Hiểu rõ bệnh viêm mũi dị ứng : Nguyên nhân và cách chữa

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Bệnh viêm mũi dị ngày nay được xem là “bệnh hiện đại” ở nước ta bởi số người mắc bệnh ngày càng tăng mà nguyên nhân là do không khí bị ô nhiễm làm các dị nguyên gây dị ứng xuất hiện quanh chúng ta ngày càng nhiều

Bệnh căn bản không nguy hiểm tính mạng nhưng rất dễ tái phát hay tái đi tái lại nhiều lần và trở thành nỗi ám ảnh của không ít người Để chữa viêm mũi dị ứng triệt để ta cần hiểu rõ nguyên nhna6 gây bệnh và chữa dứt nguyên nhân đó thì bệnh mới khỏi hẳn được

viem-mui-di-ung1.jpg


Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những chất lạ xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể khi đó sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Và phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng là bênh khá phổ biến hiện nay đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng làm số lượng người bị viêm mũi dị ứng ngày một nhiều hơn.

Đây là bệnh được khá nhiều người quan tâm và được coi như là chứng bệnh gây tốn kém nhất cho xã hội về thời gian điều trị, tiền bạc cũng như ảnh hưởng tới sức lao động của con người.

Phân loại viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được chia làm 3 loại như sau:

Viêm mũi dị ứng theo mùa: Bệnh tái phát theo mùi chẳng hạn như mùa hoa nở người bệnh dễ dàng hít phải các loại bào tử nấm hay phấn hoa ở trong không khí dẫn tới hiện tượng dị ứng.

Viêm mũi dị ứng quanh năm: Thể bệnh này xuất hiện quanh năm chứ không theo mùa, thời tiết hay các nguyên nhân khác.

Viêm mũi do nghề nghiệp: Một số ngành nghề tiếp xúc thường xuyên với các chất gây khói bụi và ô nhiễm nặng…dẫn tới hiện tượng dị ứng.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện tượng viem mui di ung biểu hiện khi có các dị nguyên xung đột với kháng thể. Các dị nguyên thường gặp trong cuộc sống được liệt kê dưới đây:

 Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, ve…

 Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua…

 Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh…

 Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, mưa bão… là yếu tố gây viêm mũi dị ứng

 Các nhân tố khác như độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính (lò viêm) ở xoang mũi, amiđan, răng, lợi miệng…

Ngoài ra, yếu tố để bệnh phát triển thuận lợi đó chính là sự dị hình của mũi, vách ngăn như vẹo, gai, mào vách ngắn.

Một số yếu tố tiền sử của gia đình cũng là nguyên nhân gây bệnh:

 Trong gia đình có người bị hen, nổi mề đay, những cá nhân bị dị ứng dễ nhạy cảm kích thích với các yếu tố ngoại lai, dị nguyên.

 Tiểu sử gia đình có người hay bị dị ứng, nếu các bà mẹ bị dị ứng thì còn cái có thể bị dị ứng theo (tới 65%)

 Một nghiên cứu của nước ngoài đã đề cập đến vấn đề: dị ứng thường xuất hiện trên các cơ thể có rối loạn chuyển hóa, các rối loạn của gan, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm lý, tâm thần hoặc một số sản phẩm công nghiệp (sợi tổng hợp, khí ga, mỹ phẩm).

Triệu chứng, biểu hiện viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có các biểu hiện chính như sau:

 Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (thông thường là chảy mũi loãng trong)

 Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai

 Đau họng và khạc đàm kéo dài

 Ho khan

 Cảm giác giống người bị “cảm” kéo dài

 Bị rối loạn giấc ngủ, có thể có hiện tượng ngáy

 Mất mùi và mất vị giác, khó tập trung

 Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.

Chua viem mui di ung

Mục tiêu của việc điều trị đó chính là giảm triệu chứng và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Dưới đây là 3 phương thức căn bản để điều trị chứng bệnh này:

1. Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích thích

Xét về mặt khoa học thì việc điều trị giúp tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống. Bạn có thể thực hiện một số cách sau:

 Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ sau khi ra bên ngoài trời

 Vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng trong nhà sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời

 Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.

 Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà

 Hạn chế chơi thú bông nếu trẻ bị dị ứng

 Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa hoặc các chất nặng mùi khác.

 Nếu bị dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, người bệnh nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Phần lớn các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng điều trị bằng thuốc. Sử dụng thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp.

Người bệnh nên chú ý không nên sử dụng các thuốc nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày vì việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

3.Miễn dịch liệu pháp

Sau khi biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào người bệnh sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều lượng tăng dần và làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa

Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Nhưng thời gian điều trị khá dài từ 4 – 5 năm mới đạt hiệu quả mong muốn và triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

Bài thuốc dân gian trị viêm mũi dị ứng

Theo y học cổ truyền có một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc:

1. Phương pháp dùng thuốc

Bài 1:

Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.

Bài 2:

Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70o rồi lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.

Bài 3:

Lá cóc mẳn (nga bất thực thảo) lượng vừa đủ, rửa thật sạch, giã nát rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.

Bài 4:

Lá cóc mẳn 65g, tân di 15g, sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ vào lỗ mũi, mỗi ngày ba lần.

Bài 5:

 Kim ngân hoa 20g

 Ké đầu ngựa 10g

 Bèo cái tía 30g

Sau đó, sắc với 300 ml nước lấy 150 ml chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 6:

 Tân di 60g

 Ké đầu ngựa 12g

 Bạch chỉ 6g

 Hành 90g

Đem rửa sạch sau đó thái nhỏ, phơi khô và tán bột rồi thêm một chút bột thạch cao, bột băng phiến và bột lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi đi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi.

Bài 7:

1 phần dịch ép tỏi , mật ong 2 phần, hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.

Bài 8:

Tổ ong 1 miếng nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Bài 9:

 Tân di 15g

 Trứng gà 2 quả

Cho tân di vào nấu với 2 bát nước lấy 1 bát, trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi cho vào đun với nước sắc tân di, uống nước ăn cái.

2. Phương pháp không dùng thuốc

Cách 1:

Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi ấn đẩy lên xuống hai huyệt Nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra đường miệng. Nếu hai lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón tay cái cùng bên cầm đầu chót mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh cho đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5 – 7 lần. Mỗi ngày làm 3 – 7 lần.

Cách 2:

Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt Dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt Dũng tuyền

Cách tìm huyệt Dũng tuyền: Lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa đầu ngón chân thứ 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.

Chú ý: Việc điều trị viêm mũi dị ứng cấp tính thường không khó khăn nhưng khi bệnh chuyển sang mạn tính thì phức tạp hơn rất nhiều mặc dù hiện nay đã có nhiều loại thuốc và kỹ thuật xử lý.
 
×
Quay lại
Top