Hỏi Giúp mình trả lời câu hỏi này với....

duc240991

Thành viên
Tham gia
16/4/2012
Bài viết
1
Dựa vào chủ nghĩa mac-lenin,tư tưởng hồ chí minh đẵ ảnh hưởng sâu sắc như thế nào tới cuộc kháng chiến thống nhất đất nước. :KSV@01:
 
ĐÚNG VẬY:...!!! trong cuộc kháng chiến chống mỹ kứu nước của dân tộc ta. thì TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH một vị lãnh tụ vĩ đại .đã dựa một cách triệt để vào CHỦ NGHĨA MAC LE NIN" nếu trả lời nguyên văn vậy cô giáo hẳn phải cho bạn điểm 10":KSV@01:
 
Nếu không có tư tưởng hồ chí minh chắc chúng ta sẽ không có ai dẫn đầu mà Mác -Lenin lại là tư tưởng mà Hồ Chí Minh loi theo nên tư tưởng ảnh hưởng tới rất nhiều người! Sorry môn này em học dốt X_X
 
Bạn tham khảo bài này xem

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, ngọn cờ chỉ đường chiến thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Ðại thắng mùa Xuân 1975 để lại những bài học sâu sắc về sức mạnh toàn dân đánh giặc, sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, được xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Càng lùi xa với thời gian, ý nghĩa tư tưởng đó của Người càng lung linh tỏa sáng.

Tư tưởng chiến tranh nhân dân là một bộ phận trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Ðó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân…

Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ lãnh đạo, ngọn cờ tập hợp, ngọn cờ động viên, cổ vũ nhân dân ta, quân đội ta làm nên kỳ tích vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám, những chiến công lừng lẫy suốt 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân được phát huy lên những đỉnh cao mới. Tư tưởng ấy xuất phát từ tính chất cuộc chiến tranh chống xâm lược, chiến tranh yêu nước, chính nghĩa, cách mạng của thời đại. Ðó là chiến tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân, mở đường đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Ðảng CS Việt Nam.

Mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Bác Hồ viết: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Bước vào cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng ta đề ra hai chiến lược cách mạng là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Ở thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, xây dựng quyết tâm giành độc lập cho dân tộc, giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc là đặc điểm nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân. Trước tội ác “trời không dung, đất không tha” của giặc Mỹ – tay sai, Bác Hồ khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước”, “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”, “Vì độc lập, Vì tự do,/ Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

Với quyết tâm ấy, dưới ngọn cờ của Ðảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta đã xốc tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 lịch sử.

Từ khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta hiểu sâu hơn tư tưởng của Người về chiến tranh nhân dân. Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò to lớn của quần chúng trong chiến tranh nhân dân Việt Nam hiện đại. Trước thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam đã từng tiến hành nhiều cuộc chiến tranh với sự tham gia của nhân dân ở mức độ khác nhau, đã đánh bại nhiều thế lực xâm lược hung bạo, trong đó có cả kẻ thù sừng sỏ Mông – Nguyên. Nhưng sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, dân tộc ta lại phải lần lượt đương đầu với những kẻ thù hoàn toàn mới, khác hẳn với các kẻ thù thời trước. Ðiều kiện lịch sử mới phải có lý luận mới về chiến tranh nhân dân hiện đại, trong đó việc xác định đặc điểm thời đại, tính chất chiến tranh, nguồn lực cơ bản để tiến hành kháng chiến được đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, ngay trong thời kỳ chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong phạm vi cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sự khác nhau giữa chiến tranh hiện đại và chiến tranh trước đây, qua đó xác định vai trò và nguồn lực chủ yếu trong chiến tranh hiện đại.

Người viết “Trước kia, chỉ có quân đội đánh nhau ở tiền tuyến và trên mặt đất hay trên mặt nước, nên người ta gọi là bình diện chiến tranh. Ngày nay, đánh nhau ở cả trên không và cả ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, nên người ta gọi là lập thể chiến tranh. Trước kia, chỉ đánh nhau về mặt quân sự, ngày nay đánh nhau về đủ mọi mặt: quân sự, kinh tế, chính trị, tư tưởng nên người ta gọi là toàn diện chiến tranh. Chiến tranh ngày nay phức tạp và hết sức khó khăn. Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể thắng lợi được”(1).

Bước sang thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Người phát triển quan điểm trên và nhấn mạnh: Phải nâng cao kiến thức quân sự cho toàn dân, “Giáo dục nhân dân từ các cháu đến ông già, bà cả về chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân”, tạo điều kiện cho nhân dân phát huy cao độ tinh thần yêu nước và mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu. Người còn căn dặn: Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ý đến giữ sức dân, người của kiệt thì quân nhiều không đánh được.

Quán triệt tư tưởng của Người, trong suốt thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Ðảng và Nhà nước ta hết sức chăm lo cho nhân dân về đủ mọi mặt. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân cả nước trở thành một khối thống nhất, cao trào cách mạng dâng cao trong mọi giới, mọi ngành. Ðó là phong trào hành động cách mạng: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền nam ruột thịt”, “Chắc tay súng, vững tay cày”, “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Làm nghìn việc tốt”. Nhờ vậy, sức mạnh chiến đấu của toàn dân Việt Nam trên cả hai miền nam – bắc được nhân lên gấp bội, phát triển mạnh mẽ. Sự đóng góp sức của, sức người “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” của nhân dân miền bắc là tấm lòng, là quyết tâm của cả nước đối với sự nghiệp giải phóng miền nam.

Trong giai đoạn cuối chiến tranh “toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt” được phát huy cao độ, kết hợp với sức mạnh của thời đại, thực lực cách mạng ngày càng lớn mạnh. Nhờ có thực lực cách mạng mạnh, ta đã tạo ra thời cơ và khi thời cơ đến, ta nhanh chóng mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thứ hai, Người nhấn mạnh phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ động trong chiến tranh: Ðộc lập, tự chủ và giữ vững chủ động là hai quan điểm nổi tiếng mà Người đã nêu ra. Từ quan điểm đó, Người xác định sức mạnh của công cuộc giải phóng: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng nỗ lực của bản thân anh em.”

Quán triệt sâu sắc tư tưởng đó của Người, trong các chặng đường cách mạng, Ðảng ta luôn luôn chủ động, độc lập, tự chủ trong việc hoạch định đường lối cách mạng cũng như trong việc tổ chức lực lượng và chỉ đạo thực tiễn sắc bén để giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước.

Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, phát biểu tại Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ sáu (7-1954), Người khẳng định: “Bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước”(2). Năm 1956, viết bài đăng trên báo Sự Thật (Liên Xô) Người nêu rõ là trong tình hình quốc tế hiện nay, những đặc điểm dân tộc và những điều kiện riêng biệt ở từng nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc vạch ra chính sách của mỗi Ðảng cộng sản. Người giải thích với bạn bè quốc tế: “Dân tộc Việt Nam phải vạch ra những phương pháp và biện pháp riêng của mình để chống âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai hòng vĩnh viễn chia cắt đất nước cũng như để quá độ dần dần lên chủ nghĩa xã hội là điều thật rõ ràng…”(3).

Cân nhắc tất cả những nhân tố liên quan, theo định hướng lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định là con đường giải phóng miền nam chỉ là con đường cách mạng, đầu năm 1959, Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 15 đã xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Dưới ánh sáng Nghị quyết của Ðảng, phong trào “đồng khởi” của nhân dân đã nổ ra, phát triển thành chiến tranh cách mạng; vừa đấu tranh chính trị vừa đấu tranh quân sự, làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

Hòng cứu vãn tình thế thất bại, đầu năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào trực tiếp tham chiến ở miền nam, đồng thời dùng không quân, hải quân mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền bắc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đứng trước thử thách nghiêm trọng chưa từng thấy. Nhiều nước lo ngại Việt Nam khó có thể đương đầu nổi với Mỹ. Song, với tư duy biện chứng, khoa học, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá đúng sức mạnh của Mỹ, đồng thời cũng nhận rõ những hạn chế và chỗ yếu của đối phương, nên đã nhận định: Ðế quốc Mỹ đưa vào miền nam hàng chục vạn quân viễn chinh, nhưng lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn. Từ nhận định đó, Ðảng ta chủ trương động viên lực lượng cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào.

Sau thắng lợi to lớn của cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972 và chiến công vang dội của quân và dân ta đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng, giới cầm quyền Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris về Việt Nam, rút hết quân Mỹ về nước. Tuy nhiên, với bản chất cực kỳ tàn bạo và ngoan cố, đối phương đã phá hoại Hiệp định Paris một cách hệ thống. Trước tình hình đó, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội nghị lần thứ 21 BCH T.Ư Ðảng (10-1973) khẳng định: “Bất kể trong tình hình nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, nắm vững đường lối chiến lược tiến công”.

Với tư tưởng chỉ đạo đó, từ cuối năm 1973, Quân khu 9 đã phản công địch lấn chiếm và đầu năm 1975, ta chủ động tiến công và giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng gần Sài Gòn. Thắng lợi đó giúp cho ta có thêm căn cứ thực tiễn quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên. Tây Nguyên thắng lợi tạo thời cơ thuận lợi cho quân dân ta giải phóng Huế – Ðà Nẵng và hội tụ lực lượng giải phóng Sài Gòn.

Sau này, trên cơ sở phân tích những tài liệu thu thập được, giới nghiên cứu chiến lược Mỹ đã phải chua chát thừa nhận: “Ưu thế hơn hẳn của chiến tranh cách mạng Việt Nam là nằm trong thế chiến lược chủ động. Mỹ như phải nhảy theo điệu nhạc chiến lược của Bắc Việt Nam. Chiến lược chủ động của Bắc Việt có một giá trị đặc biệt. Chúng ta thừa nhận chiến lược chủ động của Việt cộng”(4).

Chiến lược chủ động của chiến tranh cách mạng Việt Nam “có giá trị đặc biệt” như đối phương thừa nhận, có cơ sở tư tưởng là quan điểm về tính chủ động “nắm vững chủ động” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ ba, Người khẳng định rằng chiến tranh nhân dân phải có lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, có hậu phương vững mạnh. Căn cứ vào mục tiêu và động lực của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam hiện đại, tư tưởng chiến tranh nhân dân của Người đã đề cập một cách hệ thống các quan điểm về đoàn kết toàn dân, động viên sức mạnh toàn dân đánh giặc; vũ trang toàn dân đi đôi với việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân; phát huy ưu thế của chế độ mới và mọi nguồn lực của quốc gia, tranh thủ các nguồn lực quốc tế… Với hệ thống các quan điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống thực dân Pháp phát triển mạnh.

Ðến thời kỳ chống Mỹ, do đặc điểm đất nước ta tạm thời chia làm hai miền, do đối tượng của cách mạng khác trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển thêm các quan điểm ở những khâu chủ yếu như: phát huy cao độ tinh thần quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược; xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng du kích và các hình thức đấu tranh của các lực lượng đó ở miền nam; sự phối hợp chiến đấu giữa các lực lượng chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền bắc, Người quan tâm nhiều đến hai khâu then chốt. Một là, phải xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện. Hai là, phải xây dựng hậu phương thật vững chắc.

Ở hai khâu then chốt này, Người lưu tâm việc xây dựng và phát triển các quân chủng, binh chủng kỹ thuật, nhất là không quân để “mở mặt trận trên không”, đến lực lượng cơ động và bộ đội tinh nhuệ, đến đội ngũ cán bộ cấp cao quân đội và cử những cán bộ có kinh nghiệm tác chiến tập trung vào chiến trường “cùng đồng bào miền nam đánh Mỹ cho kỳ thắng lợi”. Người nhiều lần dặn dò các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy chủ chốt ở chiến trường ra bắc họp là phải hết sức chăm lo xây dựng hậu phương tại chỗ ở miền nam. Người căn dặn các đồng chí hoạt động đối ngoại, nêu rõ là ta cần phát huy ưu thế chiến tranh chính nghĩa của ta, làm cho bạn tin vào cuộc chiến đấu của ta nhất định thắng lợi, để qua đó tranh thủ sự ủng hộ vật chất, tinh thần cao hơn trước. Người nhắc nhở các cấp ủy Ðảng phải quan tâm đến giao thông vận tải. Bởi vì, giao thông vận tải thắng lợi, tức là chiến tranh đã thắng lợi một phần rồi.

Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Người, Ðảng ta đã đưa cuộc chiến tranh nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước phát triển nhảy vọt chưa từng thấy với nhiều nội dung và hình thức mới. Thêm vào đó, qua thực tiễn chiến đấu, quần chúng lại sáng tạo thêm nhiều cách đánh hay, thắng gọn, làm cho cuộc chiến đấu của quân dân ta càng đa dạng về loại hình tác chiến, sâu đậm về tính nhân dân, phong phú về sự kết hợp giữa thô sơ với hiện đại. Quân Mỹ rơi vào thế trận đó, bị tiêu hao, bị tiêu diệt ngày càng nhiều, ý chí ngày càng suy sụp. Giới cầm quyền Mỹ, mặc dù nhiều cuồng vọng và mưu đồ, nhưng cuối cùng cũng nhận thấy Mỹ không thể thắng nổi đối phương, buộc phải rút quân về nước. Rơi vào thế trận chiến tranh nhân dân, quân ngụy bị đánh từ mọi phía, mọi nơi, tinh thần chiến đấu ngày càng giảm sút. Trong khi đó, ta càng đánh càng mạnh. Giai đoạn cuối chiến tranh, thế và lực của ta phát triển mạnh mẽ. Ðiều quan trọng là chất lượng chiến đấu của quân ta hơn hẳn quân địch. Các quân đoàn chủ lực cơ động chiến lược của ta đã đứng chân ở những địa bàn trọng yếu. Hệ thống đường giao thông vận tải, đường ống xăng dầu được nối thông suốt từ hậu phương đến tiền tuyến, đáp ứng nhu cầu chiến tranh hiện đại.

Xây dựng hậu phương theo tư tưởng Hồ Chí Minh, miền bắc đã phát huy sức mạnh to lớn của mình trong chiến tranh cách mạng. Vượt qua hai lần chiến tranh phá hoại khốc liệt của quân thù, miền bắc vẫn đứng vững và có bước phát triển mới. Trong chặng đường chống Mỹ, cứu nước, hợp tác xã nông nghiệp ở miền bắc giữ vững sản xuất và cung cấp hai triệu lao động cho lực lượng vũ trang và phục vụ chiến đấu. Trước khi vào Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, theo kế hoạch Bộ Chính trị thông qua, hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn 56 vạn tấn vật chất. Bằng sự cố gắng cao độ, hậu phương miền bắc đã hoàn thành vượt chỉ tiêu đó.

Bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, các đơn vị bộ đội chủ lực đã được trang bị đầy đủ về mọi mặt. Các trang bị chủ yếu như: vũ khí, xe cộ, lương thực, thực phẩm… đều vượt mức yêu cầu. Ðược như thế là do miền bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng cả nước. Từ sức mạnh đó, quân dân ta đánh địch trên thế mạnh, áp đảo, kết thúc chiến tranh hợp với quy luật mạnh thắng, yếu thua.

Ðại thắng mùa Xuân 1975 để lại những bài học sâu sắc về nguồn sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân chống xâm lược. Ðó là sức mạnh toàn dân đánh giặc, sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân được xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Càng lùi xa với thời gian, ý nghĩa tư tưởng đó của Người càng lung linh tỏa sáng.

Dưới ánh sáng tư tưởng chiến tranh nhân dân Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từng bước xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh như lời dặn của Bác Hồ kính yêu.

Theo
https://tennguoidepnhat.net
 
Bạn cũng có thể tham khảo thêm ở đây nữa​


Trong những ngày người Việt trong và ngoài nước chào mừng kỷ niệm ngày độc lập - quốc khánh của Việt Nam, ngày mà Việt Nam chính thức tuyên bố nền độc lập của mình trước thế giới. Việt Nam giành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc áng hùng văn bất hủ: bản Tuyên Ngôn Độc Lập Việt Nam trước quốc dân đồng bào, tuyên bố chủ quyền dân tộc, đập tan ách thống trị hàng ngàn năm của hệ thống phong kiến lỗi thời và chế độ thực dân - thuộc địa tàn ác của đế quốc Pháp suốt gần một thế kỷ.

Một ngày mà đến cả 1 ông lái đò cũng phải:

Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Non sông rền một điệu nhạc oai hùng
Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng.
(Trích ca khúc "Ông Lái Đò")

Nhưng ngày vui chung của dân tộc chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Sau 9 năm kháng chiến thì ta cũng đánh cho giặc Pháp phải đại bại trong trận Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải tập kết về miền Nam và rút quân dần trong 2 năm, đến năm 1956 sẽ tổng tuyển cử tự do trên cả nước để bầu ra chính phủ mới.

Trong thời gian đó, Pháp đã phản trắc, không thực hành đúng như quy định trong hiệp định Geneve, mà xây dựng ngụy quân, thành lập nên các ngụy quyền từ "Nam Kỳ Quốc" đến "Quốc Gia", đưa từ Nguyễn Văn Xuân đến Bảo Đại lên. Sau đó Mỹ vào hất cẳng Pháp, lấn sân dần quyền lực của Pháp và cuối cùng đem Diệm từ Mỹ về, chính thức thay thế Pháp làm chủ ở miền Nam của nước VNDCCH.

Tuyên ngôn độc lập Việt Nam và hiệp định Geneve đều ghi rõ nước Việt Nam DCCH là 1 nước độc lập, có chủ quyền, và thống nhất. Không có văn bản nào quy định và không ai được phép áp đặt rằng nước Việt Nam DCCH chỉ có từ vĩ tuyến 17 trở ra. Việt Nam đã độc lập từ năm 1945 trên cơ sở là 1 quốc gia thống nhất từ Bắc chí Nam, không có quy định vĩ tuyến 17 nào chia cắt, chia đôi đất nước. Miền Nam là máu thịt và là một bộ phận không thể tách rời của nước Việt Nam độc lập, thống nhất. Do đó việc Pháp về miền Nam, sau đó là Mỹ, đã dựng lên các "quốc gia", các "chính quyền" bù nhìn ở miền Nam của nước Việt Nam thì đó là những hành động bất hợp pháp, không có chính danh, do đó những chính quyền của Pháp, Mỹ này bị người dân xem là ngụy quyền.

Đó là những hành động xâm lược thô bạo và sau ngày quốc khánh 02/09 ấy, quân dân Việt Nam khắp cả nước mà Nam Việt Nam là tiền tuyến lớn "đi trước về sau" của hậu phương lớn miền Bắc, bắt đầu từ phong trào Nam Bộ Kháng Chiến, khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược, sau đó đoàn kết miền Nam dưới lá cờ Mặt Trận chống lại sự xâm lược nối tiếp của đế quốc Mỹ.

Do đó cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam thật ra không phải là cuộc chiến giành độc lập hay thống nhất đất nước, vì ta đã độc lập - thống nhất từ năm 1945 rồi, mà là 2 cuộc kháng chiến gìn giữ độc lập và bảo vệ Tổ quốc, tái chiếm lại toàn vẹn lãnh thổ cha ông, mà cụ thể ở đây là các vùng giặc tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, phần kết của 2 cuộc chiến này đã đưa đến kết quả là độc lập và thống nhất vào năm 1975.

Sau đây tôi xin giới thiệu một số bài viết tiêu biểu, đặc sắc, ấn tượng và khá hay của Bác Hồ trong tập Hồ Chí Minh Toàn Tập về các cuộc chiến chống xâm lược ở VN trong thời cận đại. Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ đất nước trong thời đại mới, khơi gợi niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc như sử gia lão thành, nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm đã chân thành khuyên trên Vietnamnet - Tuanvietnam. Đồng thời cũng để xóa bỏ những định kiến sai lầm, báng bổ, xanh rờn rằng cuộc chiến trước 1975 là những cuộc "nội chiến Nam Bắc", "anh em tương tàn", hoặc "cuộc chiến ý thức hệ", "cuộc chiến quốc tế", "cuộc chiến ủy nhiệm" v.v.

Và xem tiếp tại đây
 
×
Quay lại
Top