Học lệch - hệ lụy của nền giáo dục ứng thí

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
​Theo nhiều nhà giáo cũng như các chuyên gia, hiện tượng học sinh xé đề cương môn sử không chỉ vì chán ghét môn học này mà trước hết xuất phát từ tư duy học lệch hằn sâu trong tiềm thức mỗi học trò.

1516362f48588f-img-828548-3433.jpg

Học tủ, học lệch là căn nguyên của việc học sinh xé đề cương thi môn S
ử.​
Môn chính - môn phụ

Hai hôm nay, dư luận xôn xao bởi clip quay cảnh hàng trăm học sinh ở Trường THPT Nguyễn Hiền (TP Hồ Chí Minh) xé đề cương môn sử ngay sau khi được thông báo trong số các môn thi tốt nghiệp năm nay không có môn Sử.
Tuy nhiên, đây không phải là scandal đầu tiên của mùa thi năm nay. Chỉ trước thời điểm diễn ra cảnh xé đề cương tập thể khoảng một tuần thôi, học trò khối 12 của cả nước liên tục chịu những cơn "đau tim", vì những tin đồn liên quan môn thi tốt nghiệp mà đỉnh điểm là vụ "siêu lừa" của chủ nhân website ledaiphat.com.

Trên trang của mình, chủ nhân website này (được giới thiệu là một học sinh đang học lớp 12) đăng một bài viết trong đó khẳng định các môn thi tốt nghiệp năm nay ngoài ba môn Toán, Văn, tiếng Anh còn có ba môn thể dục, giáo dục công dân, công nghệ.
Đây là những môn mà giới học trò xem là "phụ của môn phụ", được cả xã hội ngầm hiểu với nhau là sẽ không bao giờ có mặt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
"Sau khi nghe tin đồn, một anh lớp trên gặp em hỏi mượn xe để đi mua sách giáo khoa môn công nghệ. Anh ấy cho biết, từ trước tới nay anh ấy không hề động tới môn này", P.Đ, học sinh lớp 11D2 Trường THPT Nguyễn Tất Thành kể.

Theo nhiều nhà giáo, thực tế trên phản ánh một căn bệnh ăn sâu vào tận gốc rễ nền giáo dục nước nhà: bệnh học lệch. Từ căn bệnh này mà khái niệm "môn chính - môn phụ" trở thành những từ khoá quen thuộc với hầu hết thầy - trò trong các trường phổ thông.
"Quan niệm môn chính, môn phụ trong trường phổ thông đã chi phối và ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy học. Tâm lý đó đã ăn sâu trong tiềm thức của xã hội, ngay cả trong suy nghĩ của không ít giáo viên, cán bộ quản lý trong và ngoài ngành giáo dục". PGS TS Đỗ Hồng Thái, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên nhận xét.

Do có môn chính và có môn phụ mà mỗi năm đến cuối tháng 3, dư luận lại được chứng kiến những động thái "giật mình" của học sinh lớp 12 khi Bộ GD&ĐT báo môn thi tốt nghiệp, cho dù kỳ thi này từ lâu chỉ mang tính hình thức với tỉ lệ tốt nghiệp đẹp 98 - 99%.
"Ngay cả với những trường chất lượng đầu vào thuộc top cao của thành phố, học sinh vẫn sợ khi nghe nói đến môn sử - địa, bởi đơn giản là các em đã bỏ những môn này từ khi bắt đầu vào lớp 10 để chuyên chú học những môn mình sẽ thi ĐH", thầy Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring, Hà Nội nói.
Cô Bùi Thị Minh Nga, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Trần Phú, Hà Nội, cũng nhận xét: "Già nửa học trò trường tôi thi khối D, vì thế nghe nói đến môn sinh sẽ thi tốt nghiệp là các em sợ xanh mặt".

Căn nguyên từ nền giáo dục ứng thí

hoc-lech-he-luy-cua-nen-giao-duc-ung-thi-2-828548-3548.jpg
Phao thi tốt nghiệp PTTH vứt đầy sân trường tại một địa điểm thi ở Hà Nội Ảnh tư liệu: Hồng Vĩnh.

Theo nhiều chuyên gia, từ nhiều chục năm nay, có một "hội chứng thi" rất đặc biệt của giáo dục Việt Nam, xuất phát từ cách làm giáo dục "tập trung tất cả việc dạy và học vào thi cử".
Trong cái vòng luẩn quẩn học để thi đó thì học lệch là một tất yếu và là một tình trạng phổ biến trong ứng xử của thầy - trò các trường phổ thông, đặc biệt với học sinh cuối cấp phổ thông. "Theo một khảo sát mà chúng tôi làm năm ngoái, trong số 552 học sinh lớp 12 thì chỉ có 31 em đăng ký nguyện vọng thi khối C. Học sinh tập trung chủ yếu vào các môn thi ĐH. Do vậy, môn lịch sử dù là một trong những môn có thể sẽ được dùng để thi tốt nghiệp vẫn không thể thu hút sự quan tâm của học sinh trong kì ôn thi cuối cấp", PGS TS Đỗ Hồng Thái nói.

Nhiều nhà giáo cũng như các chuyên gia còn cho rằng, sở dĩ trong cái vòng kim cô học để ứng thí, học trò phải học lệch còn do sự quá tải trong chương trình cũng như từ các kỳ thi mang lại. Theo GS Văn Như Cương, việc đánh giá kết quả giáo dục, kiểm định và thi cử hiện nay quá nặng nề và hình thức.
Vì thế, định hướng cho việc dạy và học vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu: học tủ, học vẹt… "Hầu như toàn bộ hoạt động dạy và học của thầy - trò chỉ nhằm mục đích đi thi", GS Văn Như Cương nhận xét.

Còn thầy N.T.T, giáo viên Trường THPT Chu Văn An cũng cho biết "Bộ ban hành chương trình giảm tải nhưng trên thực tế học sinh vẫn phải tăng tải trong các lớp học thêm bởi có như vậy các em mới làm bài tốt trong kỳ tuyển sinh ĐH".
Ngày 8/4, ông Nguyễn Cảnh Tân - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) xác nhận sự việc học sinh của trường tung giấy xuống sân trường như trên mạng đăng tải là có thật và nó diễn ra trong 2 ngày 29/3 và 3/4. Ông Tân cho biết, giấy mà học sinh xé ném xuống sân trường thì có nhiều loại cả giấy vụn, giấy nháp, chứ không chỉ là tài liệu môn sử như trên mạng thông tin. "Về xử lý sự việc này thì chẳng có gì cả. Trường không kỷ luật, không phê bình em nào cả. Sau khi xảy ra sự việc thì tôi đến từng lớp nói chuyện với các em rằng: Các em xử sự như vậy là sai, bởi chẳng ai làm cái chuyện xả rác từ trên lầu xuống cả, bên cạnh đó, nếu trong giấy các em xé đó có sách vở thì các em đùa nghịch quá trớn. Nhà trường cũng sẽ rút kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em", ông Tân nói.
Theo Xaluan
 
heo cun chuyên ấp tin tức bên này à :KSV@09:
 
phân biệt đối xử môn phụ để học môn chính
cũng do nó quan trọng hơn các môn khác thui......
cũng nhờ vậy mà "dân ta chẳng biết sử ta",rồi "đạo đức giớ trẻ có vấn đề"!!!...
 
phân biệt đối xử môn phụ để học môn chính
cũng do nó quan trọng hơn các môn khác thui......
cũng nhờ vậy mà "dân ta chẳng biết sử ta",rồi "đạo đức giớ trẻ có vấn đề"!!!...
trc mình cũng chỉ học môn nào mình thích thôi , cơ mà lên cấp 3 lại vào khối A đúng khối có nhìu môn mình kém , sau đó lại thấy những môn ý cũng có cái thú vị riêng :D
 
×
Quay lại
Top