Góp ý Bộ TN&MT, một sinh viên đoạt giải

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Góp ý điều chỉnh quy định của Bộ Tài nguyên&Môi trường (TN&MT) về dán nhãn xanh cho hàng hóa ở Việt Nam, một sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội vừa nhận giải nhất trong khuôn khổ một cuộc thi về kinh tế xanh công bố hôm qua ở Hà Nội.

ImageHandler.ashx
Đinh Lê Vũ nói, trên 2/3 người tiêu dùng chưa biết nhiều về Chương trình Nhãn Xanh Việt Nam. Ảnh: QD.
Nhãn Xanh Việt Nam (NXVN) là một chương trình do Bộ TN&MT triển khai trên toàn quốc từ tháng 3-2009. Tuy nhiên, sau hơn ba năm triển khai, cả nước mới có ba sản phẩm được cấp NXVN, ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết tại buổi giao lưu với sinh viên đại học chiều qua, ở Hà Nội.
Ba sản phẩm đó gồm bột giặt Tide, bóng đèn compact, và bóng đèn huỳnh quang ống thẳng. Từ nay đến năm 2016, phấn đấu cấp NXVN cho 28 sản phẩm thuộc 13 dòng sản phẩm.

Chưa có đánh giá nào cho thấy ba sản phẩm kia thực sự đáp ứng các tiêu chí để có được NXVN hay không. Cũng chưa có điều tra chính thức tìm hiểu vì sao số sản phẩm được cấp NXVN quá ít và sắp tới cũng không tăng bao nhiêu.
Nhưng có một bất cập mà Đinh Lê Vũ, sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội (Cơ sở II TPHCM), nhận ra, là thiếu sự giám sát hay đánh giá của người tiêu dùng.

Cuộc thi dành cho mọi đối tượng được tổ chức bởi Tổng cục Môi trường thuộc Bộ TN&MT, Mạng Thế hệ Xanh Việt Nam, và Trung tâm Sống&Học tập vì Môi trường&Cộng đồng (Live&Learn). Cuộc thi lần đầu tiên này mang tên “Kinh tế xanh và vai trò của tôi”, thu hút hàng nghìn người tham gia dù thời gian chỉ kéo dài hơn một tháng. Tổng cộng có 15 bài dự thi đoạt giải, đại đa số đều thuộc về thế hệ 9X.

Chương trình Nhãn Xanh Việt Nam nhằm liên tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải sinh ra do quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ.

Theo quy định của chính Bộ TN&MT, các sản phẩm muốn có NXVN đều phải được “xem xét toàn bộ vòng đời” của chúng.Doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được cấp NXVN phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh, và sau khi được người tiêu dùng sử dụng; cụ thể, phải xem xem việc tái chế các phế phẩm và bao bì sản phẩm do người tiêu dùng thải loại có đáp ứng các tiêu chí môi trường đặt ra hay không.

Vậy mà quy trình cấp NXVN ba năm qua chỉ có sự tham gia của ba đối tượng gồm doanh nghiệp, đại diện Bộ TN&MT, và các đơn vị phụ trách kiểm tra việc đáp ứng các tiêu chí xét duyệt của doanh nghiệp. Thiếu hẳn người tiêu dùng, đối tượng chính mà NXVN nhắm đến!

Trước mắt, Đinh Lê Vũ đề nghị bổ sung tiêu chí đánh giá của người tiêu dùng cho các sản phẩm thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh như thực phẩm chế biến (mì ăn liền, đồ hộp, đồ khô), nước đóng chai, văn phòng phẩm, các chất tẩy rửa (bột giặt, nước rửa chén), v.v…

Nói riêng mì ăn liền, theo thống kê được Bộ Công Thương công bố năm 2012, với 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền và sản lượng 50 tỷ gói/năm, VN trở thành nước tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ tư thế giới và lớn nhất châu Á.
Với mức tiêu thụ trung bình 1-3 gói/người/tuần, mỗi năm, người tiêu dùng VN thải 50 tỷ túi đựng mì gói.

Các túi mì gói “có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật và cơ quan kiểm duyệt nhưng, khi đến tay người tiêu dùng, chúng chưa chắc tạo được động lực để họ có thể tận dụng tính xanh của túi thông qua việc tái sử dụng hoặc thải loại đúng cách”, sinh viên 21 tuổi hiện sinh sống ở Đồng Nai, lập luận.
Theo Tiền Phong
 
×
Quay lại
Top