hội chứng rối loạn tư duy: ban đầu có thể không rõ ràng, sau xuất hiện các hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng hận thù, hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng vĩ cuồng, hoang tưởng tí hon ... Nhìn chung, khi hoang tưởng đã được thành lập vững chắc, bệnh nhân rất khó điều trị.

- Hội chứng rối loạn nhân cách: đi từ nhân cách này sang nhân cách khác, lúc rất hiền lành nhã nhặn, lúc lại đanh đá ghê gớm, lúc thì lạnh lùng cô độc, lúc lại thân thiện thái quá ...

- Hội chứng tự thỏa mãn bản thân: tự thỏa mãn về mặt tâm ní, và ... xinh ní :">


Các dạng nguy hiểm:

- FA syndrome: Hội chứng ế ở giai đoạn tận, không điều trị được.

- Ế thứ phát trên nền ế nguyên phát (secondary alone superimposed on chronic primary alone syndrome): gia tăng mức độ nặng của ế; dễ tổn thương vĩnh viễn không hồi phục dẫn tới FA syndrome.


D - Chẩn đoán

Bảng điểm ước tính của Hội Ế Theo Xu thế (Trend-based Alone Organization Estimation - TAO-E) cung cấp 5 đánh giá sau cho bác sĩ lâm sàng. Mỗi câu hỏi được chấm từ 0 đến 3 điểm.

1. Mức độ rối loạn hành vi: không rối loạn - xuất hiện hành vi vô công rồi nghề - vô công rồi nghề thường xuyên - các hành vi FA.

2. Mức độ rối loạn cảm xúc: không rối loạn - thay đổi khí sắc - hưng cảm hoặc trầm cảm rõ - biến loạn khí sắc liên tục / trầm cảm nặng.

3. Mức độ rối loạn tư duy: không rối loạn - tư duy có nội dung sai lệch nhưng còn đả thông được - hoang tưởng (một loại) - hoang tưởng đa dạng.

4. Mức độ rối loạn nhân cách: không rối loạn - một loại hình nhân cách - hai loại hình nhân cách đối nghịch - > 2 loại hình nhân cách hoặc hai loại hình nhân cách không đối nghịch cùng tồn tại song song.

5. Mức độ tự thỏa mãn bản thân: không phải tự thỏa mãn - tự thỏa mãn một vấn đề (TL hoặc SL) - tự thỏa mãn hai vấn đề (TL và SL) - tự thỏa mãn nhưng không thấy thỏa mãn.

Tổng: 0-2: không ế; 3-4: dọa ế; 5-7: ế nhẹ; 8-10: ế trung bình; 11-13: ế nặng; 14-15: FA syndrome.

TAO-E của người viết bài này là 6 điểm. Em ở mức ế nhẹ :">


E - Điều trị

- Điều chỉnh các rối loạn: tốt nhất nên gặp các chuyên gia tâm lí (và sinh lí :|) để được điều chỉnh :">

- Đối với ế thứ phát, cần loại bỏ các nguyên nhân gây ế: cải chính tin đồn, giảm bớt khối lượng học tập, công việc ... Riêng với sang chấn tâm lí, cần tích cực động viên bệnh nhân rằng "ngày mai trời lại sáng", "khi một cánh cửa đóng lại thì nhiều cánh cửa mở ra blah blah blah" ... Hiệu quả điều trị thường thấp.

- Đối với ế nguyên phát, cần thay đổi các yếu tố nguy cơ: đến Thu Cúc gặp Chung chim, đi chơi với những hội tinh tế ...

- Đi xem bói :|

- Ngồi chờ định mệnh và không ngừng tin tưởng


F - Tiên lượng

Bảng điểm đo lường ước tính của Học viện Ế (Estimating Measure of Alone Institute - E-MAI) cung cấp đánh giá sau cho bác sĩ lâm sàng.

- Chia tay người yêu:
Tồn dư cảm xúc còn < 10%: 1 điểm
Tồn dư cảm xúc còn > 10%: 2 điểm
Rất nhiều người yêu: 4 điểm

- Tin đồn:
Không thất thiệt: 1 điểm
Thất thiệt: 2 điểm

- Học tập công việc căng thẳng:
Tự cân bằng được: 1 điểm
Không tự cân bằng được: 2 điểm

- Thiểu năng dung nhan, muối, iod:
1 loại, còn bù: 1 điểm
1 loại, mất bù: 2 điểm
>1 loại: 4 điểm

- Các thể nhân cách nguy cơ:
1 loại: 1 điểm
>1 loại: 3 điểm

- Xuất hiện hoang tưởng: 3 điểm

- Rối loạn dạng thiên tài: 4 điểm

Tổng điểm:
  • 0-2: hồi phục tốt;
  • 3-6: khả năng hồi phục hoàn toàn 50%;
  • 7-9: khả năng hồi phục hoàn toàn 10%;
  • >=10: rất khó hồi phục
 
cái này là của anh của trường mình viết
Hoàng Bảo Long - nhân vật nổi tiếng của trường Y thân yêu :))
 
×
Quay lại
Top