Hồ sơ hoàn công là gì? Cách làm hồ sơ hoàn công xây dựng đúng quy chuẩn

vinhomesmartcity

vinhomes smart city
Tham gia
28/5/2020
Bài viết
0
Hồ sơ hoàn công là gì? Bản vẽ hoàn công là gì? thủ tục tiến hành ra sao? Cách làm hồ sơ công xây dựng như thế nào sau khi hoàn thiện công trình?. Để tìm lời giải đáp cho những về vấn đề này mời bạn đọc bài viết sau đây.
Hồ sơ hoàn công là gì?
Hồ Sơ hoàn công là tất cả những tài liệu, lý lịch hay nhật ký lưu trữ được ghi lại trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: Phê duyệt đầu tư, Phể duyệt dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, dự toán chi phí, thi công công trình và các quá trình khác nếu có.

H%E1%BB%93-s%C6%A1-ho%C3%A0n-c%C3%B4ng-l%C3%A0-g%C3%AC.jpg

Hồ sơ hoàn công là gì
Hay nói cách khác, tất cả các hồ sơ và tài liệu liên quan đến quá trình xây dựng nên một công trình từ A – Z được gọi là hồ sơ hoàn công.

Xem thêm: Cách tính lãi suất mua nhà trả góp căn hộ Vinhomes Smart City

Bản vẽ hoàn công là gì?
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện tình trạng thực tế của ngôi nhà sau khi xây, trong đó cho thấy kích thức trên thực tế so với kích thước bản thiết kế. Như vậy bản vẽ hoàn công phản ánh những thay đổi của công trình so với thiết kế ban đầu & cũng bao gồm các hạng mục chi tiết giống như bản vẽ gốc.

Mục đích của việc làm hồ sơ hoàn công là gì?
B%E1%BA%A3n-v%E1%BA%BD-ho%C3%A0n-c%C3%B4ng-l%C3%A0-g%C3%AC.jpg

Bản vẽ hoàn công
Sau khi quá trình xây dựng công trình đã hoàn thành, nhà thầu có trách nhiệm hoàn thiện thi công và dọn dẹp hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ cho công tác nghiệm thu toàn phần công trình.Hồ sơ hoàn công có vài trò quan trọng như sau:

  1. Là cơ sở cho việc nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
  2. Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ cho công trình.
  3. Là cơ sở để thanh toán, quyết toán và phục vụ cho việc kiểm toán.
  4. Là hướng dẫn viên cho người khai thác sử dụng.
  5. Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình.
  6. Giúp cơ quan chức năng quản lý có thẩm quyền nắm được đầy đủ cấu tạo cụ thể, thực trạng ban đầu của công trình nhằm khai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình và có biện pháp duy tu bảo dưỡng phù hợp để đảm bảo tuổi thọ của công trình được dài lâu.
  7. Giúp các cơ quan khi cần tìm lại các tài liệu nghiên cứu.
Hồ sơ hoàn công bao gồm những gì?
Theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD (30/10/2015) quy định về về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ thì giấy tờ hoàn công sẽ bao gồm 8 giấy tờ loại cơ bản sau:

1. Giấy phép xây dựng.

2. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

3. Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công.

4. Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế của từng loại công trình xây dựng mà sẽ có thêm các loại giấy tờ như:

5. Hợp đồng xây dựng của chủ đầu tư với các nhà thầu thiết kế, thi công xây dựng.

6. Bản vẽ hoàn công.

7. Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định.

8. Các văn bản khác có liên quan đến hợp đồng thi công xây dựng (nếu có).

Khi nào cần làm thủ tục hoàn công?
Khi-n%C3%A0o-c%E1%BA%A7n-l%C3%A0m-th%E1%BB%A7-t%E1%BB%A5c-ho%C3%A0n-c%C3%B4ng.jpg

Khi nào cần làm thủ tục hoàn công
Thủ tục hoàn công nhà ở chỉ được tiến hành khi bên thi công đã hoàn tất việc thi công nhà ở trên thực tế. Khi kết thúc việc thi công, nhà thầu thi công nhà ở phải có trách nhiệm hoàn thiện tất cả công đoạn của việc thi công cũng như thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu toàn phần công trình. Đó là thời điểm chuẩn bị diễn ra việc hoàn công nhà.
Quy trình làm hồ sơ hoàn công:
Nếu bạn xây nhà lần đầu mà vướng mắc về quy trình thì hãy xem hướng dẫn cách làm hồ sơ hoàn công qua 4 bước sau đây:

Bước 1: Xác định điều kiện hoàn công

Hoàn công nhà là bước bắt buộc trong quy trình xây dựng thi công các công trình lớn nhỏ thuộc trường hợp phải xin phép xây dựng. Đồng nghĩa vơi việc bạn sẽ không phải làm thủ tục hoàn công nếu căn nhà của bạn không bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng trước khi tiến hành thi công.

Bước 2: Xác định hiện trạng công trình để hoàn công

Sau khi hoàn tất công đoạn thi công, đơn vị thi công sẽ có trách nhiệm dọn dẹp công trình, chuẩn bị tài liệu nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 4: Nộp hồ sơ hoàn công

Nộp hồ sơ hoàn công ở đâu?
N%E1%BB%99p-h%E1%BB%93-s%C6%A1-ho%C3%A0n-c%C3%B4ng-%E1%BB%9F-%C4%91%C3%A2u.jpg

Nộp hồ sơ hoàn công ở đâu
Sau khi hoàn thiện hồ sơ hoàn công bạn cần phải nộp chung cho cơ quan chức năng có thẩm quyền sau:

  • Nộp cho Sở Xây dựng: Nếu công trình hoàn thiện là công trình cấp đặc biệt, cấp 1 như: di tích lịch sử, công trình tôn giáo, công trình du lịch, tượng đài,…
  • Nộp cho UBND quận/huyện/xã: Nếu công trình hoàn thiện là nhà ở riêng lẻ hoặc tư nhân.
  • Nộp cho Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới: Nếu công trình hoàn thiện là công trình xây mới, công trình cải tạo hoặc khu công nghiệp cần phải xin giấy phép trong phạm vi ranh giới của khu vực đó.
Cách làm hồ sơ hoàn công xây dựng đúng quy chuẩn:
Theo Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây Dựng về “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng”

A – Hồ sơ pháp lý (Chủ đầu tư – Bên A tập hợp)
a1. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền

a2. Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào: – Cấp điện; – Sử dụng nguồn nước; – Khai thác nước ngầm; – Khai thác khoáng sản, khai thác mỏ; – Thoát nước (đầu nối vào hệ thống nước thải chung); – Đường giao thông bộ, thủy; – An toàn của đê (Công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê…) – An toàn giao thông (nếu có).

a3. Hợp đồng xây dựng (ghi số, ngày tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu tư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế; Nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp và cũng như hợp đồng giữa Nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng) và các Nhà thầu phụ (tư vấn, thi công xây dựng).

a4. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các Nhà thầu tư vấn, Nhà thầu thi công xây dựng kể cả các Nhà thầu nước ngoài (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng…)

a5. Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở quy định.

a6. Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế KT, thiết kế BVTC của Chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo quy định.

a7. Biên bản của Sở xây dựng kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng

B – Tài liệu quản lý chất lượng (Nhà thầu thi công xây dựng – Bên B lập)
b1. Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện…(có danh mục bản vẽ kèm theo).

b2. Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, điện nước và hoàn thiện…

b3. Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, điện nước và hoàn thiện… do 1 tổ chức chuyên môn hoặc 1 tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân, năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.

b4. Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như: cấp nước, cấp điện, cấp ga…do nơi sản xuất cấp.

b5. Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định.

b6. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị. Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây dựng kèm theo)

b7. Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị (không tải và có tải)

b8. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.

b9. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ.

b10. Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường)

b11. Báo cáo kết quả thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải cảu cọc móng; chất lượng bê tông cọc; lưu lượng giếng; kết cấu chịu lực; thử tải bể chứa; thử tải ống cấp nước…)

b12. Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực, bể chứa bằng kim loại…

b13. Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng (độ lún, đọ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay…)

b14. Nhật ký thi công xây dựng công trình.

b15. Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình; hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị công trình.

b16. Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về: – Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt; – Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước; – Phòng cháy chữa cháy, nổ; – Chống sét; – Bảo vệ môi trường; – An toàn lao động, an toàn vận hành; – Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng); – Chỉ giới đất xây dựng; – Đầu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông…); – An toàn đê điều, giao thông (nếu có) – Thông tin liên lạc (nếu có).

b17. Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạng mục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập cấp (kể cả các nhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng) và cấp trước khi Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

b18. Bản kê các thay đổi so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt.

b19. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có)

b20. Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng khi Chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có)

b21. Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng.

b22. Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

Trên dây là những thông tin về hồ sơ hoàn công bao gồm các quy trình, thủ tục cũng như cách làm hồ sơ hoàn công theo đúng quy chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẽ sẽ giúp ích cho bạn.
Nguồn : https://batdongsanvinhome.vn/ho-so-hoan-cong-la-gi/
 
×
Quay lại
Top