Giải đáp bí mật ẩn trong bộ não thiên tài của Einstein

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Bộ não thiên tài khác thường

Albert Einstein là một trong số rất ít nhân vật trong lịch sử, mà ngay khi còn sống đã trở thành một nhân vật huyền thoại. Tư tưởng của ông càng bí hiểm, người đời càng muốn hiểu và tư tưởng giống như tiếng nói của chúa từ đỉnh núi Olympia vọng xuống trần gian. Bertrand Russel đã nhận xét rất đúng: "Ai cũng biết Einstein đã làm được những chuyện kỳ lạ, nhưng rất ít người hiểu đó là chuyện gì".

Mặc dù nhận xét đó không hoàn toàn đúng, thế giới này chỉ có chừng một tá người hiểu trọn vẹn lý thuyết của Einstein về vũ trụ, thì những phát hiện do Einstein tìm ra đã thách thức hàng ngàn, hàng triệu người quyết tâm cố tìm hiểu xem nhà toán học phù thủy đó vì sao lại thiên tài đến vậy.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng chất xám trong bộ não đã sản sinh ra một loạt đột phá khoa học, bao gồm cả Thuyết Tương Đối, các nhà nghiên cứu Canada đã đi đến kết luận: Bộ não của Einstein thật sự khác lạ. Đặc biệt, họ đã phát hiện thấy phần não liên quan đến việc lập luận toán học rộng hơn 15% so với bình thường và không bị phân chia bằng nếp gấp như vẫn thường thấy trong não của người bình thường.

71c1e6f97f4a53d0b37dee4d078a7f73-1.JPG


Nhà vật lý thiên tài Albert Einstein

Bộ não của Einstein là một mẫu vật rất có giá trị đối với giới nghiên cứu bởi Einstein vốn có năng lực suy nghĩ hết sức siêu phàm. Não của ông có hình dạng rất tuyệt khi ông không còn dùng đến nó (lúc ông qua đời). Cái chết đột ngột do bị phình tắc động mạch chủ bụng đã được Einstein dự báo trước nên ông đã viết một bức thư để lại.

Trong đó ông có nguyện vọng để lại bộ não của mình cho các nhà khoa học nghiên cứu. Bởi vậy, trong vòng 7 giờ sau khi Einstein mất, não của ông đã được lấy ra khỏi hộp sọ. Để tránh bị hư hỏng, nó đã được tiêm thuốc bảo quản và đặt lơ lửng trong Formalin.

Sau đó, bộ não của ông được đo đạc, chụp ảnh và cắt nhỏ thành 240 khối nhỏ, mỗi khối có kích thước như một thỏi đường. Các khối này được ngâm trong celloidin và một số đã được cắt thành những phần nhỏ hơn để xét nghiệm bằng kính hiển vi.

Ngay chính Einstein cũng nhận thấy bộ não của ông rất đặc biệt, nhất là khi ông dùng đến nó. Thậm chí, Einstein còn cố gắng giúp cho các nhà khoa học đồng nghiệp làm sáng tỏ bí ẩn này bằng cách đồng ý xét nghiệm điện não để ghi lại hoạt động sóng não của mình. Ông cũng chấp nhận tham gia vào các cuộc phỏng vấn về quá trình hoạt động nghiên cứu của mình.

Cách giải thích của ông nghe hết sức lạ thường. Có lần Einstein nói: "Chữ viết không hề quan trọng với ông, những gì bộ não ông lập trình nên là các hình ảnh rõ nét về một phát minh nào đó". Nhờ đó, nhóm các nhà nghiên cứu đại học McMaster dường như đã khám phá ra bí ẩn bộ não của thiên tài Einstein.

Bà Witelson, nhà khoa học thuộc trường đại học McMaster đã dành hàng năm trời nghiên cứu các bộ não thông thường, kể cả những bộ não của những người đần độn lẫn thông minh. Bà Witelson đã lấy bộ não của vị thiên tài tột đỉnh này so sánh với những bộ não thông thường. Nhưng lần so sánh đầu tiên đã gặp thất bại bởi không có bất kỳ khác biệt nào giữa bộ não thường và bộ não thiên tài.

Bà Witelson nói: "Giải phẫu thể đại não của Einstein nằm trong các giới hạn bình thường, trừ các thùy đỉnh. Sự nhận thức về thị giác và không gian, sự hình thành lập luận toán học và sự tưởng tượng về chuyển động đều được thực hiện chủ yếu thông qua trung gian là vùng đỉnh sau bên phải và bên trái".

Trong não Einstein, các vùng này rộng hơn 15% so với bình thường và đang có khuynh hướng mất dần đi một cấu trúc gấp được tìm thấy trong não của tất cả những người bình thường như chúng ta. Phát hiện này hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu trước đây cũng đã nhìn thấy những vùng não lớn ra, tương tự như vậy. Bà Witelson cho biết: "Trong não của nhà toán học Gauss và nhà vật lý học Siljestrom cũng thấy có sự phát triển rộng ra của các vùng đỉnh dưới".

ea71568f3e95610fe79136c3ca194a75-2.JPG


Bộ não nhà thiên tài hoàn toàn khác so với người thường

Kết quả nghiên cứu

Xét nghiệm của nhóm nghiên cứu Witelson không trả lời câu hỏi sâu hơn về việc liệu sự phát triển của các phần đặc biệt trong não có thể có liên quan đến sự thông minh hay không. Xét nghiệm này cũng không giải thích vùng não này đã lớn ra như thế nào. Bước kế tiếp các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành là xét nghiệm các nhà toán học tình nguyện, những người này sẽ làm toán trong khi được chụp PET (chụp tia X cắt lớp).

Được dùng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu, các máy chụp cắt lớp PET tạo ra các hình ảnh cho thấy phần nào của não làm việc khi đối tượng thí nghiệm đang làm các công việc khác nhau. Kỹ thuật này đã từng được dùng đến để xác định các phần nào của não có liên quan khi chúng ta nhìn, nói hay suy nghĩ. Nếu như vùng đỉnh sau phát triển cực mạnh hơn bình thường ở những người có tài năng toán học thì hình hiển thị của máy chụp PET sẽ sáng rực lên như cây thông Noel mắc nhiều đèn.

Nếu lập luận của các nhà khoa học là đúng thì họ có thể rút ra kết luận: Một số người khi mới sinh ra đã có bộ não được điều chỉnh phù hợp với toán học. Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy, các trải nghiệm thời thơ ấu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của não bộ. Ví dụ như, những đứa bé bị bệnh đục nhân mắt bẩm sinh có thể sẽ bị mù lòa nếu như bệnh không được chữa ngay. Các tế bào liên quan đến việc phân giải hình ảnh nhìn thấy, ở một mức độ nào đó, đơn giản là bị chết dần đi. Não của trẻ em cũng được "lập trình" để học cách hiểu nhiều ngôn ngữ, miễn là chúng được dạy khi chúng còn rất nhỏ.

Khi chúng đến tuổi trung học, các mối liên hệ thần kinh cho phép học nhanh các ngôn ngữ đã mất đi lâu rồi. Vì trường hợp trên là đã được xác nhận nên có lẽ người ta sẽ tìm thấy được chìa khóa để trở thành thiên tài trong thời thơ ấu và các trải nghiệm cũng như các kích thích mà trẻ trải qua.

Còn nhà nhân chủng học Dean Falk thuộc trường đại học bang Florida sau quá trình nghiên cứu đã đi đến kết luận: "Kích thước và hình dạng tổng thể của bộ não Einstein hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt của bộ não phi thường này chính là khu vực cảm giác ở vỏ não trước, vỏ vận động sơ cấp, đỉnh não, thùy thái dương và thùy chẩm".

Sau khi nhà bác học người Mỹ gốc Đức - Do thái Einstein qua đời vào năm 1955, bộ não của ông đã được giữ lại và chụp chiếu dưới nhiều góc cạnh. Điều đáng tiếc rằng không nhiều trong số những bức ảnh quan trọng đó còn được lưu giữ đến ngày nay. Tuy nhiên, có 14 bức ảnh chụp lại não bộ của Einstein gần đây đã được Bảo tàng quốc gia Thuốc và Sức khỏe ở Silver Spring, Maryland công bố như một trong những đóng góp quan trọng đối với lịch sử nhân loại.

Sau khi cắt não thành 240 phần, người ta đã chụp lại những bức ảnh, nhưng thật đáng tiếc, một số bức ảnh chụp những khu vực khác của não bộ đã thất lạc và bí ẩn thực sự sau cấu trúc bộ não thiên tài này vẫn còn để ngỏ cho chúng ta.

Mặc dù vậy, phát hiện quan trọng này cũng sẽ mở ra một hướng mới cho những ai có mối quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu so sánh cấu trúc cũng như phản xạ trong hoạt động não bộ của những người có khả năng tư duy và nhận thức đặc biệt.

Thuyết tương đối đặc biệt của nhà khoa học thiên tài

Trong tác phẩm năm 1905, Einstein tung ra "Thuyết Tương đối đặc biệt" làm rung chuyển quan niệm chung về không gian, thời gian, vật chất và năng lượng. Toàn bộ thuyết tương đối này dựa vào hai giả thuyết cốt yếu. Giả thuyết thứ nhất là: Mọi sự chuyển động đều có tính chất tương đối. Để có một ý niệm cụ thể về nguyên tắc này, người ta thường hay lấy ví dụ người ngồi trong toa xe hỏa đang chạy. Nếu tất cả các cửa đều đóng kín, tối như bưng thì mọi người ngồi trên xe không có ý thức gì về tốc độ và phương hướng, thậm chí có lẽ không biết cả xe đang chạy nữa. Một người đi tàu thủy, nếu các cửa đóng kín, cũng ở trong tình trạng tương tự. Chúng ta nhận thức được sự chuyển động là qua sự tương đối với các vật khác. Ngay cả trái đất quay chúng ta cũng không nhận thấy, nếu không có những tinh cầu khác để so sánh.

A.M (Theo Discovery)
 
Não của ông ấy đặc biệt thật đấy :x
 
cũng phải nói là khác người 1 chút
hehe :KSV@05:
 
×
Quay lại
Top