Hãy ước mơ khi còn có thể

Monmunmon

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
1/1/2012
Bài viết
4.527
Bạn hãy ước mơ khi còn có thể, và nhớ là đừng tự mình đánh thuế ước mơ của chính mình.

Đã ước thì ước cho đã

Mai Chi, cựu sinh viên trường ĐH KHXH&NV tâm sự: “Mình đã tốt nghiệp và được một công ty chuyên về tổ chức sự kiện, truyền thông nhận vào với một mức lương cao và đáng mơ ước. Đó là nói so với bạn bè cùng trang lứa với mình khi ấy. Với Chi thì “gia tài” của mình không phải là năng lực hay chuyên môn, mà đó là kinh nghiệm và vốn sống mình có từ những chuyến đi giao lưu học hỏi ở bạn bè quốc tế, do mình tự thân tìm kiếm từ những năm còn là sinh viên, và những ngày tháng làm cộng tác với không ít tờ báo. Sau 1 năm, mình từ bỏ vị trí ở công ty đó để đi du học, vì mình biết ngoài kia vẫn còn rất nhiều điều mới mẻ đang chờ đợi và mơ ước của mình không chỉ là thu nhập sẽ được bao nhiêu mà còn là những kinh nghiệm đáng giá hơn thế nữa”.

hay-uoc-mo-khi-con-co-the-.jpg

Năng lực không phải ai cũng có, nhưng một điều chắc chắn rằng năng lực không quyết định được thành công của bạn. Nếu bạn là một học sinh, sinh viên giỏi, nhưng bạn ngại va chạm, lười biếng cái gì cũng sợ, vậy thì ai sẽ thẩm định những năng lực đó cho bạn? Năng lực có thể chưa cao, nhưng chúng ta còn trẻ, thì có thể hoàn thiện nó trong quá trình thử nghiệm với cuộc sống, trong quá trình ước mơ và đi đến ước mơ. Nếu những ai từng đi làm thêm, dám đương đầu, va chạm nhiều như cô bạn Chi thì trong quá trình cọ xát với thực tế, chắc chắn bạn sẽ học được những bài học lớn, thu được những thành quả lớn không không có ở bất kì trường lớp nào.

Đừng lấy “năng lực” ra làm lý do

Một trong số những lý do để từ chối đặt mục tiêu cho chính mình, yếu tố năng lực được các bạn đưa ra như một “tội đồ”, như là: “Nếu năng lực chừng đó mà mơ cỡ đó thì hơi bị tự tin thái quá” hay “Quan trọng bạn là sinh viên trường nào và năng lực được bao nhiêu thì hãy ước”

Nếu bạn coi năng lực là thứ ngáng đường ước mơ của bạn, thì bao nhiêu năng lực mới đạt yêu cầu để mà dám mơ? Nếu bạn nói không dám mơ thì đấy không phải là lý do, chỉ là bạn đang ngụy biện vì bạn chưa dám làm, chẳng nghĩ mình làm được và chẳng dám đặt mục tiêu để thử sức.

Như Phong 20 tuổi, CTV sale cho một công ty, công việc chính là đi bán quảng cáo hàng tuần, thu nhập của cậu ấy đạt chừng không dưới 5 triệu đồng/tháng, nếu tham gia đều đặn và chăm chỉ. Với mức lương đó thì một sinh viên nào nhìn vào cũng phải “thèm thuồng”. Và một điều chắc chắn, năng lực của một sinh viên 20 tuổi như Phong thì còn ít và rất non, nhưng quan trọng, là cậu ấy dám mơ ước và không chịu đầu hàng trước bất kì khó khăn nào.

Đừng bao giờ về “hưu non” khi còn trẻ

hay-uoc-mo-khi-con-co-the-.jpg

Bây giờ, có thể một chút mơ ước hơi quá đà thì sẽ bị coi là ảo tưởng, một mục tiêu hơi cao bị cho là vĩ cuồng. Và nhiều bạn cứ suy nghĩ: cái gì trong tầm tay thì làm, không thuộc về mình, đừng dại gì ước ao rồi lại sốc nếu không đạt được. Tại sao lại phải sợ những cú sốc khi mà bạn còn trẻ như thế. Nên nhớ, ta còn trẻ nên ta “có thể làm lại” khi thất bại. Nhưng nếu khi còn trẻ, bạn chưa làm mà đã sợ thất bại, đã nghĩ rằng mục tiêu đó không thuộc về mình, thì bạn cũng chẳng khác gì một người “về hưu non” cả. Bạn đang lười nhác với cả chính suy nghĩ trong đầu mình.

Tóm lại, nếu đã ước mơ thì hãy ước mơ cho lớn. Vì khi ước mơ bé nhỏ, cách làm của mình cũng sẽ bé nhỏ. Nếu ước mơ lớn, mình sẽ biết cách để chọn hướng đi lớn hơn và rõ ràng hơn. Có thể bạn vẫn chưa thực hiện được ngay bây giờ, nhưng bạn sẽ để nó làm mục tiêu đồng hành cho cuộc sống của chính bạn. Vì thế, bạn hãy ước mơ khi còn có thể, và nhớ là đừng tự mình đánh thuế ước mơ của chính mình.
Theo Kenh14
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top