Gánh nặng đồng phục

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
3a6772b5fb8c2983ff9a33da2a1669b8_L.jpg
Ðồng phục học sinh không chỉ thể hiện bản sắc riêng của từng trường, mà cần lịch sự, thoải mái và tiện dụng.


Ðồng phục học sinh (HS) không chỉ tạo nên vẻ thanh lịch, gần gũi, bình đẳng trong môi trường giáo dục mà từ lâu đã trở thành nét đẹp "thương hiệu" của mỗi trường. Tuy nhiên, không ít trường lợi dụng việc thay đổi đồng phục để thu lợi, đã khiến chuyện mặc trở thành nỗi ám ảnh đè nặng lên vai những phụ huynh nghèo mỗi dịp đầu năm học.


Mập mờ... tự nguyện

Mặc dù Bộ GD-ÐT đã có Thông tư số 26/2009/TT-BGDÐT quy định và hướng dẫn việc sử dụng đồng phục HS để các trường thực hiện, nhưng triển khai sao cho đúng và hiệu quả lại là điều không dễ dàng. Danh nghĩa là "tự nguyện", nhưng với cách làm tùy hứng, mỗi trường làm một mẫu và chẳng khác nào ép buộc phụ huynh phải mua. Bên cạnh đó, chất lượng và giá cả mỗi bộ đồng phục gần như không bậc cha mẹ nào có thể kiểm soát nổi.

Chị Vũ Thu Vân, phụ huynh HS một trường THCS đạt chuẩn ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) than thở: "Vừa nộp hồ sơ cho con gái vào lớp sáu, nhà trường đã yêu cầu nộp gần một triệu tiền may đồng phục. Tôi thắc mắc thì được giải thích đây là kinh phí may luôn cả ba bộ mùa hè, thu và đông". Chị Nguyễn Thanh Hoài ở quận Cầu Giấy cũng bức xúc: "Hai con tôi cháu lớn lớp tám, bé lên lớp bảy, vẫn phải nộp gần hai triệu tiền đồng phục vì nhà trường đổi mẫu mới nên thằng anh không nhường lại cho em được".

Nắm bắt vấn đề, nhằm hạn chế tiêu cực, ngay từ đầu năm học, Sở GD-ÐT TP Hà Nội quy định đối với những khoản thu hộ trong nhà trường như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm th.ân thể, đồng phục học sinh... sẽ do bên cung cấp dịch vụ thu. Cũng như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ra thông báo yêu cầu các trường thực hiện quy định về đồng phục phải tùy theo khả năng, điều kiện kinh tế và có sự thống nhất cao của cha mẹ HS. Cụ thể, việc trang bị đồng phục của nhà trường phải bảo đảm đúng phương thức mua sắm, đúng lô-gô, mầu sắc của trường, giá cả cũng như thủ tục thanh quyết toán bảo đảm công khai dân chủ...

Quy định là rõ ràng, nhưng không phải trường nào cũng làm theo. Hiệu trưởng một trường tiểu học tiết lộ: "Ðồng phục như một món hời đối với bất kỳ nhà may nào. Vì thế các cơ sở may mặc thường tung ra nhiều chiêu khuyến mãi, chiết khấu phần trăm để được ký hợp đồng với trường. Nếu tính nhanh một trường khoảng 1.500 HS, mỗi HS phải nộp từ 200 đến 300 nghìn đồng cho một bộ đồng phục, vậy chỉ cần được chiết khấu khoảng 15-20% cũng sẽ là nguyên nhân khiến không ít hiệu trưởng muốn chớp cơ hội. Ở đây chưa tính đến một số trường tư thục hoặc quốc tế, giá đồng phục có thể còn cao hơn nữa".

Cùng chung tâm sự, cô Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP Hồ Chí Minh) cho biết: "Trường tôi nhiều năm qua luôn duy trì một mẫu đồng phục cho các cấp lớp. Chỉ khi nào các em thấy chật, đồ đã cũ thì đăng ký mua hoặc tự lấy mẫu về may. Nhưng cũng phải nói thật, đồng phục HS là một "kênh" giúp các trường kiếm thêm khoản thu đáng kể. Do đó, không ít trường vẽ ra vài mẫu đồng phục với họa tiết cầu kỳ cho từng cấp lớp để tiện... kinh doanh".

Cũng vì lợi nhuận đáng kể thu được từ việc bán đồng phục HS, nên hầu hết ban giám hiệu các trường chủ động lựa chọn đơn vị may đo. Việc chỉ định đơn vị cung ứng thông qua đấu thầu (nhằm tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm) gần như là không có. Ngoài giá cả đắt đỏ, nhiều phụ huynh cũng phản ánh chất lượng đồng phục kém, như: chất liệu vải hay nhàu, dễ phai mầu, nhiều bộ quần áo thể dục có tỷ lệ ni-lông cao nên rất bí.

Cần biện pháp quản lý hiệu quả

Trả lời những câu hỏi về trách nhiệm cơ quan quản lý, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ÐT TP Hồ Chí Minh cho biết: Việc kiểm soát, giám sát công tác thay đổi đồng phục HS các trường luôn được chúng tôi quan tâm, nhưng cũng khó làm triệt để. Do một số khoản thu hiện nay vẫn giữ mức từ nhiều năm trước, nên nhiều trường nghĩ cách "phá rào" để tăng thu. Ông Chương lo ngại: "Theo quy định thì không mô tả cụ thể quy cách đồng phục, việc này do các trường tự thiết kế sao cho phù hợp và thể hiện được bản sắc của trường. Mà đã là bản sắc thì không thể mỗi năm lại thay đổi, điều này vô cùng lãng phí và gây thêm gánh nặng cho phụ huynh. Nếu phát hiện trường nào lạm dụng việc may đồng phục vì lợi nhuận, phụ huynh hãy phản ánh, chúng tôi lập tức kiểm tra và xử lý".

Tuy nhiên, không ít trường vẫn "làm ngơ" những quy định, hướng dẫn, tìm cách "lách" để mỗi năm lại bán đồng phục cho HS. Tình trạng lạm dụng việc thay đổi đồng phục tại một vài trường nhiều khi bất chấp phản ứng từ phía phụ huynh. Với mức bán đồng phục như hiện nay, một gia đình có hai, ba con cùng đi học, thì riêng khoản chi cho đồng phục cũng không nhỏ. Ðây thật sự là gánh nặng với phụ huynh nghèo.

Nhiều phụ huynh cho rằng, đồng phục HS quan trọng là lịch sự và dễ chịu trong sinh hoạt, giúp các em tăng thêm cảm hứng học tập, chứ không nhất thiết phải theo kiểu dáng cầu kỳ, hoặc mẫu riêng của từng trường. Ðã có không ít phụ huynh nghèo phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi mới có đủ tiền mua đồng phục cho con; không ít bậc cha mẹ phải rơi nước mắt, thậm chí năn nỉ nhà trường cho đứa em mặc lại đồng phục của đứa anh.

Thực tế gần đây, cũng đã có nhiều trường chủ trương lựa chọn đồng phục có họa tiết giản dị: váy áo cùng mầu cho HS nữ, còn quần xanh, áo sơ-mi trắng cho nam. Sự thống nhất và ổn định không chỉ giảm gánh nặng chi tiêu cho phụ huynh, mà còn giúp đồng phục HS trở thành "thương hiệu" bền vững cho các trường.

Những bất cập trong thực tế triển khai và kiểu lạm dụng để "kinh doanh" đồng phục HS ở một số trường không chỉ làm mất đi hình ảnh, ý nghĩa tốt đẹp từ một phong trào làm mới môi trường học tập, tạo nét duyên dáng, thanh lịch cho HS, mà còn khiến môi trường sư phạm mất đi sự trong sáng. Ðã đến lúc ngành giáo dục cần nghiêm túc nhìn nhận, có biện pháp chấn chỉnh hiệu quả, kịp thời, để chuyện mặc không còn là gánh nặng đối với HS và gia đình.

* Chị Vương Lệ Thủy, chủ cơ sở may mặc Phú Tài (Gia Lâm, Hà Nội), không ngần ngại giới thiệu: Cơ sở chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu của nhà trường về kiểu dáng, chất lượng và giá cả. Theo yêu cầu, giá càng cao, chiết khấu càng lớn. Tùy vào giá trị mỗi hợp đồng có thể trích lại cho đối tác từ 10 đến 30%...
Theo nhandan.org
 
nếu tự nguyện thì học sinh phải thích
mà không ai thích đồng phục đâu, trừ khi có người cho tiền
hay học sinh chỉ tự nguyện cho qua chuyện
 
Hồi cấp 3 mặc đồng phục Áo dài:D, có thể nguyên bộ trắng, cấp 2 cũng Áo dài nhưng chỉ quần đen,cấm quần trắng với quy định là Áo dài phải đủ dày, cấm mỏng manh kiểu"Áo em trắng quá nhìn ra luôn". Nói chung mình ko ác cảm với việc mặc đồng phục, thấy cũng đẹp mừ. Nhiều khi lại tốt, tiết kiệm, khỏi lo ng ta nói có bộ đồ mà bận hoài dzậy cha nội:D
Mặc đồng phục mà được cho M à h, quên đi Diễm, đó là quy định phải theo chứ, trả M mua/may đồng phục nữa mà, hehe
@hehe_conan
 
Ờ, á o dài thì mẹ may cho mặc, nhưng có những đồng phục nhà trường đâu có tự may, ví dụ như vì có logo, khẩu hiệu của trường trong đó mừ :)
@hehe_conan
 
×
Quay lại
Top