Hỏi Giúp em câu hỏi đường lối này với

lichsulichsu

Thành viên
Tham gia
2/11/2012
Bài viết
3
Câu hỏi: cơ sở thực tiễn để đảng ta đổi mới tư duy công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở nước ta? ai biết chỉ em thanks nhiều.
 
Câu hỏi: cơ sở thực tiễn để đảng ta đổi mới tư duy công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở nước ta? ai biết chỉ em thanks nhiều.


Những quan điểm và giải pháp lớn Ðại hội XI đã xác định để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế là:

- Nội hàm phát triển bền vững nền kinh tế ở nước ta là: Coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là yêu cầu ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Quan hệ giữa phát triển nhanh và bền vững của nước ta là:
+Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang được đặt ra hết sức cấp thiết.
+Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững.

+Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

- Ðiều kiện để phát triển bền vững là: Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

- Những giải pháp lớn để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế nước ta là:
+Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
+Phải có những giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế tri thức.
+Hết sức coi trọng vai trò của khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.
+Ðổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
+Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mọi công dân.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh.

Phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững, tăng cường độc lập, tự chủ trong phát triển kinh tế.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế đồng thời chú trọng phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách.


*Về giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta

Từ các Ðại hội VIII, IX, X, Ðảng ta đã không ngừng hoàn thiện nhận thức và chỉ đạo thực tiễn về vấn đề quan trọng này.
Qua tổng kết 25 năm đổi mới, Ðại hội XI đã tiếp tục xác định rõ thêm những vấn đề cần quan tâm để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta thời gian tới là:

- Về mục đích, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ để phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tăng cường đồng thuận xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Về mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế, chủ thể kinh tế, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội; mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Về mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế và độc lập, tự chủ, phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

- Về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Công bằng trong phân phối các yếu tố sản xuất, tiếp cận các cơ hội kinh doanh và phân phối kết quả làm ra.

- Phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế của Nhà nước, chú trọng phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế.


Nguồn: Tổng hợp trên mạng
 
Thanks bạn. nhưng đáp án là thứ 1 là tình hình quốc tế trước năm 1985. thứ 2 là phần hạn chế của cnh trước đổi mới k ghi phần đổi mới. thứ 3 là tóm tắt và nguyên nhân của các hạn chế khách quan và chủ quan.
 
Thanks bạn. nhưng đáp án là thứ 1 là tình hình quốc tế trước năm 1985. thứ 2 là phần hạn chế của cnh trước đổi mới k ghi phần đổi mới. thứ 3 là tóm tắt và nguyên nhân của các hạn chế khách quan và chủ quan.
hãy hành động thay vì lời nói, hãy biến lời nói thanks = hành động click chuột và ấn [kịch] vào nút cảm ơn là được :))
 

hãy hành động thay vì lời nói, hãy biến lời nói thanks = hành động click chuột và ấn [kịch] vào nút cảm ơn là được :))

Chuẩn men :)) chúc anh buối tối vui vẻ. Chúc các bẻ ngủ ngon :D
 
×
Quay lại
Top