Giảm sưng hạch bạch huyết

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Cơ thể chúng ta có một số hạch bạch huyết đóng vai trò ngăn chặn vi khuẩn và virus có hại. Nếu các hạch bạch huyết bị sưng, bạn có thể chữa bằng cách điều trị các tổn thương, nhiễm trùng và các chứng rối loạn tiềm ẩn. Cổ, háng và nách thường là các vị trí bị sưng hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết bị sưng ở hai vị trí trở lên thường là dấu hiệu của một bệnh lý toàn thân. Để giảm sưng hạch bạch huyết, bạn cần điều trị nguyên nhân. Nếu đó là bệnh nhiễm khuẩn, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Nếu là nhiễm trùng do virus, bạn có thể được kê toa thuốc để kiểm soát các triệu chứng và chờ bệnh tự khỏi. Nếu có nghi ngờ ung thư, bạn sẽ được xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán và điều trị. Bạn nên hỏi bác sĩ để xin lời khuyên.

Phương pháp 1: Giảm sưng trong thời gian ngắn

aid9470504-v4-728px-Recognize-Male-Breast-Cancer-Step-10.jpg

1. Xác định vị trí sưng hạch

Khi bắt đầu cảm thấy sưng hoặc đau, bạn hãy rà các ngón tay trên da để tìm hạch bị sưng. Các hạch bạch huyết sẽ ở ở cổ, nách và háng. Hạch có thể sưng to bằng cỡ hạt đậu đến cỡ quả ô liu hoặc lớn hơn.

Nhớ rằng có thể cùng lúc có hơn một hạch bị sưng.

aid9470504-v4-728px-Alleviate-Breast-Tenderness-Step-9.jpg

2. Uống thuốc không kê toa

Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm sưng xung quanh các hạch bạch huyết. Thuốc cũng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt. Nhớ uống thuốc không kê toa theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.

aid9470504-v4-728px-Alleviate-Tailbone-Pain-Step-10-Version-2.jpg

3. Chườm gạc ấm lên hạch

Hứng khăn mặt sạch dưới vòi nước ấm. Đắp khăn mặt đã nóng lên hạch bị sưng và để nguyên cho đến khi khăn nguội. Chườm như vậy 3 lần một ngày cho đến khi hạch nhỏ lại và bớt đau.

Liệu pháp chườm ấm có thể giúp giảm sưng nhờ tác dụng tăng cường lưu thông máu đến vùng bị sưng.

aid9470504-v4-728px-Ease-Herpes-Pain-with-Home-Remedies-Step-2.jpg

4. Chườm gạc mát lên hạch

Đặt khăn lạnh lên hạch từng đợt khoảng 10-15 phút mỗi đợt. Thực hiện 3 lần mỗi ngày cho đến khi bạn thấy bớt sưng.

aid9470504-v4-728px-Cleanse-Your-Body-Naturally-Step-9.jpg

5. Mát-xa bạch huyết

Động tác ấn nhẹ và xoa hạch bạch huyết có thể giúp giảm sưng bằng cách tăng cường lưu thông máu đến vùng bị đau. Bạn có thể hẹn với chuyên gia mát-xa trị liệu hoặc tự mát-xa nếu có thể với tới hạch bị sưng. Nhẹ nhàng xoa trên hạch, đồng thời ấn các ngón tay hướng về phía tim.

aid9470504-v4-728px-Perform-Lymphatic-Drainage-Massage-Step-1.jpg

6. Không ép chặt vào vùng da bị sưng

Nếu bạn ấn quá mạnh trên các hạch, các mạch máu xung quanh có thể bị vỡ và gây tổn thương thêm, thậm chí gây nhiễm trùng. Quan trọng nhất là phải nhắc trẻ em về nguyên tắc này, vì trẻ có thể sốt ruột và cố bấm vào hạch.

Phương pháp 2: Tiếp nhận chăm sóc y tế

aid9470504-v4-728px-Cope-with-a-Recent-Borderline-Diagnosis-Step-10.jpg

1. Hẹn bác sĩ đến khám bệnh

Trong nhiều trường hợp, các hạch bị sưng sẽ xuất hiện và biến mất mà không gây ra vấn đề lớn nào. Tuy nhiên, nếu hạch tiếp tục phát triển hoặc bắt đầu cứng lại, có thể bạn cần phải trao đổi với bác sĩ. Họ sẽ thăm khám và có thể chỉ định làm xét nghiệm máu hoặc chụp chiếu, tùy vào các chẩn đoán khả dĩ.

Hạch bạch huyết sưng có thể do nhiều loại bệnh nhiễm trùng gây ra, bao gồm bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, lao, viêm tai, viêm họng, sởi.

Tìm sự chăm sóc y tế nếu hạch bạch huyết sưng rất to đột ngột hoặc chỉ sau một đêm.

aid9470504-v4-728px-Act-Immediately-to-Lessen-Brain-Damage-from-a-Stroke-Step-15.jpg

2. Nhanh chóng điều trị các bệnh nhiễm trùng để tránh các biến chứng nguy hiểm

Nếu bị sưng do nhiễm trùng, các hạch bạch huyết sẽ không tự trở về kích thước bình thường khi bạn chưa hồi phục sức khỏe. Nếu bạn chần chừ không chữa các bệnh lý tiềm ẩn, áp xe có thể hình thành xung quanh hạch bị sưng. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị nhiễm độc máu do vi khuẩn.

aid9470504-v4-728px-Alleviate-Indigestion-Step-5-Version-2.jpg

3. Uống thuốc kháng sinh theo toa bác sĩ

Nếu tin rằng bạn bị sưng hạch do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh. Bạn nhớ uống hết liệu trình kháng sinh cho dù có cảm thấy khá hơn khi chưa uống hết thuốc. Kháng sinh không được lựa chọn trong trường hợp nhiễm trùng do virus gây ra.

aid9470504-v4-728px-Breathe-Step-13.jpg

4. Theo dõi các triệu chứng

Nếu hạch bạch huyết sưng là do bệnh hoặc nhiễm trùng, có lẽ bạn sẽ có thêm các triệu chứng khác. Việc nhận biết các triệu chứng này sẽ giúp bạn và bác sĩ biết cách điều trị các bệnh lý tiềm ẩn. Các triệu chứng đi kèm bao gồm: sốt, chảy nước mũi, đổ mồi hôi ban đêm hoặc đau họng.

aid9470504-v4-728px-Cure-Insomnia-Step-13-Version-2.jpg

5. Hiểu rằng quá trình hồi phục sẽ kéo dài nhiều ngày

Mặc dù hạch bạch huyết có thể cải thiện sau một đêm, nhưng điều này rất khó xảy ra. Thông thường thì bạn có thể đỡ đau trong vài ngày, nhưng tình trạng sưng thì có thể kéo dài vài tuần mới giảm.

aid9470504-v4-728px-Alleviate-Tailbone-Pain-Step-5.jpg

6. Làm phẫu thuật dẫn lưu hạch bạch huyết

Nếu nhiễm trùng tiến triển, hạch bạch huyết có thể biến thành ổ áp xe chứa đầy mủ. Khi xảy ra tình trạng này, có thể bạn cần được chuyên gia y tế dẫn lưu hạch bạch huyết để giảm nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi áp xe ở vùng cổ.

Phương pháp 3: Điều trị bằng các liệu pháp tự nhiên

aid9470504-v4-728px-Use-Garlic-as-a-Cold-and-Flu-Remedy-Step-10.jpg

1. Ăn tỏi sống

Một số hợp chất trong tỏi có thể giúp chống nhiễm trùng hệ bạch huyết. Giã nát 2-3 nhánh tỏi, phết lên miếng bánh mì và ăn. Ăn như vậy hàng ngày và theo dõi xem có bớt sưng không.

aid9470504-v4-728px-1620028-9.jpg

2. Uống hỗn hợp giấm táo và nước

Pha 1 thìa canh (15 ml) giấm táo với một cốc nước đầy và uống mỗi ngày 2 lần cho đến khi bạn cảm thấy đỡ hơn. Axit a-xê-tic trong giấm sẽ giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn có thể gây áp xe trong các hạch.

aid9470504-v4-728px-Avoid-Gestational-Diabetes-Step-10.jpg

3. Nạp đủ vitamin C

Khi thiếu hụt vitamin C, cơ thể sẽ không đủ khả năng chống nhiễm trùng một cách hiệu quả. Bạn có thể nạp thêm vitamin C bằng cách uống thực phẩm bổ sung hoặc ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin C như cam và dâu. Nếu quyết định uống thực phẩm bổ sung, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ.

aid9470504-v4-728px-Use-Essential-Oils-Step-14-Version-2.jpg

4. Xoa dầu tràm trà lên vùng da sưng

Trộn 2-3 giọt tình dầu tràm trà với 2-3 giọt dầu dừa. Dùng tăm bông xoa hỗn hợp lên các hạch bị sưng. Thực hiện không quá 2 lần mỗi ngày để tránh kích ứng da.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top