Hành trình giải mã bí ẩn lớn nhất Everest

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Edmund Hillary và Tenzing Norgay có đúng là những người đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi cao nhất thế giới không? Chúng tôi đã đi tìm một chiếc máy ảnh đủ sức viết lại cả lịch sử.

1. XÁC CHẾT BIẾN MẤT

Khi mặt trời ló rạng trên cao nguyên Tây Tạng, Pasang Kaji Sherpa (phía trước) và Lhakpa Tenje Sherpa đã leo được 8748 mét lên đỉnh Everest. Câu hỏi lớn là: Năm 1924, George Mallory và Sandy Irvine có đến được đây hay đỉnh núi chưa? ẢNH CHỤP BỞI RENAN OZTURK

Khi mặt trời ló rạng trên cao nguyên Tây Tạng, Pasang Kaji Sherpa (phía trước) và Lhakpa Tenje Sherpa đã leo được 8748 mét lên đỉnh Everest. Câu hỏi lớn là: Năm 1924, George Mallory và Sandy Irvine có đến được đây hay đỉnh núi chưa?
ẢNH CHỤP BỞI RENAN OZTURK


“Đừng leo nữa,” anh nói. “Cậu mệt lắm rồi. Không nổi đâu.”

Trưởng đoàn thám hiểm và dẫn đường Jamie McGuinness nhìn tôi nghiêm nghị bằng đôi mắt trũng sâu đỏ ngầu. Anh đã tháo mặt nạ dưỡng khí và kính râm, để lộ hàm râu mấy ngày không cạo lởm chởm và làn da tái nhợt xanh xao như xác chết.

Chúng tôi đang ngồi trên một đống đá ở độ cao 8443 mét trên sống núi Đông Bắc đỉnh Everest – mạn Trung Quốc, cách xa Nepal đông đúc. Vài chục mét bên dưới là điểm dừng của GPS có thể hoá giải một trong những bí ẩn lớn nhất bộ môn leo núi. Nghiên cứu mới cho rằng huyền thoại thám hiểm người Anh Andrew “Sandy” Irvine có thể đã bị ngã và yên nghỉ tại địa điểm ấy. Liệu thi thể của ông có còn ở đó không?

Gần một thế kỷ trước, trong lúc đang đi xuống từ sống núi này, Irvine và người bạn đồng hành với ông, George Mallory, đã biến mất. Kể từ đó, thế giới không ngừng thắc mắc hôm ấy một trong hai người họ có leo được tới đỉnh núi hay chưa, 29 năm trước khi Edmund Hillary và Tenzing Norgay được công nhận là hai người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest. Người ta cho rằng Irvine đã mang theo chiếc máy ảnh Vest Pocket Kodak. Nếu chiếc máy ảnh được tìm thấy và chứa những bức ảnh chụp đỉnh núi, thì nó đủ sức viết lại lịch sử của đỉnh núi cao nhất thế giới.

Trong bức ảnh được tô màu này, Irvine đang cười (ngoài cùng bên trái) đứng cạnh Mallory đang gác chân lên nhân viên vận chuyển E.O. Shebbeare. Là những nhà leo núi dẻo dai và dày dạn kinh nghiệm, nhóm thám hiểm năm 1924 đã thực hiện chuyến leo núi thứ ba của người Anh nhằm chinh phục đỉnh Everest. ẢNH CHỤP BỞI JOHN NOEL, CHUYẾN THÁM HIỂM ĐỈNH EVEREST NĂM 1924. HỘI ĐỊA LÝ HOÀNG GIA

Trong bức ảnh được tô màu này, Irvine đang cười (ngoài cùng bên trái) đứng cạnh Mallory đang gác chân lên nhân viên vận chuyển E.O. Shebbeare. Là những nhà leo núi dẻo dai và dày dạn kinh nghiệm, nhóm thám hiểm năm 1924 đã thực hiện chuyến leo núi thứ ba của người Anh nhằm chinh phục đỉnh Everest.
ẢNH CHỤP BỞI JOHN NOEL, CHUYẾN THÁM HIỂM ĐỈNH EVEREST NĂM 1924. HỘI ĐỊA LÝ HOÀNG GIA


Tôi lướt nhìn địa hình xung quanh. Một loạt các vách núi ngắn dốc đứng kẹp giữa các mỏm núi phủ đầy tuyết và sỏi đá trong khu vực đá nhạt màu có tên là Dải Vàng. 4267 mét bên dưới, đồng bằng cằn cỗi của cao nguyên Tây Tạng lung linh như ảo ảnh.

Tôi gần như không chợp mắt trong 48 tiếng qua và nôn mửa yếu ớt vì ở nơi quá cao. Kể từ lúc khởi hành từ Trại Căn cứ Tiên tiến ở độ cao 6400 mét ba ngày trước, tôi chỉ nuốt trôi được vài miếng cà ri đông khô, một bụm hạt điều và một mẩu kẹo trên đỉnh Everest, sau đó lại nôn ra hết. Tôi mệt lử, bộ não đói oxi van nài tôi nằm xuống và nhắm mắt lại. Nhưng đâu đó lý trí và sự sáng suốt hiểu rằng nếu tôi làm vậy, có thể tôi sẽ không bao giờ tỉnh dậy nữa.

Vài viên đá nhỏ lóc cóc rơi xuống. Tôi nhìn lên và bắt gặp nhiếp ảnh gia Renan Ozturk đang lao xuống sống núi về phía chúng tôi. Sợi thừng màu tím mảnh khảnh quấn quanh cánh tay anh ta là dây nối leo núi của chúng tôi, nơi chúng tôi đã đứng đó vài giờ trước. Anh ta dừng lại và ngồi phịch xuống cạnh tôi.

Cờ Trung Quốc phấp phới bên cạnh nhiều màu cờ cầu nguyện của người Tây Tạng trong ngôi làng miền núi Gyirong, thị trấn người Trung Quốc đầu tiên nhóm thám hiểm đến sau khi rời Nepal. Suốt hàng thập kỷ, chính quyền Trung Quốc luôn khuyến khích dân du mục Tây Tạng định cư thành các thị trấn như Gyirong. Một cụm lều bạt trong thị trấn là chốn nương thân của những người bị mất nhà cửa trong trận động đất dữ dội năm 2015.

Cờ Trung Quốc phấp phới bên cạnh nhiều màu cờ cầu nguyện của người Tây Tạng trong ngôi làng miền núi Gyirong, thị trấn người Trung Quốc đầu tiên nhóm thám hiểm đến sau khi rời Nepal. Suốt hàng thập kỷ, chính quyền Trung Quốc luôn khuyến khích dân du mục Tây Tạng định cư thành các thị trấn như Gyirong. Một cụm lều bạt trong thị trấn là chốn nương thân của những người bị mất nhà cửa trong trận động đất dữ dội năm 2015.

Tôi quay sang. “Làm gì vậy?”

Anh ta không trả lời ngay, lồng ngực phập phồng. Cuối cùng anh ta lấy hơi, và nói bằng giọng bị bóp nghẹt qua mặt nạ dưỡng khí: “Anh nên đi coi cái này.”

Tôi gật đầu, rời khỏi hàng, và ngập ngừng bước xuống mỏm đá dốc. Khoảnh khắc tôi buông sợi thừng, Lhakpa Sherpa hét lên, “Không, không, không!”

Tôi vẫy tay. “Tôi chỉ kiểm tra vài thứ thôi. Sẽ không đi xa đâu.”

Nhưng anh ấy khẩn khoản xin tôi đừng đi. “Nguy hiểm lắm, nguy hiểm lắm!”

Là nhà leo núi và người hướng dẫn kỳ cựu đã chinh phục Everest nhiều lần, anh ấy hiểu rằng một cú trượt chân xúi quẩy bởi một hòn đá lỏng lẻo có thể khiến tôi rơi 2134 mét xuống sông băng Rongbuk. Tôi nửa đồng tình với anh và muốn huỷ chuyến đi. Sau nhiều thập kỷ leo núi trên khắp thế giới, kể cả khi trở thành một người hướng dẫn chuyên nghiệp, tôi luôn tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ vượt quá giới hạn khi rủi ro khách quan quá cao. Sau tất cả, tôi còn có gia đình mà mình vô cùng yêu thương đang chờ ở nhà.

Nhưng giờ đây tôi phớt lờ cả McGuinness, Lhakpa và chính lời hứa của mình. Bí ẩn về vụ mất tích của Irvine quá mời gọi.

Thị trấn Zhaxizong nhộn nhịp nằm trên đường đến Trại Căn cứ Everest. Trước khi thực hiện cú hích cuối cùng để leo lên đỉnh núi, các thành viên bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai và các vấn đề khác do ở quá lâu trên cao đã rút lui về đây nghỉ ngơi trên chiếc giường thật sự để hồi phục sức lực.

Thị trấn Zhaxizong nhộn nhịp nằm trên đường đến Trại Căn cứ Everest. Trước khi thực hiện cú hích cuối cùng để leo lên đỉnh núi, các thành viên bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai và các vấn đề khác do ở quá lâu trên cao đã rút lui về đây nghỉ ngơi trên chiếc gi.ường thật sự để hồi phục sức lực.

Một người cưỡi bò trẻ tuổi người Tây Tạng băng qua Trại Căn cứ Everest của Trung Quốc trong bão tuyết sau một ngày dài kéo hàng tiếp tế lên đỉnh núi. Nhiều người cưỡi bò ở các ngôi làng phía bắc sống phụ thuộc vào nguồn thu của những chuyến leo núi thám hiểm. Bò của họ vẫn rất cần thiết cho nỗ lực leo núi trên sườn Trung Quốc của Everest.

Một người cưỡi bò trẻ tuổi người Tây Tạng băng qua Trại Căn cứ Everest của Trung Quốc trong bão tuyết sau một ngày dài kéo hàng tiếp tế lên đỉnh núi. Nhiều người cưỡi bò ở các ngôi làng phía bắc sống phụ thuộc vào nguồn thu của những chuyến leo núi thám hiểm. Bò của họ vẫn rất cần thiết cho nỗ lực leo núi trên sườn Trung Quốc của Everest.

Được nhóm thám hiểm đặt biệt danh là “bãi dừng sỏi”, Trại Căn cứ Everest có thể đi đến trực tiếp bằng xe cơ giới, khác với người anh em của nó trên sườn Nepal đòi hỏi người leo núi phải cuốc bộ nhiều ngày. Trong bức ảnh tua nhanh 4 ngày này, những túp lều màu vàng được xếp thẳng hàng là của các thành viên nhóm thám hiểm.

Được nhóm thám hiểm đặt biệt danh là “bãi dừng sỏi”, Trại Căn cứ Everest có thể đi đến trực tiếp bằng xe cơ giới, khác với người anh em của nó trên sườn Nepal đòi hỏi người leo núi phải cuốc bộ nhiều ngày. Trong bức ảnh tua nhanh 4 ngày này, những túp lều màu vàng được xếp thẳng hàng là của các thành viên nhóm thám hiểm.

Sau bữa tối khẩn trương, đoàn nấu chuyện trò và chơi đùa cùng khách. Đầu bếp người Nepal Bire Tamang (phía sau bên phải) và phụ việc người Tây Tạng Chhumbi của mình (bên phải) chuẩn bị bữa ăn thịnh soạn gồm cơm, đậu lăng, xúp và mì cho 30-40 người mỗi ngày, có cả trưởng nhóm hỗ trợ người Sherpa Da Gelje (Dawa) (phía sau bên trái) và người hướng dẫn riêng Pasang Gomba.

Sau bữa tối khẩn trương, đoàn nấu chuyện trò và chơi đùa cùng khách. Đầu bếp người Nepal Bire Tamang (phía sau bên phải) và phụ việc người Tây Tạng Chhumbi của mình (bên phải) chuẩn bị bữa ăn thịnh soạn gồm cơm, đậu lăng, xúp và mì cho 30-40 người mỗi ngày, có cả trưởng nhóm hỗ trợ người Sherpa Da Gelje (Dawa) (phía sau bên trái) và người hướng dẫn riêng Pasang Gomba.

Tôi đã biết từ lâu giả thuyết Mallory và Irvine có thể là người đầu tiên chinh phục Everest. Nhưng tôi phát sốt khi “tìm thấy” Irvine chỉ 2 năm trước, sau khi tham dự một buổi thuyết giảng của bạn tôi Thom Pollard, một chuyên gia về Everest sống cách nhà tôi vài dặm trên dãy núi White phía bắc New Hampshire. Cậu ấy gọi cho tôi vài ngày sau đó.

“Cậu tưởng sẽ không thể tìm thấy ông ấy phải không?” Tôi hỏi.

Pollard cười khúc khích. “Nếu tớ biết một tin quan trọng mà không ai khác biết thì sao?”

“Ví dụ như?” Tôi đáp trả.

Pollard ngừng giây lát. “Như vị trí chính xác của thi thể chẳng hạn.”



[separate]


(Còn tiếp)

Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
2. LẦN THEO MANH MỐI

Pollard từng là người quay phim trong chuyến thám hiểm nghiên cứu của Mallory và Irvine năm 1999. Khi đó, chuyên gia leo núi người Mỹ Conrad Anker đã tìm thấy di hài của George Mallory trên mạn phía bắc Everest này, nơi chỉ một số ít người leo núi dám mạo hiểm. Thi thể ông bị chôn vùi lộn ngược trong sỏi đá như thể được đặt vào một tấm bê tông ướt.

Nguyên phần lưng của Mallory bị lộ ra ngoài, làn da được bảo quản sạch sẽ và trắng đến nỗi trông như một pho tượng cẩm thạch. Sợi thừng bị đứt buột quanh eo ông để lại vết hằn trên th.ân thể, bằng chứng cho thấy tại một thời điểm nào đó, Mallory có thể đã bị ngã rất nặng. Điều khiến tôi sốc nhất là cách chân trái bắt chéo qua chân phải bị gãy phía trên đôi bốt, giống như Mallory đang bảo vệ cái chân bị thương. Dù cho đã xảy ra chuyện gì, có vẻ việc Mallory còn sống, ít nhất là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi khi ông đến nơi an nghỉ cuối cùng là quá rõ ràng.

Ban đầu, Anker và đồng nghiệp của ông cho rằng thi thể là của Sandy Irvine vì nó được tìm thấy gần như ngay bên dưới vị trí chiếc rìu phá băng của Irvine được phát hiện trên sống núi gần một thập kỷ sau khi ông và Mallory mất tích. Mallory có buột thừng chung với Irvine lúc bị ngã không? Và nếu có, dây thừng đã bị đứt bằng cách nào, và tại sao Irvine không được tìm thấy gần đó?

Các chi tiết khác làm dấy lên nhiều câu hỏi. Kính bảo hộ màu xanh lá của Mallory được tìm thấy trong túi áo của ông. Có phải điều đó nghĩa là ông đang xuống núi vào ban đêm nên không cần đến nó? Đồng hồ đeo tay của ông ngừng chạy ở giữa 1 và 2 giờ, nhưng là sáng hay chiều? Mallory từng tiết lộ rằng nếu lên được đến đỉnh núi, ông sẽ đặt ảnh vợ mình trên đấy. Nhưng không hề có tấm ảnh nào trên thi thể của ông.


nghistory-2007-everest-north-side_ai2html-desktop-medium.jpg

Click vào ảnh để xem chi tiết.

Cũng không hề có dấu vết nào của chiếc máy ảnh, khiến nhiều sử gia Everest kết luận Irvine hẳn đã mang theo nó. Điều này khá hợp lý vì ông chụp ảnh đẹp hơn và biết rõ công chúng ở Anh sẽ muốn những bức ảnh về Galahad của họ, biệt danh những người hâm mộ đặt cho Mallory, thay vì người bạn ít được biết đến hơn của ông.

Người cuối cùng nhìn thấy cả hai là đồng đội Noel Odell của họ, nghỉ chân tại độ cao khoảng 7925 mét ngày 8/6/1924 và ngước nhìn lên đỉnh núi. Một làn mây dày như bông đã che khuất đỉnh núi, nhưng lúc 12:50 trưa, những đám mây cuồn cuộn ấy bay lên trong giây lát, để lộ Mallory và Irvine “đang di chuyển nhanh chóng” lên trên, cách đỉnh núi khoảng 244 mét, Odell kể lại.

“Mắt tôi dán chặt vào chấm đen tí hon trên chỏm tuyết nhỏ,” Odell viết trong thư ngày 14 tháng 6. “Người leo đầu sau đó tiếp cận bậc đá lớn và chẳng mấy chốc đã xuất hiện ở đỉnh núi; người thứ hai cũng làm theo. Rồi toàn bộ khung cảnh say mê lòng người đó biến mất, bị bao phủ trong mây mù một lần nữa.”

Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn cưỡng lại ý nghĩ sẽ leo lên Everest. Ý nghĩ đó bị dập tắt bởi những câu chuyện về nhiều đám người nghiệp dư không có việc gì làm trên núi và việc thuê đội hỗ trợ leo núi hầu hết là tộc người Sherpa đầy rủi ro cho họ, những người gánh trên vai sức nặng cái tôi của người khác và đôi lúc phải trả giá bằng cả mạng sống khi Qomolangma – tên người Tây Tạng gọi ngọn núi – tỏ ra không hài lòng bằng những cơn bão, động đất và tuyết lở.

Đó là lý do tôi chưa bao giờ hiểu được ám ảnh về đỉnh núi của Pollard. Nhưng khi chúng tôi tiếp tục trò chuyện trong nhiều tháng sau buổi thuyết giảng của cậu ấy, câu chuyện về Mallory và Irvine ngày càng hấp dẫn tôi. Trong một cuộc trò chuyện, Pollard kể tôi nghe về Tom Holzel, một doanh nhân 79 tuổi, một nhà phát mình, nhà văn và người đam mê Everest đã dành ra hơn 4 thập kỷ để tìm lời giải cho bí ẩn này.

Trở lại năm 1986, Holzel đã dẫn đầu chuyến thám hiểm đầu tiên tìm kiếm Mallory và Irvine cùng với sử gia Everest nổi tiếng Audrey Salkeld. Nhưng những đợt tuyết rơi dày bất thường mùa thu năm đó đã giữ chân nhóm thám hiểm, không cho họ leo lên cao hơn trên mạn Trung Quốc của ngọn núi. Nếu thời tiết tốt hơn, có lẽ họ đã tìm thấy thi thể của Mallory, vốn được phát hiện sau đó trong bán kính 30 mét từ vị trí Holzel từng nhắm đến.

Tiếng chuông leng keng cùng những con bò kéo khí propan và hàng tiếp tế khác trên đường đến Trại Căn cứ Tiên tiến tại độ cao 6400 mét. Nơi này cao hơn so với đoạn đường của họ trên mạn Nepal của Everest, nơi người Sherpa vận chuyển mọi thứ lên thác băng Khumbu.

Tiếng chuông leng keng cùng những con bò kéo khí propan và hàng tiếp tế khác trên đường đến Trại Căn cứ Tiên tiến tại độ cao 6400 mét. Nơi này cao hơn so với đoạn đường của họ trên mạn Nepal của Everest, nơi người Sherpa vận chuyển mọi thứ lên thác băng Khumbu.

Tuyết phủ lên đại lộ Miracle đầy đá trên sông băng Rongbuk phía đông khi một nhóm người leo núi (ở giữa bên phải) cuốc bộ 19 km giữa Trại Căn cứ và Trại Căn cứ Tiên tiến, băng qua những rìa băng như lưỡi kiếm.

Tuyết phủ lên đại lộ Miracle đầy đá trên sông băng Rongbuk phía đông khi một nhóm người leo núi (ở giữa bên phải) cuốc bộ 19 km giữa Trại Căn cứ và Trại Căn cứ Tiên tiến, băng qua những rìa băng như lưỡi kiếm.

Ý tưởng tiếp theo của ông là sử dụng bức ảnh chụp trên không trong dự án lập bản đồ Everest do Hội Địa lý Quốc gia hỗ trợ để tìm cách xác định vị trí chính xác trên núi, nơi một người leo núi Trung Quốc tuyên bố đã nhìn thấy thi thể Irvine. Xu Jing là phó trưởng đoàn thám hiểm Trung Quốc thực hiện chuyến leo núi đầu tiên lên mạn bắc Everest vào tháng 5 năm 1960. Theo lời kể của Xu, sau khi bỏ cuộc, ông đánh lối tắt đi xuống băng qua Dải Vàng thì trông thấy một thi thể đã lâu ngày bên trong khe nứt tại độ cao khoảng 8291 mét. Vào thời điểm nhìn thấy cảnh tượng này, chỉ có hai người đã chết tại độ cao ấy trên mạn bắc Everest là Mallory và Irvine. Lúc Xu đưa ra lời kể năm 2001, di hài của Mallory đã được tìm thấy dưới núi.

Khi Pollard và tôi ghé thăm Holzel tháng 12 năm 2018 tại tư gia của ông ở Litchfield, Connecticut, ông đã cho chúng tôi xem trên bức ảnh Washburn phóng to rộng 2,4 mét chỉ có một con đường duy nhất phù hợp với lối tắt của Xu. Thông qua quá trình sàng lọc và phân tích chi tiết các đặc tính địa hình, Holzel đã tìm đến một khe nứt mà ông tin rằng chính là vị trí thi thể của Irvine và đã xác định được kinh độ và vĩ độ chính xác của địa điểm này.

Tôi chỉ vào vòng tròn màu đỏ trên bức ảnh khổng lồ. “Xác suất ông ấy nằm lại tại đây là bao nhiêu?”

“Ông ấy không thể ở nơi nào khác được,” Holzel chắc nịch.



[separate]


Còn tiếp
 
3. BÃO TUYẾT

Dù sao đi nữa, thật may mắn khi Irvine đã chinh phục được Everest.

Chàng trai 21 tuổi khoẻ mạnh và nhút nhát vẫn còn là sinh viên của Đại học Merton, Oxford khi Uỷ ban Đỉnh Everest mời cậu tham gia chuyến thám hiểm năm 1923. Khác với những thành viên dày dạn kinh nghiệm của nhóm thám hiểm người Anh, Irvine có kinh nghiệm leo núi khá hạn chế, chỉ chinh phục những đỉnh núi khiêm tốn ở Spitsbergen, xứ Wales và dãy Alps, trái ngược với dãy Himalaya hùng vĩ.

Song, vào thời điểm nhóm đi đến ngọn núi, thành viên trẻ nhất đoàn từng được Uỷ ban Đỉnh Everets gọi là “siêu nhân” đó đã giành được sự tôn trọng từ các đồng đội và chứng tỏ năng lực của mình bằng cách thiết kế lại toàn bộ thiết bị dưỡng khí đời mới của họ. Là một kỹ sư và thợ sửa đồ tài năng, cậu đã tháo dỡ bộ dưỡng khí và lắp ráp lại, khiến chúng nhẹ hơn, ít cồng kềnh hơn và khó bị vỡ hơn.

Vài tháng trước chuyến thám hiểm của chúng tôi năm 2019, tôi đã đến Anh để ghé thăm Kho lưu trữ của Sandy Irvine tại Merton. (Thật tình cờ, ông tôi cũng có mặt tại Merton vài năm sau Irvine.) Kho lưu trữ gồm 25 hộp chứa giấy tờ, ảnh chụp và nhiều kỷ vật khác, kể cả nhật ký Everest của Irvine, được tìm lại từ Everest sau vụ mất tích của ông. Dài khoảng 20 cm và rộng 13 cm với bìa vải đen, tập sách ấy lưu giữ nhiệt huyết thời tuổi trẻ của Irvine.


Nóc nhà của thế giới tưởng chừng xa xôi như Dải Ngân Hà khi nhìn từ Trại Căn cứ Tiên tiến, nơi có hơn 200 người dựng trại trải dài một phần tư dặm băng tích. Đỉnh núi ấy nằm ngoài cùng bên trái, hầu như không thể nhìn thấy phía bên kia đường yên ngựa phủ đầy tuyết của North Col (bên phải).

Nóc nhà của thế giới tưởng chừng xa xôi như Dải Ngân Hà khi nhìn từ Trại Căn cứ Tiên tiến, nơi có hơn 200 người dựng trại trải dài một phần tư dặm băng tích. Đỉnh núi ấy nằm ngoài cùng bên trái, hầu như không thể nhìn thấy phía bên kia đường yên ngựa phủ đầy tuyết của North Col (bên phải).

Trên đường đến North Col, người leo núi thường dành ra một hoặc hai đêm tại độ cao 7010 mét để tự thích nghi trước khi thử sức chinh phục đỉnh núi sau đó. Dù không đông đúc như mạn Nepal của Everest, mạn Trung Quốc vẫn tấp nập một cách nguy hiểm. ẢNH CHỤP BỞI MATTHEW IRVING

Trên đường đến North Col, người leo núi thường dành ra một hoặc hai đêm tại độ cao 7010 mét để tự thích nghi trước khi thử sức chinh phục đỉnh núi sau đó. Dù không đông đúc như mạn Nepal của Everest, mạn Trung Quốc vẫn tấp nập một cách nguy hiểm.
ẢNH CHỤP BỞI MATTHEW IRVING


Để các trại nghỉ chân thoải mái hơn cho khách, người Sherpa và những người hỗ trợ khác mang chăn gối và đệm xốp lên sườn dốc đến North Col. Mọi vật dụng từ lều bạt, bình oxi tới bếp nấu, thức ăn và nhiên liệu phải được mang lên Trại Căn cứ Tiên tiến. “Thực tế là, sức nặng của mọi doanh nghiệp lên Everest đang đặt trên lưng những người Sherpa,” tác giả Mark Synnott viết.

Để các trại nghỉ chân thoải mái hơn cho khách, người Sherpa và những người hỗ trợ khác mang chăn gối và đệm xốp lên sườn dốc đến North Col. Mọi vật dụng từ lều bạt, bình oxi tới bếp nấu, thức ăn và nhiên liệu phải được mang lên Trại Căn cứ Tiên tiến. “Thực tế là, sức nặng của mọi doanh nghiệp lên Everest đang đặt trên lưng những người Sherpa,” tác giả Mark Synnott viết.

“Phần này là vui nhất,” tác giả Mark Synnott nhận xét về đường lên North Col phủ băng dốc đứng cách Trại Căn cứ Tiên tiến 6706 mét. Vì vậy phần lớn trải nghiệm leo núi Everest còn lại là đeo ba lô lê bước lên những sườn dốc. “Cuối cùng chúng tôi cũng leo núi.”

“Phần này là vui nhất,” tác giả Mark Synnott nhận xét về đường lên North Col phủ băng dốc đứng cách Trại Căn cứ Tiên tiến 6706 mét. Vì vậy phần lớn trải nghiệm leo núi Everest còn lại là đeo ba lô lê bước lên những sườn dốc. “Cuối cùng chúng tôi cũng leo núi.”

Nhiếp ảnh gia Renan Ozturk cụng tay một nhà leo núi đang trở về Trại Căn cứ Tiên tiến.

Nhiếp ảnh gia Renan Ozturk cụng tay một nhà leo núi đang trở về Trại Căn cứ Tiên tiến.

Ngay trước cơn bão, những túp lều của các đoàn thám hiểm quây quần bên sườn tuyết trong bức ảnh chụp trại North Col bằng thiết bị bay tại độ cao 7010 mét. Nhưng sức gió của cơn bão theo sau quá mạnh, thổi bay mọi túp lều. Hai túp lều bị thổi mất; một túp lều bị thổi lên không trung cả trăm mét.

Ngay trước cơn bão, những túp lều của các đoàn thám hiểm quây quần bên sườn tuyết trong bức ảnh chụp trại North Col bằng thiết bị bay tại độ cao 7010 mét. Nhưng sức gió của cơn bão theo sau quá mạnh, thổi bay mọi túp lều. Hai túp lều bị thổi mất; một túp lều bị thổi lên không trung cả trăm mét.

Bị sức gió của cơn bão tạt vào tại độ cao 7010 mét, Nick Kalisz bám lấy túp lều đã sập sau một cơn bão dữ dội trước đó. Anh là thành viên của nhóm quay phim, sau đó được sơ tán đến Kathmandu để điều trị chứng tắc mạch phổi có thể đe doạ đến tính mạng.

Bị sức gió của cơn bão tạt vào tại độ cao 7010 mét, Nick Kalisz bám lấy túp lều đã sập sau một cơn bão dữ dội trước đó. Anh là thành viên của nhóm quay phim, sau đó được sơ tán đến Kathmandu để điều trị chứng tắc mạch phổi có thể đe doạ đến tính mạng.

Jim Hurst, kỹ sư âm thanh của nhóm quay phim, chạy đến đoàn người leo núi Ấn Độ bị một cơn gió mạnh thổi ngã nhào tại North Col. Để giữ họ không bị trượt xuống núi, anh đã cắm chiếc rìu phá băng của mình xuống tuyết, giúp cố định sợi thừng mà những người leo núi đang bám lấy. Tất cả đã được giải cứu.

Jim Hurst, kỹ sư âm thanh của nhóm quay phim, chạy đến đoàn người leo núi Ấn Độ bị một cơn gió mạnh thổi ngã nhào tại North Col. Để giữ họ không bị trượt xuống núi, anh đã cắm chiếc rìu phá băng của mình xuống tuyết, giúp cố định sợi thừng mà những người leo núi đang bám lấy. Tất cả đã được giải cứu.

Đèn pha bật sáng khi những người leo núi từ North Col lên đến trong bức ảnh tua nhanh chụp từ trại của nhóm thám hiểm. Những người leo núi gồm có người Sherpa và thành viên nhóm hỗ trợ khác đang mang bình oxi, lều bạt, nhiên liệu cho bếp ga cắm trại và hàng tiếp tế khác lên trại cao hơn và quay trở về, một kỳ tích về sức bền đáng kinh ngạc.

Đèn pha bật sáng khi những người leo núi từ North Col lên đến trong bức ảnh tua nhanh chụp từ trại của nhóm thám hiểm. Những người leo núi gồm có người Sherpa và thành viên nhóm hỗ trợ khác đang mang bình oxi, lều bạt, nhiên liệu cho bếp ga cắm trại và hàng tiếp tế khác lên trại cao hơn và quay trở về, một kỳ tích về sức bền đáng kinh ngạc.

Thủ thư Julian Reid mang đến một quyển sách, đặt nó lên miếng xốp chống xóc. Ông lật đến mục cuối cùng và nói, “Khi đọc cuốn sách này, tôi dựng cả tóc gáy.”

Irvine viết hoáy mục cuối cùng vào chiều tối ngày 5 tháng 6, khi ông và Mallory cắm trại ở độ cao 7010 mét trên North Col, một đường yên ngựa hẹp đầy tuyết nối mạn bắc của Everest với đỉnh phụ Changtse, nơi họ sẵn sàng bắt đầu hành trình lên đỉnh của mình ngày hôm sau. Ông phàn nàn trong nhật ký rằng làn da trắng trẻo của mình đã nứt nẻ và phồng rộp dưới ánh nắng mặt trời. “Mặt tôi khắc khổ hiện rõ. Đã chuẩn bị 2 bình oxi cho chuyến hành trình vào sáng mai.”

Tôi phản ứng y hệt Reid khi đọc những dòng ấy của Irvine, cảm thấy đau lòng vô cùng. Khi Irvine mất tích, ông chỉ bằng tuổi đứa con trai lớn của tôi.

Trước khi tiến hành tìm kiếm Irvine, chúng tôi phải thích nghi với độ cao này và thử nghiệm “vũ khí” bí mật của mình: một thiết bị bay nhanh nhẹn và tinh gọn. Nhà làm phim tài năng Ozturk cũng tự xưng là một “tay chơi thiết bị bay” và hy vọng sẽ sử dụng những phương tiện bay không người lái này không chỉ để tìm kiếm khe nứt có tên Irvine mà còn cả mạn bắc của ngọn núi.

Ngày 1/5/2019, nhóm của tôi ngồi quây quần bên chiếc bàn xếp trong lều nấu neo trên tảng đá ở độ cao 6400 mét tại Trại Căn cứ Tiên tiến, trên rìa đông sông băng Rongbuk. Trời ấm áp, và túp lều buột mở cho tôi tầm nhìn hoàn hảo ra mạn đông bắc Everest. Một đám tuyết như đuôi loài bạch long kéo dài hàng dặm mờ dần trên đỉnh núi.

“Đó là lốc xoáy cấp độ 4,” McGuinness nói, chỉ tay vào vòng xoáy nhiều màu sặc sỡ trong vịnh Bengal trên laptop. “Nó có thể trút một lớp tuyết dày lên chúng ta trong vài ngày tới.”

Kế hoạch của chúng tôi là điều khiển các thiết bị bay từ North Col vào hôm sau. Chúng tôi háo hức muốn thử nghiệm khả năng của chúng ở độ cao lớn. Nhưng McGuinness ngờ vực. “Chắc trên đó gió to lắm.”

Anh nói đúng. Những cơn gió trên North Col một ngày rưỡi sau đó quá mạnh khiến Ozturk thậm chí còn không thể mang thiết bị bay đầu tiên trở về. Cậu ta phải đáp nó xuống gần đó để lấy về.


ngm-2007-Everest-North-Face-Gear_ai2html-tablet.jpg


Đêm đó, chúng tôi quây quần trong lều, ngoài trời cơn bão ngày một to. Chúng tôi đang ở độ cao 610 mét so với Trại Căn cứ Tiên tiến. Tôi ho sặc sụa, cảm thấy bơ phờ và có chút buồn nôn, như thể đang bị cúm kết hợp với cảm giác nôn nao khó chịu. Khi cơn đau đầu của tôi nổi lên, cơn gió cũng vậy, đến khi vải lều vỗ phầng phật dữ dội. Trước nửa đêm, tôi nghe âm thanh như một chiếc 747 đang cất cánh trên đầu chúng tôi. Vài giây sau, túp lều bị san phẳng, và tôi bị bàn tay của một kẻ khổng lồ vô hình đè chặt xuống đất. Gió mạnh kéo dài chỉ vài giây, rồi túp lều được dựng lại, nhưng tôi biết có điềm chẳng lành sắp đến.

Trong vài giờ tiếp theo, cơn dông nổi lên đến khoảng 2 giờ sáng. Khi gió mạnh ấn đầu tôi xuống đất, tôi cảm thấy gò má mình đang áp vào lớp băng bên dưới túp lều. Ngọn núi rung lắc như núi lửa chực phun trào. Tiếng hú dữ dội ghìm chặt chúng tôi 20-30 giây, và tôi nhớ mình đã tự nhủ: Đây có phải cảm giác ngay trước lúc chết không? Cột lều gãy, tôi bị phủ trong lớp ni lông đầy sương giá, chúng tát vào mặt tôi khi những mảnh răng cưa của cây cột gãy cắt đứt tấm ni lông vàng thành từng dải ruy băng. Tôi thầm cầu nguyện những cọc tre cắm chúng tôi vào ngọn núi sẽ trụ vững được.

Cuối cùng mặt trời cũng mọc, tôi ngồi thẳng dậy, mái đầu ê ẩm đội túp lều nhàu nát lên. Hai đồng đội đang cuộn tròn trong tư thế bào thai kế bên tôi. Tôi lay chân họ để đảm bảo họ vẫn còn sống. Khi tôi bò ra khỏi lều, cảnh tượng tan hoang khiến tôi choáng ngợp. Những túp lều đều bị đánh sập tan tát, và có một túp lều đã cất cánh như một con diều, đang vi vu trong gió khoảng 150 mét trên đầu chúng tôi.

Tôi ngước nhìn sống núi và thấy một nhóm nhà leo núi người Ấn Độ đang đi xuống về phía trại chúng tôi khi một cơn gió mạnh nữa ập đến. Bất thình lình, mọi người hét lên. Bốn người treo mình trên rìa bức tường băng cao hàng trăm mét như chuỗi đèn Giáng sinh. Một thành viên trong nhóm chúng tôi nhảy bổ vào cây cọc đang giữ đầu kia sợi thừng của họ và dùng rìu phá băng đóng vào để gia cố, trong khi những người khác dùng sợi thừng thứ hai để kéo họ lên an toàn.

“Đi khỏi chỗ quái này thôi,” tôi nói.

Jamie McGuinness, hướng dẫn viên và trưởng đoàn thám hiểm của nhóm, đang băng qua cơn bão tuyết đến Trại III tại độ cao 8230 mét, một ngày trước khi nhóm leo lên đỉnh núi. Irvine và Mallory đã gặp những đám mây lốc tương tự khi họ mất tích năm 1924.

Chúng tôi gặp may hơn với những thiết bị bay một tuần sau đó. Trong lần cố gắng cuối cùng để tìm kiếm khu vực Dải Vàng từ trên không, chúng tôi đã leo ngược lại North Col và hồi hộp theo dõi Ozturk điều khiển một thiết bị bay lên đỉnh núi. Khi chiếc máy bay lơ lửng giữa bầu không khí loãng, tôi lượn qua vai cậu ta, hướng dẫn cậu ta nên đi đến đâu và chụp ảnh gì. Lúc gió bắt đầu nổi lên vào buổi chiều, cậu ta đã chụp được 400 bức ảnh chất lượng cao của khu vực tìm kiếm, kể cả ảnh chụp cận cảnh vị trí của Holzel.

Trong một bức ảnh, tôi thấy khe nứt ấy nhưng không thể nhìn bên trong. Thi thể của Irvine có đang ở trong đấy không? Chúng tôi sắp hết thời gian tìm kiếm.

Cánh cửa đầu tiên đi đến đỉnh núi từ mạn Trung Quốc mở ra vào ngày 22 tháng 5 trong lúc chúng tôi đang đợi ở Trại Căn cứ Tiên tiến. Sau hai chuyến đến North Col, giờ chúng tôi đã hoàn toàn thích nghi, sẵn sàng lên đường đến khu vực tìm kiếm trên sống núi Đông Bắc. Nhưng chúng tôi không cô độc. Hơn 450 người đang hừng hực khí thế muốn lên núi từ mạn Nepal, nơi Trại Căn cứ đã biến thành một trường đấu thương mại nổi tiếng. Hơn 200 người nữa cũng đang đợi trên mạn Trung Quốc cùng chúng tôi. McGuinness nhìn qua một lượt đám đông đang khát khao chinh phục đỉnh núi và bảo “không”. Chúng tôi sẽ đợi cánh cửa tiếp theo.



[separate]


Còn tiếp
 
4. SỰ THẬT

Trong vài ngày tiếp theo, 9 người đã mất mạng trên Everest, gồm 7 người ở mạn nam và 2 người ở mạn bắc (2 người nữa đã chết một tuần trước ở mạn nam, nâng tổng số lên 11 người). Tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác bất lực khi nhìn qua ống nhòm công suất lớn lúc điệu vũ conga của hàng trăm nhà leo núi tràn đầy hy vọng đang lê bước trên đường tới đỉnh núi và các báo cáo nhỏ giọt từ đài radio của một số linh hồn bất hạnh sẽ không bao giờ trở về với gia đình được nữa.

Trưa này 23 tháng 5, chúng tôi ngồi nghỉ với nhóm hỗ trợ để thảo luận về công tác hậu cần cho cuộc tìm kiếm. McGuinness đảm bảo với chúng tôi rằng nhóm đã hiểu rõ kế hoạch, nhưng dường như có gì đó bị bỏ lỡ trong phiên dịch. Khi tôi miêu tả chiến lược tìm kiếm thi thể Irvine trên Dải Vàng, họ giơ tay phản đối và bắt đầu tranh cãi bằng tiếng Nepal.

“Chúng ta sẽ không đi lên đỉnh núi chứ?” Lhakpa Sherpa hỏi. “Chuyện lớn đó.”

Thành viên đoàn quay phim Matthew Irving nhổ miếng kim loại từ móc sắt của Renan Ozturk tại một khu trại đầy rác. Nhiều nhà leo núi bị kiệt sức khi xuống núi, họ không còn sức lực để dỡ lều, bếp nấu hay vật dụng khác khỏi khu trại.

Thành viên đoàn quay phim Matthew Irving nhổ miếng kim loại từ móc sắt của Renan Ozturk tại một khu trại đầy rác. Nhiều nhà leo núi bị kiệt sức khi xuống núi, họ không còn sức lực để dỡ lều, bếp nấu hay vật dụng khác khỏi khu trại.

Pasang Kaji người Sherpa men theo sợi thừng cố định băng qua một dải đá cách đỉnh Everest không xa. Ngày cả nhóm lên đến đỉnh núi, họ là những người leo núi duy nhất có mặt hai bên sườn núi. ẢNH CHỤP BỞI JAMIE MCGUINNESS

Pasang Kaji người Sherpa men theo sợi thừng cố định băng qua một dải đá cách đỉnh Everest không xa. Ngày cả nhóm lên đến đỉnh núi, họ là những người leo núi duy nhất có mặt hai bên sườn núi.
ẢNH CHỤP BỞI JAMIE MCGUINNESS


Hít thở sâu bằng mặt nạ dưỡng khí trong không khí loãng của Vùng Chết, Irving (bên trái) và Synnott đi theo sợi thừng cố định đến sống núi Đông Bắc ở độ cao 8230 mét – cao hơn hết thảy ngoại trừ 5 ngọn núi trên thế giới.

Hít thở sâu bằng mặt nạ dưỡng khí trong không khí loãng của Vùng Chết, Irving (bên trái) và Synnott đi theo sợi thừng cố định đến sống núi Đông Bắc ở độ cao 8230 mét – cao hơn hết thảy ngoại trừ 5 ngọn núi trên thế giới.

Ozturk phiên dịch cho chúng tôi. Thứ nhất, nhóm hỗ trợ không muốn chúng tôi đi lệch khỏi sợi thừng cố định do người Trung Quốc giăng sẵn. Như thế quá nguy hiểm và đi ngược lại hướng dẫn chính thức. Thứ hai, đỉnh núi rất quan trọng với họ. Vài người trong nhóm chúng tôi là “lính mới” chưa bao giờ chinh phục Everest. Thứ ba, họ không muốn dừng chân lâu tại Trại III, nằm ở độ cao khoảng 8230 mét, ngay Vùng Chết, nơi không khí quá loãng không thể nán lại lâu. “Rất nguy hiểm cho mọi người,” họ cảnh báo.

Tôi quay sang McGuinness. “Sao thế? Tôi tưởng anh đã nói họ về cuộc tìm kiếm.”

Anh chỉ nhún vai, gần như không nói được vì viêm thanh quản. Ý muốn diễn tả quả thực mình đã thảo luận kế hoạch với ít nhất vài người trong nhóm hỗ trợ hồi ở Kathmandu.

Không thể phủ nhận sự thật là chúng tôi hiện đang ở trên lớp băng mỏng cùng nhóm hỗ trợ của mình, tổng cộng có 12 người. Và không ai tưởng tượng được chúng tôi có thể leo núi mà không có họ. Giống như hầu hết các nhóm khác, chúng tôi phụ thuộc vào sự giúp sức của họ, nếu họ bỏ đi, chuyến thám hiểm cũng sẽ kết thúc.

“Khi chúng ta tới đỉnh, tôi có thể tách khỏi lộ trình đã định sẵn để tìm khe nứt Irvine trên cả lượt đi và lượt về không?” Tôi hỏi McGuinness.

“Trên đường về sẽ tốt hơn,” anh nói. Hơn nữa, bằng cách đó, địa hình sẽ hiện ra tương tự như lúc Xu Jing trở về năm 1960, khi ông tuyên bố đã nhìn thấy thi thể.

Khi chúng tôi gọi Lhakpa vào lều ăn và bảo mình sẽ lên đỉnh núi, anh ta gật đầu và nói “Được” bằng tiếng Nepal. Không ai thẳng thắn nhắc đến khả năng tôi có thể tách đoàn trên đường về, nhưng tôi nghĩ Lhakpa hiểu, căn cứ vào vài phút trước chúng tôi có nói với anh ta đó là mục tiêu chính của mình. Chúng tôi nhìn vào bản kế hoạch – lên đỉnh núi và sau đó tìm kiếm khi trở về – như một lời thoả hiệp hợp tình.

Thành viên nhóm hỗ trợ Bal Bahadur Lopchan xuống núi sau khi sứ mệnh tìm kiếm Irvine của chuyến thám hiểm kết thúc không thành công. Lúc nhiếp ảnh gia Renan Ozturk chụp bức ảnh này, cậu ta là người cuối cùng còn lại trên Everest, nơi cậu ta miêu tả cảm giác giống như “một bảo tàng trống không đóng băng vĩnh cữu.”

Thành viên nhóm hỗ trợ Bal Bahadur Lopchan xuống núi sau khi sứ mệnh tìm kiếm Irvine của chuyến thám hiểm kết thúc không thành công. Lúc nhiếp ảnh gia Renan Ozturk chụp bức ảnh này, cậu ta là người cuối cùng còn lại trên Everest, nơi cậu ta miêu tả cảm giác giống như “một bảo tàng trống không đóng băng vĩnh cữu.”

8 ngày sau, nhóm chúng tôi cũng leo đến đỉnh núi cao nhất thế giới và bắt đầu trở về. Lhakpa, đang ở cuối hàng, cẩn thận quan sát khi tôi nghiên cứu địa hình và kham thảo GPS thường xuyên. Khi tôi tháo sợ thừng ở độ cao 8.443 mét, anh ta hét lên, “Không, không, không!”

Tôi đứng đấy, suy tính điều nên làm. Trong lòng tôi hiểu rõ làm trái ý Lhakpa là sai và tôi đang hành xử như một ông tây ích kỷ. Nếu tôi ngã xuống và mất tích, Lhakpa buộc phải đi tìm tôi. Nếu tôi chết, anh ấy sẽ phải giải thích với giới chức Trung Quốc chuyện gì đã xảy ra. Quan trọng hơn, vào thời khắc này trên chuyến leo núi, tôi cảm giác anh ấy thật lòng quan tâm mình. Và cảm xúc ấy xuất phát từ hai phía. Nhưng vấn đề nằm ở đây: Tôi biết mình có thể làm được. Và rằng Lhakpa sẽ tha thứ cho sự bất cẩn này của tôi.

Theo GPS, khe nứt Irvine giờ đang nằm trong tầm ngắm. Khi Lhakpa và những người khác dõi theo, tôi băng qua mỏm đá hẹp phủ đầy những phiến đá vôi lung lay khắp mặt đất như đá lát đường. Bước ra vài mét, tôi giẫm lên một tảng đá, nó trượt khỏi chân khiến tôi chao đảo.

“Cẩn thận!” Ozturk hét lớn.

Sau khi đi được khoảng vài trăm mét, tôi nhìn xuống và trông thấy một khe cạn cắt ngang dải đá dốc bên cạnh mỏm đá bên dưới. Tôi mơ hồ nhớ lại đặc điểm này từ những bức ảnh địa hình do thiết bị bay chụp. Đây có phải là nơi Xu đã đánh lối tắt băng xuống Dải Vàng không?

Chiếc máy ảnh Vest Pocket Kodak bền bỉ Irvine có thể đã mang theo năm 1924 chưa bao giờ tìm lại được. ẢNH CHỤP BỞI MARK THIESSEN, NHÂN VIÊN NGM

Chiếc máy ảnh Vest Pocket Kodak bền bỉ Irvine có thể đã mang theo năm 1924 chưa bao giờ tìm lại được.
ẢNH CHỤP BỞI MARK THIESSEN, NHÂN VIÊN NGM


Được tìm thấy trên sống núi Đông Bắc năm 1933, chiếc rìu phá băng này được xác định là của Irvine bởi các vết cứa trên gỗ. ẢNH CHỤP BỞI AARON TILLEY

Được tìm thấy trên sống núi Đông Bắc năm 1933, chiếc rìu phá băng này được xác định là của Irvine bởi các vết cứa trên gỗ.
ẢNH CHỤP BỞI AARON TILLEY


Đến những ngày cuối cùng trên núi, Irvine đã cải tiến bình dưỡng khí cho nhóm, thiết kế lại để nó nhẹ hơn, ít rò rỉ và khó bị vỡ hơn. ẢNH CHỤP BỞI BENTLEY BEETHAM, CHUYẾN THÁM HIỂM ĐỈNH EVEREST NĂM 1924. HỘI ĐỊA LÝ HOÀNG GIA

Đến những ngày cuối cùng trên núi, Irvine đã cải tiến bình dưỡng khí cho nhóm, thiết kế lại để nó nhẹ hơn, ít rò rỉ và khó bị vỡ hơn.
ẢNH CHỤP BỞI BENTLEY BEETHAM, CHUYẾN THÁM HIỂM ĐỈNH EVEREST NĂM 1924. HỘI ĐỊA LÝ HOÀNG GIA


Tôi quay về phía sườn dốc, chỉnh tư thế như người leo xuống chiếc thang, và cắm rìu phá băng vào tuyết cứng như đá. Lưỡi thép kêu keng két khi đâm vào bề mặt bị phong hoá. Nhìn xuống giữa hai chân, tôi bắt gặp khoảng không chóng mặt giữa mình và dòng sông băng rất xa bên dưới. Cách chân tôi vài trăm mét là thềm tuyết nơi Mallory được tìm thấy. Tôi bây giờ ít nhiều đã ở ngay trên nơi yên nghỉ của ông, trên phần núi nơi người ta sẽ không dám tới nếu vẫn còn muốn sống sót trở về. Tôi kiểm tra GPS lần nữa. Kim la bàn chỉ hướng tây bắc. Hơn 15 mét.

Sau khi leo xuống vài mét, tôi dừng lại trên một khối đá vôi màu nâu nhạt đã vỡ vụn. Vách núi cao khoảng 2,5 mét và dốc như cầu trượt trẻ em. Ở hầu hết những nơi khác, điều đó là bình thường, nhưng trên đây, trong tình trạng kiệt sức của tôi, cô độc và không có dây thừng, nó khiến tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi nhìn lên khe núi và cân nhắc việc leo lên lại bằng chính đường đã xuống. Tính thận trọng kéo tôi quay về, nhưng tính tò mò lại mạnh mẽ hơn. Với lưỡi rìu vẫn còn trên tuyết, tôi bước xuống tảng đá, móc sắt cựa vào tạo nên một tiếng xước như móng tay cào lên bảng phấn.

Dưới vách núi, tôi hít thở sâu vài cái. Bên phải tôi 3 mét là một hốc núi nhỏ được bao quanh bởi một bức tường đá cao hơn một chút và dốc hơn vách núi tôi vừa leo xuống. Giữa bức tường có sọc vân đá màu nâu sẫm với một vết nứt hẹp ở giữa. GPS báo hiệu tôi đã đến nơi. Đó là khi tôi chợt nhận ra: Tảng đá tối màu chính là “khe nứt” chúng tôi đã nhìn thấy bằng thiết bị bay. Rõ ràng đó là một ảo ảnh quang học. Vết nứt ở giữa chỉ rộng 23 cm. Quá hẹp để một người bò vào trong. Và nó trống rỗng. Ông ấy không ở đây.

Bề mặt quá dốc nên tôi không thể ngồi xuống, vì vậy tôi chống bàn chân phải sang ngang lên một mảng tuyết và dựa đầu gối trái vào ngọn núi. Ngồi xổm trên chiếc rìu, với cằm tựa ngực, tôi hít sâu trong mặt nạ dưỡng khí, cố xua tan lớp sương trên đầu. Lúc tôi nhìn lên lại, chớp mắt giữa cái nắng ban trưa, khe nứt vẫn trống rỗng. Tít trên cao, đỉnh núi lấp lánh tương phản với nền trời xanh nhạt, bất biến và thờ ơ như trước giờ vẫn thế với những ai tìm cách hoá giải bí mật của nó.

Một cặp túi ngủ chéo nhau trên tuyết báo hiệu với đồng đội năm 1924 rằng mọi hy vọng tìm kiếm Mallory và Irvine đã không còn. HIỆP HỘI ĐỊA LÝ HOÀNG GIA ANH

Một cặp túi ngủ chéo nhau trên tuyết báo hiệu với đồng đội năm 1924 rằng mọi hy vọng tìm kiếm Mallory và Irvine đã không còn.
HIỆP HỘI ĐỊA LÝ HOÀNG GIA ANH


Chúng tôi đã truy theo mọi manh mối và rà soát các sườn núi bằng thiết bị bay, tôi cũng mạo hiểm mạng sống để giải quyết một trong những bí ẩn lớn nhất Everest. Và giống nhiều người khác từng cố gắng, chúng tôi chỉ thu về nhiều câu hỏi hơn. Điều gì đã xảy ra với Irvine ngày hôm ấy? Nơi yên nghỉ cuối cùng của ông là ở đâu? Có phải ai đó đã chuyển thi thể ông ra khỏi sườn núi, hay nó đã bị gió xoáy hoặc bão tuyết cuốn trôi vào quên lãng?

Tất cả những câu hỏi ấy, tôi đều không có câu trả lời. Nhưng tôi biết chính sức hút của Everest đã khiến mọi người không ngừng cố gắng tiến lên, vì nếu tôi không đi theo những dấu chân của Irvine, tôi sẽ không bao giờ tự cảm nhận được. Điều duy nhất tôi có thể khẳng định hiện giờ là bí ẩn về Mallory và Irvine sẽ còn kéo dài, có thể là mãi mãi. Và điều đó vẫn tốt thôi.


Được chuyển thể từ tác phẩm “Điểm cực thứ ba” của Mark Synnott, do NXB Dutton của Tập đoàn Xuất bản Penguin phát hành vào mùa xuân năm 2021. Quyền tác giả © thuộc về Mark Synnott. Renan Ozturk đã chụp những người thợ săn mật ong ở Nepal trong số ra tháng 7/2017.


[separate]


HẾT
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
Đã xem một bộ phim về everest thực sự thấy sợ cho hành trình này.
 
Đã xem một bộ phim về everest thực sự thấy sợ cho hành trình này.
Ở trang chủ của Ksv bọn mình cũng có dịch một số bài báo tiêu biểu từ NatGeo. Bạn tìm đọc thêm nhé!<3
 
×
Quay lại
Top