GINSHERRY: KỲ 1: BLOOD RED SUNSET (HOÀNG HÔN ĐỎ MÁU) -VỚi GIN SHERRY LÀ ĐỘC NHẤT !

Ginshi_Melkior

Being interested with Gin ^^
Tham gia
1/8/2019
Bài viết
21
BY DUCHESS OF WINSTON
-------------------------------------
Mình luôn mong chờ tới kỳ này để viết về GinSherry – cặp đôi dễ thương mình rất yêu quý. Nhưng đồng thời, cũng do dự và đầy trăn trở để mở đầu những dòng đầu tiên. Chúng ta nhận thấy sự đấu tranh trong “nội tâm” của tác giả là mình không nhỉ? Hỡi những ai đã và đang yêu đơn phương, trăn trở và do dự giữa việc “có nên tỏ tình” hay không, chắc là sẽ hiểu được cảm giác này của mình ^^???

Vâng, lý do mình trăn trở, vì đây là cặp đôi “ngôn tình cẩu huyết” đủ cả, bản thân họ, tin rằng luôn coi đối phương là “người đặc biệt” và không thể thay thế, nhưng biết sao được, quá nhiều hiểu nhầm, quá nhiều sự tính toán, lý trí lạnh lẽo, trách nhiệm nặng nề và trên hết, cùng một hơi thở, nhưng khác bầu trời, từ một sự hiểu lầm, cuối cùng dẫn tới việc cách xa vạn dặm.???

Đương nhiên khi viết những dòng “tự kỷ” này, như các bài viết trước đây, mình luôn nhìn nhận trên quan điểm của Gin (biết sao được, fangirl mà). Vì vậy, ngay từ tựa đề “Hoàng hôn đỏ máu”, mình muốn lấy phông nền hoàng hôn thay vì tuyết trắng lạnh lẽo để viết những dòng mở đầu về cặp đôi này, đơn giản, kết thúc hoàng hôn là bình minh, là một khởi đầu mới, 1 tương lai tươi sáng hơn, hay đúng nhất, mình không hề mong muốn giữa họ, toàn bộ kỷ niệm cùng yêu thương, sẽ kết thúc trong gió tuyết đêm đông.???

Hành trình của họ, bắt đầu từ đâu, đã trải qua những gì, thăng trầm ra sao, hãy cùng ngồi vào đoàn tàu này, đi tới từng miền đất, lật giở từng trang sách và khám phá từng bí mật. Rất từ từ, khi toàn bộ bức tranh được hé mở, khóc hay cười, là sự lựa chọn của bạn!:KSV@03:

hoàng hôn đỏ máu.jpg


1. NÀNG VÀ MÀU ĐỎ

Hãy nói về ấn tượng đầu tiên của Gin về Sherry trước nhỉ. Sherry nổi bật với mái tóc đỏ đặc trưng. Nói về màu tóc này, mặc dù không hiếm có soi-mỏi-mắt-tìm-không-ra như bạch kim (đặc điểm nhận dạng của chỉ 1 gia tộc),thì mái tóc đỏ tự nhiên thuộc hàng hiếm nhất thế giới, với chỉ 1% dân số sở hữu, hầu hết tập trung tại vùng Bắc Âu, được kiểm soát bởi 1 gen duy nhất: MC1R – một gen đột biến và là nhiễm sắc thể lặn. Hơn 40% người dân Anh quốc mang trong mình NST lặn về màu tóc đỏ, nhưng để sinh ra con có mái tóc đỏ rực đòi hỏi cả bố và mẹ đều phải mang NST lặn này – MC1R.

Đây là Gen thông minh kiệt xuất, trên lịch sử thế giới những vĩ nhân nổi tiếng nhất mang mái tóc đỏ: Nhà thám hiểm Columbus (người tìm ra châu Mỹ), Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, Hoàng đế Alexander Đệ nhất, danh họa Leonardo da Vinci, Nữ hoàng Catherine II, Thủ tướng Anh Winston Churchill, Nữ hoàng Elizabeth I, nhà vật lý Galilei… cùng nhiều nhân vật khác có mái tóc đỏ đã để lại những dấu ấn trong lịch sử văn minh nhân loại.
:KSV@12::KSV@12::KSV@12:
Mái tóc đỏ đi kèm đôi mắt màu xanh lá cây, độ hiếm có chắc chỉ kém mỗi mái tóc bạch kim đi cùng đôi mắt xanh lá cây. Những người như vậy được mệnh danh là “cỏ bốn lá”, vì họ cũng quý hiếm và mang lại may mắn cho bất kỳ ai “sở hữu” họ.

Điều này khẳng định điều gì? Khẳng định “nàng là duy nhất”: trí thông minh thiên tài cùng vẻ ngoài độc nhất. Tại Nhật chắc ngoài Gin và ông trùm ra thì không tìm được người thứ hai có mái tóc bạch kim rồi, còn Sherry, số người có mái tóc đỏ rực như nàng, cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi chỉ một sợi tóc mà Gin lại biết đó là Sherry, vì làm gì có ai “tò mò” với xe Porche 356A của Gin có mái tóc màu đỏ rực như nàng?

Từ đây, chúng ta có nhận ra GinSherry rất giống nhau không nhỉ? Họ giống nhau vô cùng nhiều điểm đấy, những hành động cử chỉ, phong thái và cách sống của họ, như từ 1 khuôn đúc ra, chỉ riêng chi tiết này thôi, đã thể hiện rất nhiều sự gần gũi thân thiết và từng tin tưởng tuyệt đối (Mình sẽ phân tích kỹ điều này ở kỳ sau)

2. NÀNG LÀ NỖI ÁM ẢNH

Ngay trên tựa đề (hãy cố gắng để ý tựa đề bằng tiếng Anh nhé), điểm chung giữa 3 từ “Blood”, “Red” và “Sunset” chính là MÀU ĐỎ. Nói cách khác, “Red” (màu đỏ) chính là từ GỐC, từ trọng tâm, “blood” và “sunset” là những biến thể đồng nghĩa hay cách diễn đạt mang hàm ý tương đương của màu đỏ (những ai chuẩn bị thi IELTS chú ý nhé, thành hay bại của IELTS chính là kỹ năng diễn đạt sử dụng từ đồng nghĩa).

Gin là sát thủ được rèn luyện trong máu tanh và lửa đạn, màu gì anh ta tiếp xúc nhiều nhất? Đương nhiên là màu đỏ của máu, máu của những nạn nhân anh ta đã trừ khử. Chính bản thân anh ta cũng thừa nhận: anh ta không thể nhớ những nạn nhân của anh ta.:love_struck:

Hãy thật chú ý chi tiết này, chi tiết này đã thể hiện một “điểm yếu chết người”, nói chính xác” một tình trạng bệnh lý của Gin. Anh ta không thể nhớ được khuôn mặt, không chỉ là nạn nhân của anh ta, mà là của tất cả mọi người. Anh ta bị mắc hội chứng “Mù mặt” – theo tên khoa học – Prosopagnosia.

Căn bệnh “mù mặt” này, vấn đề không phải ở thị giác, mà ở “nhận thức” (dây thần kinh thị giác sau khi thu nhận hình ảnh sẽ gửi tới thùy chẩm của não để phân tích). Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này được ghi nhận như sau: do di truyền (trong một gen trội đơn lẻ), hoặc do bị đột quỵ và chấn thương vùng đầu. Đây là tình trạng bệnh lý không thể chữa trị (tính tới thời điểm hiện tại). Lưu ý rằng “Mù mặt” và “mù màu” khác nhau hoàn toàn nhé, và người bị “mù mặt” sẽ không gặp vấn đề gì về khả năng nhận thức hay ghi nhớ các thông tin khác cả.:big_grin::big_grin:

Riêng chi tiết này, có thể tiết lộ rất nhiều điều: Gin, nếu do di truyền, trường hợp Mary vẫn nhận biết mặt người bình thường, thì ông trùm bị “mù mặt” (chà, có thêm đặc điểm để truy tìm ông trùm rồi đó). Thứ 2, tạm thời bỏ qua nguyên nhân bị đột quỵ (Gin còn trẻ mà, anh ta lại không bị bệnh tim, lại hoạt động ầm ầm cả đống nhiệm vụ, có thể nói thể trạng anh ta rất tốt), thì Gin bị mù mặt do chấn thương tại “thùy chẩm”. Ai đã đánh Gin vào vùng thủy chẩm để dẫn tới hậu quả này? Số người đánh được Gin có nhiều sao?(:|(:|(:|

Chính vì lý do này, mình nghiêng về giả thiết Gin bị mù mặt do di truyền, tức ông trùm cũng không nhận diện được khuôn mặt. Cách tư duy của người “mù mặt” để có thể “nhận diện” và “ghi nhớ” mặt người cũng rất thú vị: họ nhận diện và ghi nhớ “đặc điểm nổi trội”. Điều đó có nghĩa rằng, không cần biết bạn xinh hay xấu, quan trọng là, bạn có điểm gì ĐẶC BIỆT để anh ta ghi nhớ và nhận diện hay không?

Hãy cùng nhìn lại những thành viên trong nhóm của Gin nhé: Mái tóc đỏ rực của Sherry cùng đôi mắt xanh lá cây của cô, Vodka to béo luôn đeo kính đen 24/7 cùng với cách di chuyển nhanh nhẹn, hình xăm con bướm ở khóe mắt Chianti, Korn cũng luôn đeo cái kính như phi công, Vermouth là đôi môi đỏ mọng cùng mái tóc vàng óng ả. Ngay bản thân Akai lúc còn ở Tổ chức, để tóc đen dài rồi sùm sụp mũ len đó thôi.???

Gin ám ảnh bởi đôi mắt xanh lá của mẹ anh ta (cũng “giận lẫy” vì bị “phản bội” khi mẹ anh ta rời đi), đương nhiên, khi gặp Sherry có đôi mắt xanh lá, anh ta rất ấn tượng. Máu luôn là sắc màu anh ta nhìn quen, lại gặp phải mái tóc đỏ sáng của Sherry. Vì vậy lại càng “double ấn tượng”.Màu đỏ là màu ưa thích của Gin, nhưng tại tập 24, Gin lại nói màu đỏ là “màu ưa thích của Sherry”. Bạn hiểu đúng không: Sherry yêu thích màu mà Gin ĐÃ QUÁ QUEN THUỘC.?????

Tác giả cũng từng tiết lộ nguyên tố hóa học mà Sherry ưa thích là Ag, nguyên tố BẠC. Chúng ta hãy tập nhìn nhận mọi thứ theo “nghĩa đen” nhé, tức là nhìn nhận mọi thứ đơn giản hóa đi, đừng cố gắng phức tạp.

Qua câu đố mình vừa đưa ra trong tuần trước, đa phần câu trả lời mình nhận được đều “phân tích dựa trên hình ảnh”, sao phải làm khó như vậy làm gì, hãy nghĩ đơn giản đi thì câu đố vô cùng đơn giản. Nghĩa trên mặt chữ, chính là cách Gin giải mật mã. Như vậy, Sherry thích “Ag”, hay nguyên tố “Bạc”, vì nó là màu Bạc, màu tóc của Gin, mà từ “Bạc” trong tiếng Nhật cũng là “Gin” ^^
:KSV@05:
Chàng và nàng, ấn tượng về nhau, sâu đậm quá còn gì ^6^ Họ đều là những người ngạo mạn, màu sắc đại diện cho “người yêu” sẽ là ấn tượng đầu tiên, và, ngay cả trong tình cảnh hung hiểm, Sherry hay Gin, đều không hề “nhuộm tóc”, phải không nhỉ ? Đối với Gin, khi anh ta không thể nhận diện khuôn mặt, thì sự xuất hiện của Sherry, vẫn là độc nhất và duy nhất.

3. NÀNG BIẾT ĐIỂM YẾU CỦA TA

Chúng ta vẫn hoài nghi rằng Gin mù mặt đúng không nhỉ? Mình có cách giải thích như sau:

Não bộ con người ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu, và trí nhớ của chúng ta được tổ chức, tái tạo và lưu giữ như sau: Ngay trong trạng thái vô thức, não bộ của con người luôn trong cơ chế “tự động” thu nạp thông tin, và dù rằng thông tin nào đã được thu nạp vào não, sẽ được lưu nhớ, bước đầu tiên, là ở vỏ não.

Sau khi lưu giữ tại vỏ não, khi chúng ta cần sử dụng và cần nhớ lại một vấn đề, toàn bộ nơ – ron trong não bộ chúng ta lúc đó tập trung trao đổi liên kết, tái tạo lại ký ức và hình dung cụ thể được hình ảnh về điều chúng ta cần nhớ, tạo nên TRÍ NHỚ TẦNG THỨ 2.:KSV@13:

Có rất nhiều người họ không hề có “ý thức” là họ đã nhớ thông tin, nhưng họ luôn “tái tạo” được hình ảnh về thông tin đấy khi cần thiết. Đó cũng là lý do vì sao rất nhiều người trong chúng ta thời học sinh thắc mắc: không học bài tý gì mà vào khoanh trắc nghiệm vẫn trúng phóc. Xin thưa, không thể nói là bạn không nhớ tý gì, não bộ đã ghi nhận thông tin, bạn nhớ, nhưng sắp xếp quá lộn xộn, nhưng tới khi cần sử dụng, may thay, vẫn lôi ra được thông tin đó để sử dụng.

Sau khi thông tin được ghi nhớ tại tầng thứ 2, khi kiến thức liên tục được sử dụng và luyện tập, bạn không thể quên những thông tin này, hơn thế nữa, luyện tập thông tin nhiều lần, chúng ta mới tới quá trình phân tích, phản biện, nhận định thông tin sẵn có trên mọi khía cạnh khác.

Chính từ đây, TRÍ NHỚ TẦNG THỨ 3 được hình thành, và từ đó, mới có sự SÁNG TẠO. Chúng ta đừng bao giờ coi thường kỷ luật ghi nhớ, vì chúng ta chỉ sáng tạo được, khi đã thành thục một thao tác cả chục lần.
:KSV@17:
Khi não bộ của người bình thường đều có thể tự động ghi nhớ thông tin, dù là “vô thức” hay được luyện tập “có ý thức”, thì tại sao người thông minh xuất chúng như Gin, người tính toán được chính xác 3 mũ n phương án trong n hoàn cảnh, lại “không thể” ghi nhớ thông tin như “khuôn mặt”?

Chúng ta vừa xét trên khả năng: Gin không thể nhớ, vậy có trường hợp nào, là anh ta “cố tình quên” không? Câu trả lời là CÓ, và phương pháp “trí nhớ chọn lọc” này, giống phương pháp “Lâu đài ký ức” (Memory Palace) của Sherlock Holmes:

Sherlock Holmes cũng từng nói: “Bộ óc con người ban đầu như một gian phòng rỗng, ta sẽ phải xếp vào đấy những đồ đạc ta thích. Kẻ ngu ngốc chồng chất vào đó đủ mọi thứ linh tinh đến nỗi các tri thức có thể giúp ích cho hắn bị đè bẹp dưới một đống tri thức khác, đến nỗi khi cần, hắn khó mà lôi ra sử dụng được.

Trái lại, người thợ lành nghề chọn lọc hết sức cẩn thận những thứ xếp vào trong gian phòng ấy. Anh ta chỉ muốn chứa trong đó những dụng cụ có ích cho mình trong công việc; cái nào cái nấy dắp đặt một cách thật ngăn nắp”:KSV@07:

Với Sherlock Holmes, ông ta thiết lập trí nhớ “một cách có chọn lọc” được điều khiển bởi “ý thức tư duy nội quan”: trước khi nhớ, thì chọn lọc xem, thông tin đó có “đáng nhớ” hay không. Như việc ông ta không bao giờ nhớ kiến thức về Thiên văn “Trái đất dù có quay trên Mặt Trăng, thì đâu ảnh hưởng gì tới công việc của tôi?”.

Tuy nhiên, biện pháp ghi nhớ “có chọn lọc” này chỉ hiệu quả khi: Kiên quyết không “tiếp xúc” một chút gì với những điều bản thân không muốn ghi nhớ, để tránh tình trạng “vô thức ghi nhớ” như trên. Như vậy, Gin, ở xã hội hiện đại, dù muốn hay không, anh ta đều đã tiếp xúc với các nạn nhân mà anh ta trừ khử.

Với một bộ não như của Gin, đã “tiếp xúc” rồi, lại không thể “ghi nhớ” hay sao? Anh ta, nếu đã “không thể nhớ”, chỉ có thể do….bệnh. Điều này, cũng chỉ có Vodka biết (cùng lắm ông bố già của anh ta biết), điểm yếu này, chết người đó.

Và tại sao, rõ ràng Sherry biết điểm yếu chết người này của Gin, lại “chưa từng” nói với bất kỳ ai khác?:KSV@06:

Xét ra từ lúc trốn chạy BO cho tới nay, Sherry chưa hề chủ động cung cấp thông tin về BO cho Conan, lại càng không thân cận FBI, CIA hay kể cả cảnh sát cũng giữ khoảng cách.

Trừ một lần bắt buộc (lúc đầu gặp Conan và nói về chị gái cũng như thuốc APTX 4869) và được Conan hỏi, thì Sherry không hề chủ động tiết lộ bất kỳ thông tin gì cho Conan. Tại sao? Với Sherry, kể cả thời điểm này, thực sự coi Gin là kẻ thù sao ?

4. TA VÀ NÀNG - CHÚNG TA LÀ GÌ CỦA NHAU? (ĐƯỢC TÁC GIẢ XÁC NHẬN)

:KSV@01:
Mặc dù mối quan hệ “Love Affair” (tình nhân) được tác giả để dấu “?”, tuy nhiên, ở chiều của Gin, ta thấy tình cảm của anh ta với Sherry là “abnormal attachment”.

Trong tiếng Anh, danh từ đứng vị trí quan trọng nhất trong một câu (vì vừa có thể làm Chủ ngữ và Tân ngữ), ngay bài thi IELTS cũng là nghệ thuật sử dụng “hệ thống danh từ”. Trong cụm “abrnomal attachment” thì “abnormal” (chỉ sự bất thường) là tính từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ “Attachment”.

Để hiểu được tình cảm của Gin dành cho Sherry, chúng ta cùng giải mã nghĩa của từ “attachment” nhé. Có 2 cách giải nghĩa như sau theo từ điển Cambridge::KSV@17:

+ A feeling of love and strong connection to someone
(Cảm giác yêu và kết nối mạnh mẽ với ai đó)
+ A feeling of love and need for another person, for example for a mother by her child

(Cảm giác yêu và rất cần một người, VD như người mẹ với đứa con của cô ấy)
Như vậy, tình cảm của Gin dành cho Sherry, tác giả cũng đã xác nhận đó là Yêu, có kết nối sâu sắc, anh ta rất cần cô (tới nỗi như đứa con cần mẹ là bạn đủ hiểu rồi nhỉ).

Gin và Sherry, quá giống nhau, đa nghi và thận trọng, ngạo mạn và lạnh lùng (họ tự hào về tài năng của họ), không bao giờ cúi đầu dù có kiệt sức và tơi tả. Là ai, là người như thế nào, mới dành được niềm tin, xa hơn, là tình yêu của 2 con người này?

Điều này sẽ được tiết lộ trong phần sau: A Snow White Queen nhé.
 
Mình hâm mộ bạn quáaaaa! Sao có thể suy luận kĩ càng vậy chứ. Não bộ của mình đọc xong còn chưa load kịp @@. Nhưng mình đọc bài phân tích của bạn và lội ngược về mấy chap cũ đọc thì đúng là nhận ra được sự bất thường của Gin đấy (soa ry bạn mình đọc ngược, ai đời đọc phần 2-3 rồi lội ngược về phần 1 như mình?!). Cám ơn bạn nhiều lắm lắm luôn! Hy vọng bạn vẫn sẽ keep up the good work, mình cực kỳ mong chờ bài viết về GinSherry trong tương lai của bạn ý ><
 
Quay lại
Top