Học Anh văn thương mại làm nghề gì?

heoxinh90

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/4/2014
Bài viết
47
Sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức văn hóa, hiệp hội thương mại… Những công việc mà sinh viên chuyên ngành này có thể đảm nhận như:

Biên phiên dịch: đây là một nghề đòi hỏi khả năng về ngôn ngữ học và những kiến thức xã hội rộng lớn về các nền văn hóa, đất nước, con người, phong tục, thói quen; các lĩnh vực kỹ thuật liên quan… Vì vậy, ngoài vốn từ tiếng Anh thương mại được học, bạn cần trau dồi thêm nhiều từ vựng phong phú hơn để có thể ứng biến tốt khi làm việc.

Một yếu tố quan trọng của nghề này là cần ý thức đạo đức nghề nghiệp và hướng đến sự trung thực, khách quan. Nếu bạn chọn theo nghề này, lời khuyên của tôi là bạn nên tham gia các khóa kỹ thuật phiên dịch nâng cao để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc và hoàn toàn tự tin vào kiến thức và khả năng của mình.

Hướng dẫn viên du lịch: vốn ngoại ngữ tốt là một vũ khí rất đắc dụng cho những ai muốn theo đuổi công việc này. Ngoài khả năng về ngoại ngữ, các hướng dẫn viên du lịch cần trau dồi vốn kiến thức văn hóa, kinh tế - xã hội để có thể thấu hiểu sâu sắc những nơi mình giới thiệu, thuyết minh trôi chảy cũng như trả lời các câu hỏi của người tham quan. Ngoài ra, để trở thành một hướng dẫn viên du lịch xuất sắc, bạn cần phải có khả năng ứng biến nhanh nhạy, cá tính vui vẻ, hòa đồng.

Trợ lý/thư ký: nếu ứng tuyển vị trí này, bạn sẽ phụ trách sắp xếp các công việc phù hợp với tiến trình hoạt động của công ty, thay mặt giám đốc giải quyết những vướng mắc nhỏ và báo cáo thường xuyên cho cấp trên.

Công việc này đòi hỏi khả năng ngôn ngữ của bạn trong các tài liệu, hợp đồng mà bạn là người chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát. Do vậy, kỹ năng biên phiên dịch cũng là yếu tố cần thiết cho vị trí này. Bên cạnh đó, bạn còn cần đáp ứng kỹ năng giao tiếp và trình bày tốt để có thể cùng cấp trên giao lưu và thương lượng với đối tác.

Đối với sinh viên mới ra trường, để có kiến thức cơ bản về nghề này, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về thư ký giám đốc hoặc quản trị văn phòng để hoàn thiện kỹ năng và đạt hiệu quả cao nhất.

Xuất nhập khẩu: đối với vị trí chuyên viên xuất nhập khẩu, các nhà tuyển dụng thường đưa ra một số yêu cầu như ứng viên phải nắm vững quy trình xuất nhập khẩu và có kinh nghiệm làm chứng từ cũng như soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng giao dịch, hiểu biết về hàng hóa và thị trường trong nước và quốc tế… Theo đó, khả năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học là yêu cầu không thể thiếu.

Share cho sinh viên tham khảo, chúc bạn có sự lựa chọn đúng đắn!
 
×
Quay lại
Top