Giới Thiệu Thể Loại Concerto Và Bình Luận Bản Piano Concerto Số 1 Của Tchaikovski

Tham gia
5/10/2014
Bài viết
0
Hướng dẫn làm bài tập "Giới thiệu thể loại concerto và bình luận bản piano concerto số 1 của tchaikovski"


I. KHÁI NIỆM
Concerto là một tác phẩm khí nhạc trong đó có hai nhóm nhạc cụ, một nhóm đông người hơn (gọi là Ripieno) và một nhóm ít người (chừng 3 người, gọi là concertino, hoặc chỉ có 1 người, gọi là solo), hòa tấu với nhau. Một concerto thường có 3 movement: nhanh, chậm, nhanh. Concerto ngày nay được hiểu như một liên khúc sonate dành cho một nhạc cụ độc tấu đối thoại với dàn nhạc: chàng David đối đầu với Goliath!. Thật ra, kể từ khi được hình thành, thể loại này đã trải qua nhiều dạng thức phát triển.

Concerto" qua các thời kỳ:[/paste:font]
Vào khoảng năm 1600, lần đầu tiên trong trường phái Venise (với Gabrieli và Monteverdi và học trò người Đức của hai ông là Schütz) xuất hiện tên gọi “concerto” để chỉ chung các tác phẩm hoặc viết cho nhiều ban hợp xướng, hoặc phối hợp giữa thanh nhạc và khí nhạc. Cuối thế kỷ XVII, khái niệm “concerto” được coi như là một nguyên tắc thể loại để tạo nên các hình thức như: concerto grosso, triosonate, các motet dành cho solo hay hợp xướng. Đỉnh cao của thể loại này là vào khoảng từ 1700 đến 1750, có các tác giả như: Corelli, Händel, Vivaldi và Bach. Từ lúc ra đời đến nay, concerto đã lần lượt mang nhiều ý nghĩa khác nhau:
1) Để gọi tên một tác phẩm viết cho một hay nhiều bè giọng hát có nhạc cụ đệm. Ví dụ như; “Concerti ecclesiastici a 8 voci” (1595) (Concerto giáo đường viết cho 8 giọng) của Banchieri; ” Concerti ecclesiastici a una, due, a 3 & 4 voci, con il Basso continuo per sonar nell'organo” (1602) (Concerto giáo đường viết cho một, hai, 3, và 4 giọng, với bè trầm liên tục có orgue đệm) của Viadana. Tuyển tập thứ 7 các madrigal của Monteverdi được đặt tên là“Concerto”. Tên gọi theo ý nghĩa này tồn tại mãi đến đầu thế kỷ XVIII. Chính Bach là người đã đưa ra tên gọi “concerto” với ý nghĩa trên cho một số bản cantate nhà thờ của ông.
2)Đó là một tác phẩm được viết cho vài nhạc cụ, trong đó có nhạc cụ diễn loại bè trầm đánh số (figured bass, basso continuo) và thường có giai điệu tương phản với các nhạc cụ khác. Thể loại concerto này tồn tại trong thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Ví dụ, 6 bản “Concerto Brandenburg” của Bach. Đặc biệt của thời kỳ này có các thể loại:
a/. Concerto grosso là một tác phẩm dàn nhạc có vài chương, trong đó, theo tập quán, có những đoạn dành cho một nhóm nhạc cụ độc tấu (gọi làconcertino) diễn tấu tương phản với đoạn tutti (diễn theo bè trầm đánh số, figured bass) do toàn thể dàn nhạc (concerto grosso). Nhóm nhạc cụ độc tấu này thường gồm có: 2 violon và một cello. Tuy nhiên, người ta có thể thêm nhiều nhạc cụ khác vào nhóm độc tấu này. Ví dụ, trong bản “ConcertoBrandenburg số 2” của Bach, nhóm nhạc cụ độc tấu gồm có: kèn trumpet, recorder, oboe và đàn violin.
b/. Concerto độc tấu là loại concerto mà chúng ta thường gặp ngày nay, ttrong đó, có một nhạc cụ cụ độc tấu diễn tấu cùng dàn nhạc. Khái niệm này có từ đầu thế kỷ XVIII, và lúc đó, violon là nhạc cụ thường được dùng để độc tấu. Có một số concerto của Bach dùng với độc tấu của một hoặc nhiều clavecin, nhưng đó chỉ là cải biên của chính tác giả từ những concerto cho violon mà thôi.
Các concerto dành cho đàn organ của Händel được viết theo nhu cầu riêng là để làm các đoạn chen cho những buổi trình diễn các oratorio của ông. Vào cuối thế kỷ XVIII, concerto độc tấu đã trở thành một thể loại thông dụng, và có nhiều concerto cho đàn phím được viết bởi C.P.E. Bach, Haydn và Mozart. Cũng có những concerto theo phong cách trên đây nhưng được viết cho nhiều nhạc cụ khác nhau, như: “Concerto cho sáo và đàn Harpe” (K.299) và“Concerto cho 2 đàn piano” (K.365) của Mozart.
3) Khái niệm “Concerto” còn được các nhà soạn nhạc hiện đại dùng với ý nghĩa tương tự như ở mục 2) trên đây, nghĩa là một sáng tác cho một nhóm nhạc cụ hòa tấu (ensemble) nhưng không dùng đến nhạc cụ (thường là đàn organ) để diễn bè trầm đánh số (figured bass). Ví dụ: Concerto cho dàn nhạc của Belá Bartók.
4) Concerto theo phong cách Ý (Concerto nach Italienischen Gusto) thường được gọi là “concerto Ý”, là một tác phẩm độc tấu của đàn clavecin, mô phỏng theo thể loại concerto độc tấu với dàn nhạc bằng cách làm nổi bật sự tương phản giữa nghệ sĩ độc tấu với phần “Tutti” .
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:
Thời Baroque, từ concerto có khi dùng để chỉ các cantata trong đó có xen kẽ các đoạn hợp xướng và lĩnh xướng hoặc hợp ca 2, 3 giọng, trong đó phần hợp xướng lặp đi lặp lại một điệp khúc, hay là ritornello, giống như trong dân ca Việt Nam, các bài hò dô, tất cả "dô dô khoan dô hầy’ rồi tới một người lĩnh xướng, rồi lại "dô dô khoan dô hầy’.
Hình thức này phát triển qua khí nhạc thành một dạng concerto thời Baroque gọi là concerto grosso, bao gồm các đoạn tutti (cả dàn nhạc cùng chơi) xen kẽ với các đoạn concertino (một nhóm nhạc chừng 3 người - trong một bài đôi khi có nhiều nhóm concertino khác nhau, thay phiên nhau chơi). Movement bắt đầu bằng đoạn ritornello chơi tutti, rồi tới một đoạn concertino chơi, rối lặp lại đoạn ritornello... cứ thế xen kẽ, cuối cùng là đoạn ritornello chấm dứt movement.
Dần dần, dạng concerto solo và ripieno trở thành dạng phổ biến, trong đó nhạc công solo có dịp biểu diễn kỹ thuật diễn tấu điêu luyện của mình, còn dàn nhạc có vai trò đối đáp với solo, không chỉ chơi các đoạn ritornello mà còn có dịp phát triển thành các đoạn có hòa âm phong phú theo kiểu symphony. Sự đối đáp có tính kịch tính (dramatic) hơn. Ở các đoạn tutti, cái khó nhất là bè solo không lẫn vào dàn nhạc nhưng dàn nhạc cũng không lép vế chỉ làm nhiệm vụ "đệm" cho bè solo.
III. ĐẶC ĐIỂM
1. Đặc điểm của "Concerto" qua các thời kỳ:

1. Concerto cổ điển :
Thể loại concerto cổ điển được thiết lập bởi Mozart. Đó là một tác phẩm thường gồm 3 chương, có cấu trúc tương tự như chương I, chương II và chương IV của một bản sonate và giao hưởng. Mục đích chính của nhà soạn nhạc khi viết loại concerto này là nhằm vào nhạc cụ độc tấu, phần đệm do dàn nhạc gồm có bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ và dây đảm nhiệm. Do đó, chất liệu chủ đề phải đảm bảo điều kiện tạo thuận lợi nhất cho nhạc cụ độc tấu, và dàn nhạc chỉ làm nhiệm vụ tô điểm, tạo phần nền hấp dẫn cho phần độc tấu bên trên.
Chương I của concerto thường ở hình thức sonate allegro nhưng có đặc điểm khác với hình thức sonate của bản giao hưởng và bản sonate ở những điểm sau
* Có 2 phần trình bày: lần đầu do dàn nhạc biểu diễn, lần thứ hai do nhạc cụ độc tấu nhắc lại có mở rộng.
* Trước phần tái hiện hay trước phần coda có một đoạn dành cho nghệ sĩ độc tấu chơi ngẫu hứng để trổ các ngón kỹ thuật. Đoạn này gọi là cadenza, được thực hiện với phần dàn nhạc nghỉ, không diễn tấu.Theo nguồn gốc, đây sẽ là phần để nghệ sĩ độc tấu chơi ngẫu hứng trên các chủ đề của chương I. Ngày nay, đoạn cadenza thường không là hoàn toàn ngẫu hứng, nhưng được các tác giả vừa là người biểu diễn viết trước. ví dụ ở Beethoven, Brahms, Paganini, Rubinstein,v.v.. Ngoài ra, đôi khi còn có một cadenza ngắn hơn xuất hiện ở chương II và thường là chương kết.
Chương 2 thường được viết theo hình thức ca khúc đơn giản với sự thay đổi luân phiên giữa chủ đề và các biến tấu. (Ví dụ: chương II “Romanze điệu thức Si giáng Trưởng” của “Concerto cung Ré thứ” cho piano và dàn nhạc của Mozart).
Chương 3 có thể mang hình thức rondo hay chủ đề và các biến tấu (variation).
Ở concerto phải có sự phối hợp cần thiết giữa bè độc tấu với bè đệm để cả hai cùng thể hiện một nội dung nhất định. Có lúc dàn nhạc ngừng nghỉ để người độc tấu trổ tài nghệ; có lúc dàn nhạc lại như ngắt lời người độc tấu để nổi bật lên; cũng có lúc hai bè lại như đối thoại với nhau, hoặc hòa lẫn vào nhau.
2. Concerto Lãng mạn :
Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều nhà soạn nhạc vừa là nghệ sĩ biểu diễn tài năng. Họ có nhu cầu biểu diễn tài nghệ của mình với dàn nhạc. Thể loại concerto với một nhạc cụ độc tấu trở nên thành phần không thể thiếu được của một buổi diễn bên cạnh các thể loại khác như giao hưởng, ouverture, tổ khúc,.. Nhiều nhà soạn nhạc Lãng mạn cũng là các nghệ sĩ biểu diễn piano như: Weber, Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt, Brahms và Rubinstein. Họ đã góp phần đáng kể cho việc phát triển và hoàn thiện thể loại concerto. Cũng có những nghệ sĩ biểu diễn violon vừa là nhà soạn nhạc, như: Spohr, Paganini, Vieuxtemps, Sarasate, Wieniawski và Joachim đã viết những concerto tuyệt vời cho nhạc cụ chuyên môn của họ.
Nhìn chung, concerto Lãng mạn vẫn còn giữ cấu trúc hình thức của concerto cổ điển đã được Mozart thiết lập. Nghĩa là vẫn gồm 3 chương với chương đầu được viết ở hình thức sonate allegro, sau đó là một chương chậm và chương kết. Liszt là người biệt lập chính muốn tách khỏi cấu trúc hình thức phổ cập này của concerto. Trong 2 concerto cho piano nổi tiếng viết ở cung La thứ và Mi giáng trưởng của mình, Liszt đã thử nghiệm cách xóa nhòa các yếu tố phân biệt các chương để tạo thành loại concerto một chương. Mặc dù hai tác phẩm này rất thành công, nhưng thể loại mới của ông không được mấy nhà soạn nhạc dùng đến.
3. Concerto thời kỳ Hiện đại :
Concerto ở thế kỷ XIX thường chỉ được xem như một tác phẩm dùng để làm cho khán thính giả phải sửng sốt trước tài nghệ điêu luyện của nghệ sĩ độc tấu. Với mục đích này, vai trò dàn nhạc như bị lu mờ và cốt chỉ để làm nền cho phần độc tấu. Tuy có những đoạn chen của dàn nhạc, dành chỗ cho nghệ sĩ độc tấu nghỉ ngơi, nhưng trung tâm của sự chú ý vẫn là ở nghệ sĩ độc tấu với kỹ thuật tinh luyện của mình. Tuy nhiên, nếu nhận xét như vậy về concerto Lãng mạn, thì cũng cần phải để ý đến một số ngoại lệ. Chẳng hạn, Brahms đã viết các giao hưởng với phần piano (hay violon) bắt buộc, hay nói cách khác, là một thành phần chính của dàn nhạc thay vì là phần độc tấu của nhạc cụ đó đối ứng với dàn nhạc; Liszt cũng có những giao hưởng thơ viết cho piano và dàn nhạc (chứ không là concerto cho piano và dàn nhạc).
Ở concerto của các tác giả hậu Lãng mạn như: Tchaikovsky, Rubinstein, Grieg, v.v… không còn quan hệ đối giọng (antiphony) giữa bè độc tấu và dàn nhạc nữa và sự cân bằng về mức độ quan trọng của mỗi bè cũng biến mất.
Concerto Hiện đại có khuynh hướng tái tạo lại phần dàn nhạc để giữ vai trò nghệ thuật cân bằng với kỹ thuật của nghệ sĩ độc tấu. Như vây, nghệ sĩ độc tấu không còn là trung tâm thu hút khán thính giả nữa. Và đã có lúc, thể loại concerto độc tấu gần như biến mất khỏi các chương trình biểu diễn. Trên sân khấu xuất hiện nhiều nhà chỉ huy tài danh và họ trỡ thành đối tượng thu hút khán thính giả, thay cho các nghệ sĩ độc tấu trước kia. Mà đã không có nghệ sĩ độc tấu thì không có được thể loại concerto chính thống. Trong thời gian gần đây, thể loại concerto theo phong cách Cổ điển và Lãng mạn đang có dấu hiệu hồi phục.
Concerto Hiện đại gắn liền với tên tuổi các nhà soạn nhạc như: Stravinsky, Rachmaninov, Sibelius, Berg, Bartók và Prokofiev ở Âu châu và: Piston, Copland, Sessions, Gershwin và Barber ở Mỹ.
Trong lãnh vực khí nhạc của nền âm nhạc kinh điển Việt Nam đã có nhiều nhà soạn nhạc viết các concerto cho nhạc cụ cổ điển Tây phương và cho nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Ví dụ các bản “Concerto cho đàn tranh”, “Concerto cho đàn kìm” của Gs.Ts. NSND Quang Hải, nguyên giám đốc Nhạc viện Tp.HCM.


Xem tiếp tại blog: https://www.baitapluathoc.com/2015/...luan-piano-concerto-so-1-cua-tchaikovski.html
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top