Hiểu và chữa viêm mũi dị ứng đúng cách

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Viêm mũi dị ứng ngày nay đã rất phổ biến nhưng đâu là một căn bệnh dai dẳng khó có thể chữa dứt điểm cũng như là dễ nhầm lẫn với các bẽnh hô hấp khác làm việc xác định đúng bệnh và chữa viêm mũi dị ứng bị chậm trễ

Bệnh tuy không gây nguy hiểm về tính mạng của người bệnh nhưng sự ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống hàng ngày là rất lớn và nếu để quá lâu bệnh có thể trở nên mạn tính và chuyển biến thánh viêm xoang mũi cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác

dieu-tri-viem-mui-di-ung.jpg


Làm thế nào bạn biết mình bị viêm mũi dị ứng?

Để biết chính xác bạn có bị viêm mũi dị ứng hay không, bạn cần đến cơ sở y tế khám, các bác sĩ sẽ tiến hàng xét nghiệm da và máu để đưa ra kết luận. Kiểm tra da và xét nghiệm máu giúp chẩn đoán tình trạng và phát hiện các chất gây dị ứng. Trong kiểm tra da, bác sĩ sẽ chích lấy một lượng nhỏ các chất nghi ngờ gây dị ứng trên da của bạn theo dõi các dấu hiệu của phản ứng (sưng tấy, đỏ) và cho bạn biết kêt quả sau 15-20 phút. Thử nghiệm này rất an toàn, tỉ mỉ và nhanh chóng. Xét nghiệm này có thể tìm ra những chất gây ra các triệu chứng mà bạn gặp phải. Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra kháng thể IgE có thể đo mức độ các chất gây dị ứng có liên quan, nếu xuất hiện kháng thể IgE trong máu của bạn có nghĩa bạn bị viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, xét nghiệm công thức máu (CBC) cũng sẽ cho thấy một số lượng bạch cầu ái toan (bạch cầu chống lại các tế bào bệnh xâm nhập) tăng lên.

Khi nào tôi nên đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng viêm mũi dị ứng?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có những biểu hiện sau:

 Có các triệu chứng dị ứng hoặc bị sốt nặng

 Bạn bị ho hoặc lạnh kéo dài lâu hơn 1-2 tuần

 Bạn cảm thấy ngứa nhiều ở mắt hoặc mũi

 Các triệu chứng của bạn càng ngày càng nặng hơn

 Bạn cảm thấy đau ở khoang mũi và các triệu chứng khác của nhiễm trùng khoang mũi (sốt, nước mũi có màu vàng hoặc xanh).

 Tình trạng dị ứng gây rối loạn cuộc sống của bạn.

Điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Tự chăm sóc bản thân

Đối với viêm mũi dị ứng nhẹ, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp loại bỏ chất nhầy. Bạn có thể mua dung dịch nước muối sinh lý (0,9%) tại các cửa hàng y tế.

Các bước chua viem mui di ung

Biện pháp kiểm soát môi trường và phòng tránh các chất gây dị ứng: Bạn cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bọ ve trong bụi, và nấm mốc… Nếu trong môi trường bạn làm việc hoặc sinh sống có quá nhiều tác nhân gây dị ứng thì bạn cần sử dụng khẩu trang, mặc quần áo dài hoặc luôn đóng kín cửa sổ, cửa ra vào để tránh tối đa các chất này. Bạn cũng cần thường xuyên vệ sinh chăn màn, quần áo, thảm trải sàn… để hạn chế bụi bẩn và bọ ve trong bụi. Ngoài ra bạn cũng nên tránh đến những khu vực có nhiều khói bụi, nhiều chất lạ dễ gây khó chịu cho bạn.

Sử dụng thuốc: Bệnh nhân thường được điều trị thành công với thuốc kháng histamin đường uống, thuốc thông mũi, hoặc cả hai; các bệnh nhân bị viêm mũi mãn tính nên thường xuyên mang theo mình một bình xịt mũi có chứa steroid để sử dụng bất kỳ khi nào xuất hiện những triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó, những bài thuốc Đông y cũng có thể giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng của bệnh.

Liệu pháp miễn dịch (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): khi biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, giúp cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bọ ve trong bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng. Biện pháp này thường được kết hợp với sử dụng thuốc và kiểm soát môi trường.

Điều cần thiết nhất là hãy chủ động tới gặp bác sĩ để có điều trị hợp lý với thể trạng của bạn

Phòng bệnh là trên hết!

Tuy không thể điều trị một lúc dứt điểm viêm mũi dị ứng, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn các phương pháp để giảm nguy cơ bệnh tái phát ảnh hưởng đến cuộc sống.

 Thay đổi môi trường sống nếu có thể.

 Tránh các tác nhân gây dị ứng và nâng cao sức đề kháng giúp tránh bệnh viêm mũi dị ứng bằng việc luyện tập thể dụng, chế độ ăn uống hợp lý, giàu vitamin và khoáng chất.

 Có thể loại trừ các yếu tố gây dị ứng bằng cách giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, giặt giũ ga trải gi.ường, chăn, áo gối… thường xuyên. Khi dọn dẹp nhà cửa bạn nên sử dụng các chất tẩy rửa tự nhiên như dấm, chanh, cà phê, muối, đường… vì hóa chất cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu. Tránh sử dụng bếp than tổ ong bừa bãi, không nuôi súc vật trong nhà với những người đã có tiền sử dị ứng.

 Khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng cho mũi (bụi khói, khói thuốc lá, chất sát trùng tại các hồ bơi…) phải có khẩu trang hoặc các phương tiện bảo hộ lao động.

 Nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng các yếu tố vi khoáng chất, tắm suối nước nóng, châm cứu, xông hơi, tập thể dục thường xuyên…
 
×
Quay lại
Top