Học nhiều quá có bị sao không?

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
KHÔNG.

Các em thân mến!

Trong chúng ta, không ai học nhiều hơn nhà khoa học, mà các nhà khoa học đâu có bị khùng. Trong các em có ai học hơn giáo sư Ngô Bảo Châu không? Tất nhiên là chưa rồi. vậy nhìn giáo sư xem, ông ta luôn trông rất sáng suốt, phong độ, và tự tin.

Não là bộ phận duy nhất của cơ thể càng dùng nhiều càng tốt, càng sử dụng lắm thì nó càng sắc sảo. Nên cứ “yên chí lớn” mà học nhé các em.

Nhưng, tại sao có trường hợp vài người do học nhiều bị trầm cảm, trầm uất, thậm chí rối loạn thần kinh dẫn đến chịu chứng bị tâm thần từ nhẹ tới nặng?

1. Do đầu óc họ bị suy nhược.

Não cũng giống như mọi cơ phận trên cơ thể, nếu hoạt động nhiều, dày, dài lâu thì nó mệt, thế thôi. Khi nó không được nghĩ ngơi, tất nhiên nó sẽ suy nhược và gặp vấn đề.

Sức làm việc của não ( ghi nhớ, phân tích, sáng tạo) của mỗi người khác nhau, tùy theo tâm trạng khác nhau nhưng đều có giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định.

Một số người do tập trung quá lâu, nhịn đói , nhịn khát, mất ngủ, lo lắng thường xuyên, chịu áp lực quá lớn…Bên cạnh đó, họ KHÔNG ĐỦ TRÌNH ĐỘ nhận thức, ý thức, kiến thức về não bộ nói chung cũng như cách bảo vệ chăm sóc và phát triển nó. Họ thường chỉ hoạt động theo bản năng, sở thích, nhu cầu trước mắt, hoặc bắt chước rập khuôn người khác dẫn đến suy nhược là phải rồi.

Do đó, trong trường hợp này không được đổ thừa là do học nhiều- quá- nên -bị- điên, phải nói là ngược đãi não quá nó bị hư mới đúng.

2. Người đó vốn đã có vấn đề thần kinh sẵn rồi

Thầy không nghiên cứu về khoa học thần kinh nên không thể nói sâu về nguyên do, chịu trứng, phân loại bệnh tâm thần…

Tuy nhiên, thầy dám logic một điều là: họ chắn chắn đã có vấn đề về thần kinh từ trước, nên khi bị một kích thích lớn như: trượt đại học, người yêu bỏ, mất người thân yêu, bị một thất bại lớn…họ rối loạn thần kinh ngay thậm chí hóa ra điên dại.

Thế thì làm sao nhận ra mình hoặc người thân mình có bị vấn đề thần kinh không?

Các em hãy nhìn vào dấu hiệu của chứng stress từ nhẹ đến nặng để phán đoán:

- Mức 1: mất tập trung, mất bình tĩnh, giảm trí nhớ, đãng trí, kiệt sức, chán nản, không ngủ ngon, chán ăn.

- Mức 2: cảm giác hoảng hốt, sợ hãi, lo lắng dồn dập, giận dữ vô cớ, mừng giận thất thường, mất ngủ,hay quên, ngã bệnh thường xuyên.

- Mức 3: rối loạn nhận thức, rối loạn chức năng, rối loạn hành vi, ảo giác, suy nhược cơ thể nặng, muốn từ bỏ, tấn công người khác.

Tất nhiên, ngày nay ai không bị stress và trải qua ít nhiều chịu chứng như kể trên, tuy nhiên, nếu cảm giác và chịu chứng trên xuất hiện quá nhanh, quá nhiều, quá thường xuyên, quá nghiêm trọng thì đã “bị” rồi, phải đi gặp bác sĩ hoặc “người sửa chữa não” cho nhanh.

Còn các em nên làm gì:

1. Đừng học (ghi nhớ, phân tích, sáng tạo) quá nhiều một lúc.

2. Phải để não nghỉ ngơi. Phải học cách nghỉ ngơi cho đúng.

3. Phải tuân theo quy luật tự nhiên của não: SÁNG- ghi nhớ, TRƯA- làm công việc mang tính thao tác, rập khuôn, TỐI- tổng hợp, KHUYA- sáng tạo.

Tất nhiên, nếu cần phải sáng tạo thì phải làm chứ không nhất thiết phải buổi khuya. Tuy nhiên, cố gắng đừng ép não quá là được.

4. Hãy cho não một NIỀM TIN thì nó mới siêng được

Các em lưu ý không dùng não nó cũng bị hỏng nửa đó nha. Bên cạnh não hỏng, chúng ta nên biết cũng có các loại não khác nửa: não lười, não lợn, não thối…

Coi chừng “Life shakes you so hard that shit and brain mix together” nghen.

Các em gắng học.

Nguyễn Cao An Tôn- “no matter what I do I will do it on my name”

Thủ Đức June 20, 2019.
 
thầy ơi sắp tới có bài viết nào chỉ tụi em cách phân bố thời gian và năng lượng để học tốt không ạ?
 
×
Quay lại
Top