Giải đáp thắc mắc thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?

hotrotinviet

Thành viên
Tham gia
2/3/2019
Bài viết
1
Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn đang là thắc mắc của không ít cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tư nhân hiện nay. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết và giải đáp câu hỏi kể trên.

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại khoản 1 điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”

Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
  • Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân. Chủ DN tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là người chịu trách nhiệm vô hạn với các rủi ro và nghĩa vụ tài chính doanh nghiệp bơi đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp đơn giản theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên dù ở loại hình doanh nghiệp nào, doanh nghiệp cũng cần đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật, trong đó bao gồm những quy định về vốn.

thanh-lap-doanh-nghiep-can-bao-nhieu-von-4.jpg


2. Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro doanh nghiệp gặp phải. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp cũng là người tự chủ trong việc bỏ vốn ra để kinh doanh, sản xuất.

2.1. Quy định về vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại điều 189, Luật doanh nghiệp 2020 quy định về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như sau:

  • Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư đăng ký. Chủ DN tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó
  • Nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác
  • Đối với vốn bằng tài sản cần ghi rõ loại tài sản và số lượng, giá trị còn lại của các loại tài sản
  • Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay, tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp => Phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định
  • Chủ DN tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình trong quá trình hoạt động và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Nếu giảm vốn đầu tu xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ DN tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan kinh doanh
2.2. Quy định về quản lý vốn của doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ tại điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp là người có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, liên quan đến công tác quản lý vốn của doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cũng là người quyết định hoàn toàn.

Tùy thuộc vào từng loại hình, lĩnh vực doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra mức vốn phù hợp với doanh nghiệp mình.

3. Thành lập doanh nghiệp tư nhân và các loại vốn cần có

Để sử dụng nguồn vốn phát huy hết hiệu quả và tránh các rủi ro không cần thiết, doanh nghiệp cần phải lựa chọn mức vốn đăng ký phù hợp với doanh nghiệp mình. Có 4 loại vốn cơ bản khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cụ thể:

3.1. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do chủ doanh nghiệp góp hoặc cam kết góp vào doanh nghiệp trong thời hạn nhất định và số vốn này sẽ được ghi vào điều lệ công ty.

Hiện nay, pháp luật không quy định mức vốn điều lệ bắt buộc doanh nghiệp cần có để thành lập doanh nghiệp mà chỉ quy định ràng buộc với một số ngành nghề kinh doanh nhất định. Vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân có thể thay đổi trong quá trình hoạt động, tuy nhiên thủ tục tăng vốn điều lệ công ty sẽ đơn giản còn thủ tục giảm vốn điều lệ sẽ khá phức tạp với các điều kiện. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước để có thể lựa chọn mức vốn phù hợp để hạn chế việc phải thực hiện yêu cầu giảm vốn điều lệ.

3.2. Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp tư nhân, đây là mức vốn mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật. Đối với các ngành kinh doanh có điều kiện quy định mức vốn pháp định cần có để thành lập doanh nghiệp cụ thể tại các văn bản pháp luật.

Vốn pháp định tại Việt Nam chỉ quy định với một số ngành nghề theo quy định, bao gồm các ngành nghề sau:

  • Thành lập ngân hàng, quỹ tín dụng
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
  • Kinh doanh BĐS
  • Dịch vụ đòi nợ
  • Dịch vụ bảo vệ
  • Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
  • Sản xuất phim
  • Kinh doanh vận chuyển hàng không
  • Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không
  • Kinh doanh hàng không chung
  • Dịch vụ kiểm toán
  • Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất
  • Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh
Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh, mức vốn pháp định khác nhau. Đây cũng là mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định.

3.3. Vốn ký quỹ

Vốn ký quỹ là số vốn mà doanh nghiệp đăng ký để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân trong 1 số các trường hợp bắt buộc theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản ký quỹ tại ngân hàng mở tài khoản và phải có khoản tiền thực tế có trong ngân hàng để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp

3.4. Vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Vốn của cá nhân có quốc tịch nước ngoài và tổ chức theo quy định của pháp luật nước ngoài thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Phần vốn của tổ chức, cá nhân trong doanh nghiệp tư nhân bắt buộc đóng 100% vốn để có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân có 100% vốn nước ngoài.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn và các loại vốn cần có đã được giải đáp chi tiết ở trên, hi vọng anh chị sẽ hiểu đúng và hiểu kỹ hơn để có quyết định hợp lý về mức vốn bỏ ra khi thành lập doanh nghiệp.

Dù là doanh nghiệp tư nhân hay bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, doanh nghiệp mới thành lập cũng sẽ gặp những khó khăn trong công tác quản lý vốn và các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Một trong những khó khăn cũng khiến chủ các doanh nghiệp này không khỏi băn khoăn, lo lắng chính là công tác quản lý tài chính – kế toán. Ở thời điểm mới thành lập, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về chi phí tuyển dụng đội ngũ kế toán chuyên nghiệp hay các chi phí liên quan đến công tác thuê văn phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính vì thế, lựa chọn sử dụng dịch vụ kế toán được xem là giải pháp tối ưu về chi phí và hiệu quả cho các doanh nghiệp hiện nay.
 
×
Quay lại
Top