Hé lộ: Nô lệ lao động châu Á sản xuất tôm cho các siêu thị ở Mỹ, Anh

Tham gia
19/6/2014
Bài viết
5
Theo điều tra của Guardian, "những con tàu ma" của Thái Lan đang đe dọa thậm chí giết chết những nô lệ lao động trên tàu vì có liên quan đến chuỗi cung ứng tôm toàn cầu.
Nô lệ buộc phải làm việc không lương trong nhiều năm dưới sự đe dọa của các hành động bạo lực cực đoan đang được sử dụng trong sản xuất hải sản ở châu Á bởi một số thị trường chính như Mỹ, Anh và các nhà bán lẻ khác ở châu Âu, tờ Guardian hé lộ.

Một cuộc điều tra trong sáu tháng cho rằng việc mua và bán một số lượng lớn những người đàn ông như những động vật và giữ họ trên các thuyền đánh các ngoài khơi Thái Lan có liên quan đến việc sản xuất tôm được bày bán ở các siêu thị hàng đầu trên thế giới, trong đó có bốn nhà bán lẻ tiêu biểu là Walmart, Carrefour, Tesco và Costco. Cuộc điều tra cho thấy, công ty nuôi tôm lớn nhất thế giới của Thái Lan là CP đã và đang mua bột cá để nuôi tôm từ những nhà cung cấp có sở hữu hoặc quản lý các thuyền đánh cá có sử dụng nô lệ.

Những người đàn ông đã tìm cách trốn khỏi thuyền đánh cá cung cấp bột cá cho CP hoặc một số công ty khác cho tờ Guardian biết về những điều kiện làm việc khủng khiếp bao gồm việc di chuyển liên tục trong 20 giờ, thường xuyên bị đánh đấp, tra tấn và giết người theo kiểu tra tấn và để chết dần. Một vài người đã ở trên biển trong nhiều năm, một vài người được cho sử dụng ma túy đá có sử dụng tiền chất methamphetamines để duy trì hiệu suất làm việc và một số người thậm chí còn nhìn thấy các nô lệ khác bị giết ngay trước mặt họ.

Mười lăm lao động nhập cư từ Miến Điện và Campuchia cũng cho biết cách thức chúng bắt họ làm nô lệ. Họ nói rằng họ đã trả tiền môi giới để giúp họ tìm việc làm ở Thái Lan trong các nhà máy hoặc ở các công trình xây dựng. Nhưng thay vào đó, họ đã được bán và thuyền trưởng thuyền đánh cá với giá 250 bảng anh.

"Tôi nghĩ tôi sẽ chết", Vuthy, một nhà sư ở Campuchia trước đây được bán từ thuyền trưởng này sang thuyền trưởng khác nói. "Tôi bị họ giam giữ bằng xích, họ không quan tâm đến tôi hoặc cho tôi ăn bất kỳ thực phẩm nào ... Họ bán cho chúng tôi như những con vật, nhưng chúng tôi không phải là động vật. Chúng tôi là những con người".

Một nạn nhân trong vụ buôn bán cho biết: ông đã nhìn thấy có đến 20 nô lệ đồng loạt bị giết trước mặt anh, một người bị trói cả hai chân và tay, đặt trong bốn tàu và chở ra biển.

"Chúng tôi bị đánh đập ngay cả khi chúng tôi làm việc chăm chỉ ", một người khác nói. "Tất cả người Miến Điện, thậm chí tất cả các nô lệ trên tàu thuyền khác đều bị buôn bán. Đa số đều là nô lệ, con số nhiều vô kể đếm không xiết”.

CP Foods - một công ty với doanh thu hàng năm là 20 tỉ bảng được xem như là"nhà bếp của thế giới", bán thức ăn tôm do mình sản xuất cho các trang trại khác và cung cấp cho các siêu thị quốc tế cũng như các nhà sản xuất và các nhà thực phẩm bán lẻ với các mặt hàng là tôm đông lạnh hoặc tôm chín và thức ăn làm sẵn. Công ty cũng chuyên bán tôm nguyên liệu cho các nhà phân phối thực phẩm.

Ngoài Walmart, Carrefour, Tesco và Costco; Guardian nhận định Aldi, Morrisons, Co-operative và Iceland là khách hàng của CP Foods. Tất cả họ đều bán tôm đông lạnh hoặc tôm chín, hoặc bữa ăn nhanh như tôm chiên được cung cấp bởi CP Foods và các công ty con. CP Foods thừa nhận rằng nô lệ lao động là một phần trong chuỗi cung ứng của mình.

"Chúng tôi không chịu trách nhiệm với những gì xảy ra ở đây", ông Bob Miller, giám đốc điều hành CP Foods Anh cho biết. "Chúng tôi biết có những vấn đề liên quan đến các nguyên liệu ở trong đó nhưng với mức độ nhất định, chúng không được phép công bố”.

Quy trình chuỗi cung ứng như sau: con tàu chở nô lệ miệt mài vơ vét số lượng lớn cá tạp, cá con, hoặc những con cá không ăn được. Guardian lần theo tàu cá và thấy hầu hết chúng đến các nhà máy, nơi chúng được nghiền thành bột cá để bán cho CP Foods. Công ty CP sử dụng bột cá này để nuôi tôm nuôi và sau đó bán cho các khách hàng quốc tế.

Chế độ nô lệ trong ngành công nghiệp cá ở Thái Lan đã được cảnh báo trước khi các tổ chức phi chính phủ và Liên Hợp Quốc báo cáo.

Nhưng bây giờ, lần đầu tiên, Guardian đã xác minh được bằng cách nào chuỗi cung ứng phân mảnh phức tạp lại có thể kết nối chế độ nô lệ giữa người sản xuất và nhà bán lẻ hàng đầu trong thời gian dài.

"Nếu bạn mua tôm sú hay tôm càng từ Thái Lan, bạn sẽ được mua các sản phẩm của nô lệ lao động", Aidan McQuade, Giám đốc chống chế độ nô lệ quốc tế cho biết.

Guardian đã tiến hành hàng chục cuộc phỏng vấn với ngư dân, thuyền trưởng, người quản lý tàu, chủ sở hữu nhà máy sản xuất và các quan chức trong và xung quanh các cảng khác nhau ở Thái Lan. Thái Lan là nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp thủy sản, giá trị xuất khẩu ước tính 7,3 tỷ đô. Thông qua công ty đa quốc gia như CP Foods, các tàu Thái Lan xuất khoảng 500.000 tấn tôm mỗi năm, trong đó gần 10% tôm được nuôi bằng chính CP Foods.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế, mặc dù chế độ nô lệ là bất hợp pháp ở tất cả các nước trên thế giới trong đó có Thái Lan, có khoảng 21 triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị bắt làm nô lệ trên toàn cầu.

Những người này có thể đã được bán như một vật được sở hữu, buộc phải làm việc khi bị đe dọa tinh thần lẫn thể xác, hoặc họ thấy mình bị kiểm soát bởi "nhà tuyển dụng" của họ. Thái Lan được xem như là nguồn cung ứng nô lệ chính, quá cảnh và chế độ nô lệ đến các nước khác. Có đến gần nửa triệu người được, đang được làm nô lệ trong biên giới của Thái Lan. Những người đàn ông bị bắt làm nô lệ trên các tàu cá đều không có hồ sơ chính thức. Nhưng theo chính phủ Thái Lan ước tính, có tới 300.000 người làm việc trong ngành công nghiệp đánh cá, trong số đó có 90% là người nhập cư dễ bị ảnh hưởng, họ bị lừa gạt, bị buôn bán và bán cho biển. Tổ chức nhân quyền từ lâu đã chỉ ra tình trạng thiếu lao động ở Thái Lan trong lĩnh vực đánh cá của mình, trong đó cùng với nhu cầu tăng lên từ Mỹ và châu Âu cho tôm giá rẻ - đã thúc đẩy nhu cầu về lao động giá rẻ.

"Chúng tôi muốn giải quyết vấn đề của Thái Lan vì không có nghi ngờ nhiều đến lợi ích thương mại", CP Foods' Miller thừa nhận.Theo Guardian, đến một thời điểm rất quan trọng, sau khi được cảnh báo trong bốn năm liên tiếp mà Thái Lan không nỗ lực giải quyết chế độ nô lệ, Thái Lan có nguy cơ bị đưa ra bảng xếp hạng thấp nhất về chỉ số buôn người của Bộ Ngoại giao Mỹ, bậc 188 quốc gia trong chiến đấu và ngăn chặn nạn buôn người.

Xuống hạng đến bậc 3 sẽ đưa Thái Lan, đất nước đang vật lộn với hậu quả của cuộc đảo chính, bị xếp ngang hàng với với Bắc Triều Tiên và Iran và có thể dẫn đến tình trạng hạ chỉ số giao dịch của Thái Lan với Mỹ.

Vijavat Isarabhakdi, Đại sứ Thái Lan tại Mỹ nói: "Thái Lan cam kết đấu tranh chống nạn buôn bán người". "Chúng tôi biết rất nhiều việc cần phải làm nhưng chúng tôi cũng đã có những tiến bộ quan trọng để giải quyết vấn đề này".

Mặc dù chính phủ Thái Lan đã nói với Guardian rằng "Cuộc chiến chống nạn buôn người là một ưu tiên hàng đầu của quốc gia", theo điều tra bí mật của chúng tôi có một dự luật vô luật lệ mà ngành công nghiệp không kiểm soát được do bọn tội phạm và Mafia Thái đã tạo điều kiện cho các quan chức Thái Lan và duy trì bởi các nhà môi giới người cung cấp lao động di cư giá rẻ đến chủ tàu.

"Các nhà chức trách Thái Lan có thể thoát khỏi các nhà môi giới và sắp xếp việc làm một cách hợp pháp", một quan chức cao cấp của Thái Lan - người được giao nhiệm vụ điều tra các vụ buôn bán người, cho biết với điều kiện giấu tên. "Nhưng chính phủ không muốn làm điều đó, không muốn có hành động miễn là chủ sở hữu vẫn còn phụ thuộc vào các nhà môi giới vàmà không phải là chính phủ cung cấp nô lệ cho các tàu đánh cá bất lợp pháp trên , và như vậy vấn đề này sẽ khôn g bao giờ chấm dứt”.

Các tổ chức nhân quyền tin rằng ngành công nghiệp xuất khẩu thủy sản của Thái Lan có thể sẽ sụp đổ mà không có chế độ nô lệ. Họ nói rằng, có rất ít động lực để chính phủ Thái Lan hoạt động và kêu gọi người tiêu dùng và các nhà bán lẻ quốc tế thực hiện hành động này.

Lisa Rende Taylor thuộc Anti-Slavery International cho biết":các thương hiệu và các nhà bán lẻ toàn cầu có thể làm được nhiều điều tốt mà không đem lại cho họ quá nhiều rủi ro bằng cách đơn giản là thực thi các tiêu chuẩn của nhà cung cấp, thông thường là cấm cưỡng bức lao động và lao động trẻ em". Kết quả khảo sát về các nhận xét của các siêu thị về phát hiện của tờ Guardian về việc sử dụng nô lệ trong chuỗi cung ứng của họ cho thấy: nếu các doanh nghiệp địa phương nhận ra rằng sự không tuân thủ các quy định quốc tế có thể dẫn đến phá sản thì sẽ có một khả năng lớn để mang lại thay đổi tích cực trong cuộc sống của lao động nhập cư và nạn nhân buôn bán người. Tất cả họ đều cho biết họ đã lên án chế độ nô lệ và buôn bán người lao động. Tất cả họ cũng chỉ để hệ thống kiểm toán họ có nơi để kiểm tra điều kiện lao động. Một số nhà bán lẻ đã tham gia một sáng kiến mới gọi là dự án Issara (tạm dịch: dự án tự do) nhằm thảo luận họ phản ứng ra sao và một số người tham dự một cuộc họp với các nhà sản xuất lớn tại Bangkok vào cuối tháng trước mà chế độ nô lệ đã được thảo luận.

Walmart nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, cho biết: "Chúng tôi đang tích cực tham gia vào vấn đề này và đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp các bên liên quan để giúp bày trừ nạn buôn người từ ngành xuất khẩu thủy sản của Thái Lan".

Carrefour cho biết tiến hành kiểm toán xã hội của tất cả các nhà cung cấp, bao gồm nhà máy cung cấp tôm CP. Sau khi được cảnh báo vào năm 2012, nó ngày càng thắt chặt hơn. Họ thừa nhận rằng đã không kiểm tra quyền cuối trong chuỗi phức tạp này. Costco nói với tờ Guardian rằng họ sẽ yêu cầu các nhà cung cấp tôm Thái Lan sớm có hành động khắc phục để giám sát nguồn nguyên liệu của họ".

Một phát ngôn viên của Tesco cho biết: "Chúng tôi xem việc sử dụng nô lệ là hoàn toàn không thể chấp nhận.Chúng tôi đang làm việc với CP Foods để đảm bảo chuỗi cung ứng là hoàn toàn không có nô lệ và chúng tôi cũng đang làm việc cùng với Tổ chức Lao động quốc tế ILO và Tổ chức Ethical Trading Inititative (tạm dịch: Tổ chức đạo đức thương mại) để đạt nhiều thành tựu hơn trong việc thay đổi trong ngành công nghiệp đánh bắt cá của Thái Lan".

Morrisons cho biết sẽ đưa vấn đề khẩn cấp này tới CP. "Chúng tôi lo ngại bởi những phát hiện của cuộc điều tra. Chính sách đạo đức kinh doanh của chúng tôi nghiêm cấm việc sử dụng cưỡng bức lao động bởi nhà cung cấp và các nhà cung cấp của họ".

Co-operative là một trong số những người hiểu về công việc cặn kẽ "điều kiện làm việc quá mức ". "Vấn đề nghiêm trọng của nạn buôn người trên tàu đánh cá đang là thử thách để giải quyết và đòi hỏi một đối tác bao gồm tích cực tham gia.

Tony Baines - Giám đốc điều hành thu mua của công ty tại Aldi, Anh cho biết: "Tiêu chuẩn các nhà cung cấp của chúng tôi, là các nhà cung cấp của chúng tôi phải tuân thủ luật pháp quốc gia, tiêu chuẩn tối thiểu ngành công nghiệp và tiêu chuẩn của tổ chức lao động thế giới ILO và Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền của con người”

"Những tiêu chuẩn này cũng yêu cầu các nhà cung cấp không tham gia vào bất kỳ hình thức cưỡng bức lao động và các hành động liên quan khác. Aldi sẽ không khoan dung về vi phạm quyền cơ bản của con người tại nơi làm việc.”

Iceland cho biết chỉ có một nguồn tôm từ công ty con CP nhưng nó đã không được hài lòng về CP trong những nỗ lực để nâng cao tiêu chuẩn ngành công nghiệp cá của Thái Lan".

CP cho biết trong một tuyên bố rằng họ tin rằng họ làm làm đúng khi sử dụng ảnh hưởng thương mại của họ để gây tác động lên chính phủ Thái đưa ra những hành động chứ không lảng tránh những tồn tại của ngành công nghiệp đánh bắt cá Thái Lan mặc dù CP cũng đang có kế hoạch chỉ sử dụng các nguồn protein thay thế bột các trong thức ăn để loại bỏ hoàn toàn bột Thái trong thức ăn trước năm 2021 nêu thấy cần thiết. CP cũng nói rằng họ đã siết việc kiểm soát quá trình sản xuất bột cá. Trong khi CP nhận ra rằng những lao động trên các thuyền đánh các đang bị khai thác như nô lệ.

Cục Nghề các Thái Lan lại tiếp tục phủ nhận rằng các tàu đánh các không đăng ký là một vấn đề cần được giải quyết. CP cho rằng họ không thể làm gì và đang chứng kiến những vấn đề xã hội cũng như môi trường đang phá hoại vùng biển xung quanh Thái Lan.
 
×
Quay lại
Top