Học cách chống rủi ro

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
huyen20114421358274_0.jpg

Với những NĐT mới gia nhập thị trường, “chống rủi ro” có lẽ là cụm từ khá xa lạ, nhất là vào thời điểm thị trường đang tăng giá. Thế nhưng, biết chống rủi ro lại là nhân tố cơ bản cho sự thành công đối với một NĐT kinh doanh cổ phiếu (CP).

Xác suất đúng của các dự đoán chỉ vào khoảng 50 – 70%

Cho đến nay, hầu hết NĐT cá nhân đều dựa vào các dự đoán để mua bán CP. Bỏ qua các yếu tố phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, các dự đoán chủ yếu đều dựa vào những biến động trong quá khứ để dự đoán những biến động trong tương lai. Tuy nhiên, những biến động trong tương lai không phải lúc nào cũng diễn ra như trong quá khứ. Nó có thể, hoặc không thể xảy ra ngay cả khi các mô hình đã được thiết lập. Vì vậy, cho đến nay xác suất của các dự đoán chỉ đúng vào khoảng từ 50 – 70%, nghĩa là khoảng từ 30 – 50% là dự đoán sai. Vì độ sai này quá lớn, nên NĐT cần phải biết đến chống rủi ro trong các phi vụ mua bán CP. Không phải tự nhiên mà các quỹ đầu tư phải đầu tư lâu dài, phải phân bảng danh mục đầu tư và cũng không phải ngẫu nhiên, Lý thuyết thị trường hiệu quả ra đời sau lý thuyết Dow và trở thành lý thuyết cơ bản cho các NĐT chuyên nghiệp hiện nay. Do đó, để trở thành một NĐT thành công, bạn phải là người biết chống rủi ro.

Tận dụng các cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận

Thực tế, đối với một thị trường có độ rủi ro cao như TTCK thì việc chống rủi ro phải được đặt lên hàng đầu, nhất là với những NĐT cá nhân ít vốn và thường đánh ngắn hạn. Kinh nghiệm của các NĐT thành công chỉ ra rằng, “một NĐT thành công thì xác suất chính xác của các dự đoán là 50% cộng thêm yếu tố biết chống rủ ro”. Vậy chống rủi ro bằng cách nào và phương cách chống ra sao? Đó là câu hỏi của nhiều NĐT hiện nay.

Trong đầu tư kinh doanh CP, bạn có bao giờ nghe đến cụm từ “hãy tận dụng sự lên xuống của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận cho mình”?. Đó là câu nói của một NĐT thành công trong đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật. Nếu thực hiện được chiến thuật này, NĐT sẽ không ngạc nhiên trước những biến động lên xuống của giá cả CP, ngược lại, đó chính là cơ hội cho việc mua bán CP và đây là phương cách mua bán của các NĐT chuyên nghiệp lâu năm.

Nguyên tắc đầu tiên của việc chống rủi ro là NĐT phải có những kiến thức cơ bản về phân tích kỹ thuật hoặc có những kinh nghiệm nhất định về những biến động thường lặp đi lặp lại trên thị trường. Các xu thế (cấp 1, cấp 2) ở TTCK Việt Nam biểu hiện khá rõ nét. Nếu NĐT không nhận biết được các xu thế này thì không thể dự đoán được sự lên xuống trên thị trường, điều đó, sẽ dẫn đến việc không thể phân bổ nguồn hàng – tiền một cách hợp lý trong từng thời điểm. Phương thức “không bỏ trứng vào một giỏ” hay đầu tư lâu dài, là một phương cách chống rủi ro phù hợp với các NĐT chuyên nghiệp vốn lớn như: các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính. Đối với các NĐT cá nhân, phương thức chống rủi ro hiệu quả nhất là phân bổ nguồn tiền – hàng theo một tỷ lệ nhất định trong từng phi vụ mua bán và theo độ mạo hiểm của từng cá nhân.

Xin đưa ra một ví dụ: khi chỉ số VN-Index gần chạm mức kháng cự trong xu thế lên giá, nếu NĐT vẫn còn giữ một lượng tiền mặt nhất định thì không có gì phải bàn, nhưng nếu NĐT đã bỏ hết tiền ra để mua CP thì đã đến lúc phải bán ra một nguồn hàng nhất định. Phương thức bán có thể bán dần theo chiều hướng đi lên của thị trường hoặc đợi khi thị trường đã chạm mức kháng cự quay đầu sụt giảm. Lượng bán ra có thể từ 30 – 50% lượng CP, tuỳ theo mức độ dự đoán của từng NĐT.

Sau khi bán ra, nếu thị trường tiếp tục lên giá, NĐT có thể tiếp tục mua vào theo xu hướng trung bình tăng. Nếu thị trường đổi chiều xu thế (cấp 2), NĐT có thể đợi lúc chạm mức hỗ trợ mua vào. Khi thị trường đã xuống thì không biết xuống đến bao nhiêu, do đó, phương thức tốt nhất là không bỏ tiền vào mua một lần mà phải phân dải theo từng giai đoạn. Nếu NĐT am hiểu đồ thị kỹ thuật thì có thể thực hiện theo chiến lược mua tăng giá, tức là biết chắc thị trường lên giá trở lại mới mua vào. Chiến thuật này chắc chắn nhưng không bao giờ mua được CP ở giá đáy.

Đừng bao giờ mang hết tiền mua vào cũng như bán ra CP vào một thời điểm. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi xu thế lên giá hay xu thế xuống giá đã kề cận mức đỉnh và mức đáy của thị trường. Tức là lên quá cao hoặc xuống quá sâu.
Theo dautuchungkhoan
 
×
Quay lại
Top