Gió đang thổi đám mây phóng xạ ra xa Việt Nam

lethanglong_88

Thành viên
Tham gia
12/3/2011
Bài viết
33
Chủ Nhật, 20/03/2011 --- cập nhật 10:01 GMT+7

Tuy phóng xạ vẫn đang lan rộng ra Thái Bình Dương nhưng các nhà khoa học nhận định, các hướng gió vẫn đang thổi phóng xạ ra xa Việt Nam.
Tối nay 19/3, Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đám mây phóng xạ hiện đang lan rộng và vẫn tập trung chủ yếu trên biển Thái Bình Dương.


gio.jpg

Hình ảnh mây phóng xạ lan rộng ra Thái Bình Dương ngày 19/3. Ảnh: Bộ KH&CN
Tuy nhiên, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam nhận định: Những ngày cuối tháng 3 này là thời kỳ cuối của mùa đông ở khu vực phía Bắc Á, do vậy gió thổi theo hướng từ phía Tây sang Đông, các khối khí cũng di chuyển theo hướng đó. Vì thế khó có khả năng mây phóng xạ đi ngược gió mà ảnh hưởng tới Việt Nam.
Đến tháng 4 và tháng 5, hoàn lưu gió trên khu vực bắc Châu Á vẫn tiếp tục duy trì di chuyển theo hướng chủ đạo từ Tây sang Đông. Nên trong thời gian tới, không có khả năng những tro bụi hoặc các chất thải độc hại chứa trong các khối không khí có thể di chuyển ngược lại về phía Tây và Tây Nam làm ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á.
gio1.jpg
Hình ảnh mây phóng xạ dự kiến ngày 20/3. Ảnh: Bộ KH&CN
Trước đó, trao đổi với PV, một nhà khoa học thuộc Cục An toàn phóng xạ cho hay, kể cả sau này, khi phóng xạ “chu du” khắp khí quyển Trái Đất thì khi đến Việt Nam nó đã rất “yếu”, không gây nguy hại đến sức khỏe người dân.

Dấu hiệu nhiễm phóng xạ

Đại tá, Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Nghĩa, Viện trưởng viện Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội cho biết, nếu bụi phóng xạ xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống thì dấu hiệu sớm nhất là đau bụng, buồn nôn và nôn trong giờ đầu. Sau đó hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng làm người mệt mỏi, chán ăn, kém ngủ. Nếu bị xâm nhập qua đường hô hấp sẽ gây tổn thương hô hấp, khó thở lâu dài, gây viêm phổi, rối loạn chức năng hô hấp. Nếu bụi phóng xạ bám trên da, niêm mạc sẽ gây đỏ da, viêm da. Nếu nặng hơn thì gây bỏng, loét niêm mạc. Nếu không được loại bỏ, bụi phóng xạ sẽ ngấm qua niêm mạc, vào mô của cơ thể…

Tuy nhiên, các bác sĩ ở Việt Nam sẽ chữa trị được nhiễm phóng xạ, nếu người bệnh được phát hiện kịp thời.
Theo VTC.vn
 
×
Quay lại
Top