Giao tiếp khiêm nhường ảnh hưởng như thế nào đến người khác?

booknerd

Thành viên
Tham gia
1/8/2022
Bài viết
7
Thái độ hỏi han khiêm nhường không chỉ thúc đẩy trí tò mò và sự quan tâm của bạn dành cho người khác mà còn giảm thiểu những thiên kiến, định kiến của bạn đối với họ.

Để hình thành thái độ này, điều quan trọng nhất bạn cần làm là rèn luyện thói quen đặt câu hỏi một cách bao dung, ít thiên vị, ít phán xét người khác nhất có thể. Khi bạn xin ý kiến của người khác, bạn chắc chắn không muốn thao túng họ hay ép họ vào tình thế phải cho bạn một câu trả lời được xã hội chấp nhận rộng rãi. Thứ chúng ta muốn là suy nghĩ thật sự của họ, và cách hỏi của bạn sẽ quyết định bạn có nhận được câu trả lời thật lòng hay không.

Bất kể người bắt đầu cuộc trò chuyện là bạn hay là đối phương đi chăng nữa thì thái độ này cũng vô cùng quan trọng. Ngay cả khi bạn chỉ đang tán gẫu với một người lạ thì tiềm năng để cuộc trò chuyện này phát triển thành một mối quan hệ thật sự lúc nào cũng hiện hữu, miễn là một trong hai người có ý muốn xây dựng cầu nối với đối phương.

Vì vậy mà bạn sẽ cần đến thái độ hỏi han khiêm nhường, nhất là khi một trong hai hoặc cả hai bên đều mong muốn phát triển một mối quan hệ “có qua có lại” thành một mối quan hệ thân thiết hơn.

IMG_8690.jpg



Mấu chốt của việc hỏi han khiêm nhường là nhận ra khi nào mình cần phải hiểu được lý do vì sao sự việc này đang xảy ra, thay vì xuôi theo phản ứng tự nhiên mà không hề suy nghĩ – phản ứng không chỉ tiếp tay cho sự vô tâm mà còn tạo ra những rạn nứt không đáng có trong mối quan hệ.
Làm thế nào để bạn kịp thời nhận ra lúc mình cần phải khiêm nhường hỏi han về tình hình hiện tại thay vì sỗ sàng nói thẳng suy nghĩ của mình trong phút bốc đồng và mặc định rằng thế giới sẽ làm theo ý bạn?
Câu trả lời khá đơn giản, nhưng áp dụng nó lại là một việc chẳng đơn giản chút nào:

1. Học cách phát hiện, cảm nhận và kìm nén cơn thịnh nộ trong phút những bốc đồng;
2. Tạo thói quen lắng nghe và tìm hiểu tình hình trước khi đưa ra quyết định hành động;
3. Cố gắng lắng nghe, thấu hiểu và nhìn nhận những điều mà đối phương đang muốn thể hiện.

Hỏi gì, hỏi khi nào, hỏi như thế nào, nghe và hiểu câu trả lời mà mình nhận được – khi bạn thực hiện tốt những bước nền tảng này, bạn sẽ vun bồi thêm sự tin tưởng trong mối quan hệ giữa bạn và đối phương, từ đó củng cố khả năng giao tiếp và hợp tác.


“Hỏi han khiêm nhường” quan trọng thế nào?​



Chắc chắn ai trong chúng ta cũng mong muốn có những mối quan hệ tích cực hơn, muốn hiểu bản chất của tình hình hiện tại hoặc muốn trở nên có ích hơn. Tất nhiên là mọi người đều có lợi khi có được những mối quan hệ tốt đẹp, những cách tư duy mới và cuộc sống có nhiều giá trị hơn.

Tuy nhiên, những người ở vị trí lãnh đạo sẽ là đối tượng đặc biệt cần phải mài dũa những kỹ năng này, vì uy quyền và địa vị càng tăng thì việc đặt câu hỏi sẽ càng trở nên khó khăn hơn với họ. Văn hóa của chúng ta đề cao vai trò của người chỉ huy và lãnh đạo trong việc xác định hướng đi và quyết định chuẩn mực ứng xử của cả nhóm, mà những trọng trách này thường điều hướng đến hành vi nói hơn là hỏi.

Qua đó, họ chính là những người cần đến kỹ năng hỏi han khiêm nhường nhất, vì những nhiệm vụ phức tạp và sức ảnh hưởng lớn của họ đòi hỏi họ phải xây dựng những mối quan hệ tích cực, cởi mở và đáng tin cậy với cấp trên, cấp dưới và cả những người xung quanh. Như vậy, họ mới có thể tạo điều kiện cho đội nhóm của mình tiến bộ và hoàn thành nhiệm vụ một cách an toàn, hiệu quả hơn trước bối cảnh thế giới không ngừng thay đổi.

Vì thế, quyển sách “Giao tiếp khiêm nhường - Thu phục nhân tâm” (Humble Inquiry: The Gentle Art of Asking Instead of Telling) này là một quyển sách cực kỳ quan trọng đối với tất cả mọi người. Quyển sách đào sâu vào những câu hỏi như: Những yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý nào đang cản trở chúng ta đón nhận và sử dụng phương pháp này? Nếu muốn hỏi han khiêm nhường thành công thì chúng ta phải quên đi những bài học nào và học lại những bài học nào? Nó cũng thảo luận về những tác động thường trực của văn hóa lên chúng ta, cũng như sẽ chứng minh cách mà văn hóa ngầm khuyến khích ta phát biểu ý kiến và cản trở việc hỏi han khiêm nhường.

Quyển sách "Giao tiếp khiêm nhường - Thu phục nhân tâm" này chắc chắn sẽ kích thích trí tò mò của bạn và hướng dẫn bạn bắt đầu hành trình ứng dụng phương pháp hỏi han khiêm nhường. Mỗi người chúng ta sẽ có cách ứng dụng phương pháp hỏi han khiêm nhường khác nhau – không có một công thức duy nhất. Và hành trình đó sẽ bắt đầu từ đây.
 
×
Quay lại
Top