Giáo dục không đồng nghĩa với đến trường

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
Giáo dục không đồng nghĩa với đến trường

Tác giả: Steve Davies, Education is not the same as schooling, Learn Liberty

Dịch giả: Ku Búa @ cafekubua.com

Suy ngẫm

Giáo dục không đồng nghĩa với đến trường. Hãy nghĩ lại về khoảng thời gian bạn đã học ở trường. Có bao giờ bạn cảm thấy nó như 1 trại giam không? Có bao giờ bạn cảm thấy bạn chỉ là một cái máy được lập trình với 1 mục đích và tác dụng riêng và những nhứ đó không liên quan gì đến việc bạn muốn làm gì hoặc muốn đạt được gì?

Nếu có thì bạn không nên bất ngờ, bởi vì điều này phản ánh thực trạng của hệ thống trường lớp hiện đại.

Mô hình trường học hiện đại

Hệ thống trường học hiện đại được sáng lập bởi người Prussian (Đế Chế Prussia, bây giờ là nước Đức) sau năm 1806. Trước đó, giáo dục được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau (nhà thờ, lớp người địa phương tự quản lý, giáo dục tại nhà).

Mô hình trường lớp này được thành lập trong bối cảnh thời đế chế và nó được thành lập với 1 mục đích riêng. Để sản xuất ra những người dân, người công nhân và những người lính trung thành và biết nghe lời.

Đây là nguyên nhân vì sao trường học hiện tại lại như vậy. Nó giải thích vì sao 1 ngày ở trường được chia ra làm nhiều lớp với số thời gian cố định. Nó giải thích vì sao hệ thống tổ chức của các trường học lại có cấp bậc và cố định.

Nó giải thích vì sao học sinh được học với những người cùng lứa tuổi thay vì với những người cùng sở thích hoặc khả năng trí tuệ. Và nó giải thích vì sao các hệ thống trường học lại phân chia học sinh vào những đường lối khác nhau cũng như những đường đời và công việc khác nhau. Đến khi giáo dục thật sự xảy ra ở trường học, thì đó chỉ là một điều ngẫu nhiên hoặc vô tình.

Có rất nhiều người đang làm việc ở các trường học nghĩ rằng giáo dục là mục đích chính và họ rất nỗ lực trong việc giáo dục những người (học sinh) họ đang quản lý. Nhưng, cái vấn đề với hệ thống giáo dục đó, với cái mô hình và phương pháp thành lập – là một điều làm cản trở mục đích và những nỗ lực của họ. Nên những người đang làm trong hệ thống giáo dục đang bị giới hạn và bất cứ thành công nào chỉ là thiểu số.

Ngộ nhận về giáo dục

Điều chúng ta cần phải nhận ra về giáo dục và trường học là 2 thứ đó không đồng nghĩa với nhau. Thậm chí, bởi vì chúng ta nghĩ rằng học ở trường là đồng nghĩa với giáo dục, chúng ta đã bị hạn chế khi nghĩ đến giáo dục là gì và việc giáo dục có thể trở thành cái gì.

Tại sao, để ví dụ, chúng ta lại cho rằng giáo dục chỉ nên được thực hiện ở một giai đoạn nào đó trong đời? Giáo dục là một thứ có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, và nên như vậy. Tại sao chúng ta lại cho rằng chúng ta phải giáo dục những con người cùng độ tuổi chung với nhau?

Đây là một cách thực hiện điên rồ. Tại sao chúng ta phải thực hiện giáo dục trong một mô hình cố định và quan trọng hình thức? Giáo dục là một thứ quan trọng đến cuộc đời của con người.

Điều chúng ta cần phải làm là tách ra khỏi các suy nghĩ rằng trường học là cách duy nhất để chúng ta được giáo dục.





Nguồn: Giáo dục không đồng nghĩa với đến trường

Facebook: Cafe Ku Búa
 
muốn lắm, có ai làm không? Không ai đủ can đảm cả :3
 
@Pánh Pì Pọt Ở bên Mỹ có giáo dục theo kiểu "hack school" đó em. ^^ Nghĩa là giáo dục tại nhà, chứ không đến trường lớp.
 
có lần mình xem trên FB có một comt của bạn kia khá là hài hước mà lại rất đúng đắn "tui không biết nói tục chửi thề cho đến khi tôi đi học". Có vẻ như trường học ngày nay dạy người ta cái xấu nhiều hơn. Nói tục chửi thề chỉ là một phần nhỏ, bạo lực học đường, hối lộ giáo viên, ...
 
@Pánh Pì Pọt Không hẳn vậy. Bạn bè, dù sao chất lượng vẫn hơn số lượng. ^^ Vả lại khi học lại có thể tự do tự tại, du sơn ngoạn thủy, chẳng phải sẽ vui hơn là quanh năm cứ mãi co rúm trong một lớp học như tù nhân sao? Đáng tiếc, lại không thể áp dụng vào Việt Nam.
 
@Pagodasto haiz. Học Sinh cho lắm vào, rốt cuộc em cũng chẳng biết cây nào ra cây nào. Toán em thấy sâu xa quá. Học nhiều quên nhiều ngu nhiều. . Văn học rồi cũng quên. Lí chẳng nhớ 1 chữ. :))
 
Học với những đứa cùng sở thích có vui không nhỉ? :))
 
@Pánh Pì Pọt Chà, anh thích vật lý đấy. :/ Toán cũng không hẳn là ghét. Nhưng dù sao thì các môn đều chuyên môn hóa lý thuyết quá, nên có lẽ sẽ không phù hợp với nhiều người.
 
×
Quay lại
Top