[Full] Bộ ảnh bằng chứng nền văn minh thời tiền sử

Ông yêu Em

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/5/2010
Bài viết
209
[bằng chứng 1] Những công trình kiến trúc khổng lồ

Hayz, tớ sẽ trích dẫn một loạt những sêri chắt lọc từ tài liệu mà tớ up trong phần nền văn minh cổ xưa lên đây. Sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau, của các nhà khoa học ở khắp hành tinh...
bằng chứng thứ nhất: NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỔ XƯA

Puma3.jpg
pumapunku.jpg

Trong đống đổ nát của Puma Puncu tại Nam Mỹ andesit có những khối nằm rải rác, được chế tạo giống như hệ thống khối xây dựng. Các nhà khảo cổ liên hệ thành phố này với người thổ dân Anh Điêng Aymara bản địa. Tuy nhiên không có văn bản chứng minh nào nói đến điều này và cũng chẳng có kim loại ở đây để chế tác những chi tiết xây dựng chính xác đến như thế.


teotihuacan.jpg
Teotihuacan-Sonnenpyramide.jpg

Kim tự tháp Mặt trời tại Teotihuacan , Mexico. Đây là Kim tự tháp lớn nhất thế giới.Những chấm trắng nhỏ xíu trên đỉnh của nó là các khách du lịch tham quan. Không ai biết những người đã xây dựng công trình vĩ đại này là ai? Ngay cả những người Aztec cổ xưa đã phát hiện ra những công trình này cũng không biết gì về nguồn gốc của chúng.
Một số nhà khoa học xác định niên đại của Kim tự tháp này vào khoảng 12000 năm. Tức là sớm trước các Kim tự tháp khác nhiều ngàn năm. Kim tự tháp lớn nhất lại được xây dựng sớm hơn các Kim tự tháp nhỏ những vài ngàn năm, tại sao lại như thế ?
baalbektempel.jpg
baalbek7.jpg

Tại LiBăng, tại 1150 m so với mực nước biển, tọa lạc những đống đổ nát những ngôi đền lớn nhất của thế giới. Baalbek là thành phố của thần Mặt trời Baal hay còn được biết đến là Heliopolis, vị thần Hy Lạp Helios.

Tổ hợp này bao gồm các ngôi đền còn sót lại, ví dụ, đền Bacchus Temple, có tỉ lệ lớn hơn nhiều so với đền thờ Acropolis ở Athens, Hy Lạp

baalbek.jpg
baalbekstone2.jpg


Tảng đá to nhất (tảng khối xây dựng lớn nhất hành tinh) có kích thước 21,36m chiều dài, cao 4,33m, rộng 4,6m và cân nặng khoảng từ 1200 tấn đến 2000 tấn. Nó được vận chuyển đến nền đất cao của Baalbek và có cái tên là “Hajar el Gouble”- “Tảng đá phương Nam” hay là “Hajar el Hibla” – “Tảng đá người thai phụ”. Tảng đá này cùng với các tảng khối khác đã đem lại cho các nhà khảo cổ, các nhà khoa học và các kỹ sư nhiều bí ẩn to lớn.

Có giả thuyết cho rằng các mặt phẳng nghiêng, ròng rọc và hệ thống giàn đã được sử dụng, cùng với hàng ngàn công nhân và sức thú. Đài kỷ niệm Ai Cập phía trước Hoàng Cung của St. Peter ở La Mã làm một ví dụ. Kiến trúc sư Domenico Fontana đã xây dựng tảng đá 327 tấn ở thời kỳ Phục Hưng với sự giúp sức của 40 ròng rọc lớn, 800 công nhân, 140 con ngựa. Tuy nhiên ông ta có một khoảng đất bằng phẳng trống trải. Những thuận lợi này không thể tìm thấy tại Baalbek. Có thể thấy rõ rằng Baalbek không phải được dựng nên vào thời kỳ của đế quốc La Mã.

Cũng không có nguồn thông tin nào của La Mã đề cập đến các phương pháp xây dựng, hoặc các dữ liệu và tên gọi của những người chủ, các kỹ sư, các kiến trúc sư và các công nhân của công trình này. Tảng ghép nguyên khối của 3 khối mỗi khối hơn 1000 tấn, ghép nối với 6 tảng khác tại phía Tây của công trường không có nét kiến trúc hay họa tiết điêu khắc mỹ thuật nào tương tự với những công trình trong thời đại La Mã. Những khối đá vôi có các dấu vết rõ ràng của sự xói mòn cát cho thấy đây là một công trình đã được xây dựng sớm hơn thời đó.

Cấu trúc Kim tự tháp Yogaguni đang nằm dưới đáy biển Nhật Bản

yonaguni.jpg









Cấu trúc này nằm ở độ sâu 75 bộ dưới mặt nước biển. Nghiên cứu cho thấy nó dài 600 bộ, cao 450 bộ, và cao 90 bộ. Ban đầu các chức trách địa phương cho rằng đó là một kiến tạo tự nhiên.

Nhưng 10 năm sau, các chuyên gia không còn chắc mẩm như thế nữa. Nhà địa chất học nghiên cứu cấu trúc này là Giáo sư Masaki Kimura của trường Đại học Ryuku ở Okinawa. Vào tháng 4 năm 1998 ông khám phá ra một cấu trúc bị chia thành 5 tầng riêng biệt và từ đó khẳng định cấu trúc này dứt khoát là nhân tạo. Ngày nay các bức ảnh và phim quay được đã cho thấy một cấu trúc chia bậc, gần giống cấu trúc đền thờ Ziggurat của người Sumer vùng Lưỡng Hà xưa kia, nhưng có kích thước lớn khác thường. Mỗi bậc cao khoảng 3 bộ với các góc cạnh sắc nét.

Các nghiên cứu xa hơn đã phát hiện ra nhiều Ziggurat vệ tinh nhỏ nằm gần công trình chính. Chúng có kích thước khoảng 30 bộ rộng và 6 bộ cao. Chúng có vẻ được xây dựng bằng các phiến đá mỏng. Các thợ lặn còn phát hiện cái trông như là một con đường chạy xung quanh công trình chính.

Còn vô số các công trình nữa, nhưng khuôn khổ 1 bài viết, tớ chỉ p0st mấy cái tiêu biểu thôi, ai quan tâm thì lục lại topic trước nhé!!!:KSV@07::KSV@07::KSV@07:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
[bằng chứng 2] Kỹ thuật hàng không thời tiền sử

Từ những tấm bản đồ cổ đại …



KenhSinhVien.Net-clip-image002.jpg
Bản đồ Piri Re’is




Vào năm 1929, một nhóm các nhà sử học đã tìm thấy một bản đồ kì lạ được vẽ trên da linh dương gazel. Nghiên cứu cho thấy đó là một bản đồ thật được vẽ vào năm 1513 bởi Piri Re’is, một đô đốc hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ thứ 16. Niềm yêu thích của ông ta là nghệ thuật vẽ bản đồ. Địa vị cao trong hàng ngũ hải quân Thổ khiến ông được phép tiếp cận với Thư viện Hoàng gia Côngstantinốp. Ông khẳng định rằng bản đồ mà ông biên soạn là sao chép lại dữ liệu từ nhiều bản đồ khác nhau, một vài trong số đó có giám định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên.
Bản đồ thể hiện vùng bờ biển Tây Phi, bờ biển Nam Mỹ, và bờ Bắc của Nam Cực. Đường bờ biển Nam Cực được vẽ chi tiết đến hoàn hảo. Tuyến bờ biển dọc Nam Mỹ và Bắc Mỹ, thậm chí cả hình dáng của Cực Nam cũng đều được vẽ một cách tỷ mỷ trong bản đồ Re’is. Ở đó không chỉ thể hiện hình dáng của đại lục, vẽ tỷ mỷ sự phân bố địa hình trong đất liền mà còn chứa đựng những điểm cực kỳ chính xác, biểu thị đầy đủ núi, dãy núi, đảo, sông, suối và cao nguyên. Điều khiến người ta kinh ngạc là dãy núi ở cực Nam đến năm 1852 mới phát hiện ra, nhưng nó đã được vẽ đầy đủ trên bản đồ Re’is. Tuy nhiên câu hỏi làm sao Piri Re’is có thể vẽ một bản đồ chính xác đến thế của vùng Nam Cực đến 300 năm trước khi nó được khám phá không phải là câu hỏi lớn nhất, mà việc bản đồ thể hiện đường bờ biển Nam Cực nằm dưới lớp băng dày mới là bí ẩn khó giải thích nhất. Các bằng chứng địa chất khẳng định rằng thời điểm mà vùng đất Queen Maud Land của Nam Cực không có băng giá gần đây nhất là vào khoảng 4000 năm trước công nguyên.
Xem bản đồ Piri Re’is với các kinh và vĩ độ được chiếu ra:

Hapgood đã chứng minh rằng bản đồ Piri Re’is là được vẽ trong hình học phẳng, chứa các kinh và vĩ độ vuông góc trong một “lưới ô” truyền thống; bởi thế nó đã được sao lại từ một bản đồ trước mà đã được chiếu ra sử dụng phép lượng giác hình cầu! Không chỉ rằng những người làm ra cái bản đồ gốc đó biết rằng quả đất hình cầu, mà họ còn có kiến thức về chu vi Trái Đất với sai số nhỏ hơn 50 dặm!
Hapgood đã gửi bộ sưu tập những bản đồ cổ (chúng ta có thể thấy bản đồ Piri Re’is không phải là bản đồ duy nhất như thế …) đến Richard Strachan, tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Ông muốn biết chính xác cấp độ toán học cần thiết để vẽ nên các bản đồ gốc cao đến đâu. Strachan đã trả lời năm 1965 rằng, cấp độ đó phải rất cao. Thực tế Strachan đã nói để vẽ những tấm bản đồ như thế, các phương pháp hình chiếu, kiến thức cần thiết là của một cấp độ cực cao.

Tham khảo thêm tại đây:

Đến những mô hình máy bay phi công và tàu vũ trụ

Những hình chạm khắc tại Ai Cập 3000 năm trước



egypt-1a.gif
egypt-3d.gif
egypt-3e.gif
egypt-3f.gif

egypt-3g.gif
egypt-4g.gif

các bợn tưởng tượng đến cái gì?

Vào năm 1848, một đoàn nghiên cứu khảo cổ làm việc tại Ai Cập đã khám phá ra những ký hiệu bí mật kỳ lạ trên một đoạn rầm trên trần tại một ngôi đền cổ tại Abydos, vài trăm dặm về phía Nam Cairo. Những ký hiệu này đã được sao chép cẩn thận và gửi về Châu Âu. Bí ẩn của những hình vẽ này đã gây tranh cãi nóng bỏng trong những nhà Ai Cập học lúc bấy giờ, tuy nhiên dần dần, do không thể hiểu các hình vẽ đó nói về điều gì, họ đã gạt nó sang một bên như là những vật thể kỳ dị mà không ai có một giải thích thỏa đáng nào, rồi rơi vào quên lãng.
Hình chạm thể hiện một chiếc trực thăng, tìm thấy tại đền thờ ở Abydos, Ai Cập
Vào giữa thập kỷ 90 thế kỷ trước, những bức ảnh và phim video, được chụp đầu tiên bởi những du khách viếng thăm Abydos, bắt đầu xuất hiện trên internet. Chúng mô tả “những ký hiệu tượng hình về những cỗ máy kỳ lạ” vốn đã được khám phá vào thế kỷ 19. Ngôi đền mà người ta tìm thấy những ký hiệu tượng hình này được xây dựng vào thời Pharaong Seti I khoảng 3000 năm trước. Đối với những người quan sát hiện đại chúng rõ ràng đó là những cỗ máy kỳ lạ, nhưng lại hết sức bí ẩn đối với những người thuộc thời của nữ hoàng Victoria. Thực tế chúng là nhiều chủng loại khác nhau của các thiết bị bay cùng với một chiếc xe tăng, và trong số những thiết bị bay là một chiếc máy bay trực thăng! Đó là một trong những khám phá gây sửng sốt nhất được tìm thấy tại Ai Cập.:KSV@08::KSV@08::KSV@08:

Những chiếc máy bay bằng vàng cổ đại

staffel.jpg
goldplanes.jpg

Chúng là những mẩu châu báu không nên tồn tại bởi vì chúng không phù hợp với cái thế giới quan của khảo cổ học truyền thống. Các máy bay trước thời đại của chúng ta là những điều cấm kỵ cho những “nhà khoa học”. Các bộ phận khác nhau được họ giải thích như là những thực thể hỗn tạp linh tinh(!). Những mô hình máy bay bằng vàng ròng này có tuổi hàng nhiều thế kỷ, được khám phá trong những mộ cổ tại Muisca, Calima, Tairona và Tolima Indians ở Columbia ngày nay.
Xem thêm thông tin tại đây
Những Đường băng và hình người khổng lồ thời cổ đại chụp từ vũ trụ
landebahn.jpg
elastronaut2.jpg

elastronaut.jpg
astronaut.jpg


Xem thêm các hình ảnh bí ẩn tại Sa mạc Nazca Peru tại đây.

KenhSinhVien.Net-clip-image002%281%29.jpg

Mẫu vật này tìm thấy trong một ngôi đền tại Yutacan, Peru. Nhiều nhà khảo cổ đưa ra những lời giải thích kỳ quái cho mẫu vật này, nhưng không có cái nào thỏa đáng. Erich von Däniken nhìn nhận đây là một người đàn ông ngồi trên một vật thể bay được khắc họa trên phiến đồng thau này, trông như đang khởi động một chiếc tàu con thoi!!
:KSV@07::KSV@07::KSV@07:
Mệt wo', híc
Còn vô số các hình ảnh mô hình máy bay, tàu vũ trụ thời cổ đại, nhưng tớ ngại up quá... Híc!!! :KSV@19::KSV@19::KSV@19:
 
[bằng chứng 3] 14 tỷ - dân số tại thời điểm hủy diệt?

Cái này là trích dẫn theo các cổ văn tiếng Phạn của người xưa, xưa là xưa xưa lắm, chẳng biết từ khi nào lun đó. Nhưng "tiếng Phạn" chắc các bạn nghe nhiều rồi nhỉ ^^!
Mahabharata kể về cuộc chiến tranh của 2 dòng họ Kaurava và Pandava. Cuộc chiến dường như được xếp đặt của các vị Thần cổ xưa Ấn Độ với ý định giải quyết vấn đề dân số quá đông của thế giới (khoảng 14 tỉ người lúc đó, theo nội dung Mahabharata).
Tham chiếu về các Vimana trong Mahabharata và các cổ văn khác

Mahabharata là một trong hai cuốn cổ văn tiếng Phạn (Sanskrit) Ấn Độ cổ, cuốn thứ hai là Ramayana. Mahabharata bao gồm hơn 74.000 câu thơ và những đoạn văn xuôi dài, tổng cộng khoảng 1,8 triệu từ, và là cuốn thiên sử dài nhất trên thế giới, gấp bảy lần tổng số câu thơ của hai bộ sử thi Hy Lạp cổ đại là Iliad và Odyssey cộng lại. Tác phẩm này được coi là "Đại Bách khoa toàn thư" của Ấn Độ cổ xưa. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì Mahabharata ra đời khoảng thế kỷ 5 TCN và được sửa chữa dần, hoàn thiện khoảng thế kỷ 5 SCN. Theo nhiều nhà nghiên cứu hiện đại Mahabharata là Lịch Sử, hơn nữa là lịch sử của một thời kỳ rất cổ xưa, hơn rất nhiều so với những gì được biết.
Mahabharata kể về cuộc chiến tranh của 2 dòng họ KauravaPandava. Cuộc chiến dường như được xếp đặt của các vị Thần cổ xưa Ấn Độ với ý định giải quyết vấn đề dân số quá đông của thế giới (khoảng 14 tỉ người lúc đó, theo nội dung Mahabharata).
“Một thiết bị mà có thể di chuyển về phía trước dựa trên sức mạnh của bản thân nó như một con chim: trên mặt đất, trên nước hoặc trên không, được gọi là “Vimana”, thứ mà có thể bay cao đến thiên đường: từ nơi này đến nơi khác, từ đất nước này đến đất nước khác, hoặc từ thế giới này đến thế giới khác, được gọi là “vimana”, từ các thầy tu của khoa học” (Trích vaimanika-sastra, Cổ văn Ấn Độ)
"An apparatus that can move forward on its own power like a bird: on the ground, on water or in the air, known as "vimana", that can rise through the heaven: from place to place, country to country or from world to world, known as "vimana", from the priests of science".
Một số trong những chiếc vimana dùng như những chiếc máy chiến tranh và những vũ khí phá hoại. Thực tế, nhiều cổ văn Ấn Độ đã mô tả chúng được dùng trong chiến tranh.
Và trong cổ văn Rig Veda, mà nhiều người cho rằng là tài liệu cổ xưa nhất được biết đến, các cỗ xe bay được biết rất rõ và những chủng loại đặc biệt sau đây được mô tả cụ thể:
Jalayan – cỗ xe được thiết kế để hoạt động trong nước và trong không khí (Rig Veda 6.58.3)
Kaara- cỗ xe được thiết kế hoạt động trong nước và trên đất bằng (Rig Veda 9.14.1)
Tritala- a vehicle consisting of three stories. (Rig Veda 3.14.1)
Trichakra Ratha - cỗ xe 3 bánh được thiết kế để hoạt động trong không khí(Rig Veda 4.36.1)
Vaayu Ratha- cỗ xe chạy bằng khí hoặc sức gió (Rig Veda 5.41.6)
Vidyut Ratha- cỗ xe được thiết kế để vận hành bằng năng lượng (Rig Veda 3.14.1)

7 thành phố lớn nhất của Rama được biết trong các văn bản truyền thống của Ấn Độ là “The Seven Rishi Cities” “7 thành phố của người Rishi”. Theo những văn bản Ấn Độ cổ đại, những những thiết bị bay này được miêu tả gồm có 2 tầng, hình tròn với những lỗ cửa sổ ở thành tàu và một mái vòm, rất giống với cái mà ta gọi là đĩa bay. Nó bay với “tốc độ của gió”. Có ít nhất 4 loại hình dạng vimana. Một số hình đĩa, một số hình điếu xì gà. Những văn bản cổ xưa của Ấn Độ về vimana là vô số kể, có thể sưu tập đóng thành nhiều tập sách. Những người Ấn Độ cổ, những người đã làm ra những con tàu này, đã viết toàn bộ những hướng dẫn điều khiển bay của từng loại vimana, nhiều trong số chúng đến nay vẫn còn, và một số đã được thậm chí dịch sang tiếng Anh.
Tài liệu này đã được dịch sang Anh ngữ và có thể tìm mua: VYMAANIDASHAASTRA AERONAUTICS dịch sang tiếng Anh và biên soạn bởi tác giả Maharishi Bharadwaaja, in ấn và phát hành bởi G.R. Josyer, Mysore, India, 1979. Ông Josyer là giám đốc của International Academy of Sanskrit Investigation có trụ sở tại Mysore. Có vẻ không nghi ngờ rằng Vimana được cung cấp năng lượng bởi một loại thiết bị “phản trọng lực”. Vimana cất cánh thẳng đứng, và có thể bay lượn trong không gian, như một trực thăng hoặc khí cầu. Bharadvajy đã dẫn ra không ít hơn 70 căn cứ và 10 chuyên gia khác nhau về du hành không gian thời cổ đại.

Samara Sutradhara là một luận thuyết khoa học quan hệ với mỗi góc cạnh của du hành không gian trong 1 chiếc vimana. Có 230 đoạn liên quan với việc chế tạo, cất cánh, tuần tra hàng ngàn dặm, hạ cánh bình thường và khẩn cấp, và cả những va chạm với chim chóc. Vào năm 1875, Vaimanika Sastra, một văn bản có niên đại thế kỷ 4 trước công nguyên viết bởi Bharadvajy the Wise, dùng ngay cả những văn bản cổ xưa hơn cả nguồn của ông, được khám phá tại một ngôi đền ở Ấn Độ. Nó có liên hệ với cách vận hành của các vimana và gồm cả các thông tin về cách lái, khuyến cáo thận trọng trong những chuyến bay dài, bảo vệ tàu trước các cơn bão và sấm sét và làm thế nào để chuyển chế độ lái sang “năng lượng mặt trời” từ một nguồn năng lượng kiểu như thiết bị phản trọng lực. Vaimanika Sastra (Vymaanika-Shaastra) có 8 chương với các biểu đồ, mô tả 3 loại tàu, gồm cả các thiết bị không thể cháy vỡ. Nó còn đề cập đến 31 phần chủ chốt của những thiết bị này và 16 vật liệu chế tạo ra chúng, thứ mà hấp thụ ánh sáng và nhiệt; và lý do vì sao chúng được cho là thích hợp để chế tạo ra các vimana.
Rõ ràng là những người Ấn Độ tiền sử đã bay trong những cỗ xe này, toàn bộ châu Á, Thái Bình Dương; và thậm chí, dường như, đến Nam Mỹ. Văn bản tìm thấy tại Mohenjodaro, Pakistan và vẫn chưa giải mã được, cũng được tìm thấy trên một nơi khác trên thế giới: đảo Easter, được gọi là bản viết tay Rongo-Rongo, cũng chưa giải mã được, và cũng kỳ lạ giống như bản tại Mohenjodaro. Có phải đảo Easter là một cơ sở không gian cho các vimana của đế chế Rama?
Để hiểu rõ hơn về công nghệ, chúng ta phải đi xa hơn vào quá khứ. Cái gọi là “Đế chế Rama” của Bắc Ấn và Pakistan đã phát triển nhiều ngàn năm trước trên tiểu lục địa Ấn Độ và là một quốc gia của nhiều thành phố lớn tân kỳ, nhiều trong số đó có vẻ vẫn nằm đâu đó chờ được khám phá trong các hoang mạc và đáy biển. Rama đã tồn tại, song song với nền văn minh Atlantic.

Dưới đây là trích dẫn trong các bộ cổ văn Mahabharata và Ramayana, những đoạn nói về các thiết bị bay tiền sử, cũng như về các “Vũ khí tối hậu” (“Final Weapon” – dịch nguyên văn sát nghĩa từ Mahabharata bản tiếng Ấn Độ không thêm bớt) mà những người thượng cổ đã dùng để kết thúc chiến tranh :


Mahabharata Đoạn này kể về Krisna khi anh bay lên trời đuổi theo Salva:
"His Saubha clung to the sky at a league's length...He threw at me rockets, missiles, spears, spikes, battle-axes, three-bladed javelins, flame-throwers, without pausing....The sky...seemed to hold a hundred suns, a hundred moons...and a hundred myriad stars. Neither day nor night could be made out, or the points of compass."
“Chiếc Saubha của hắn đứng yên trong không gian ở một độ cao một lý (4km) … Hắn bắn về phía ta các tên lửa, các mũi lao, những cây đinh, rìu chiến, lao 3 lưỡi, những cục lửa, không ngưng nghỉ … Bầu trời … dường như có hàng trăm mặt trời, hàng trăm mặt trăng … và hàng trăm vạn ngôi sao. Không thể biết là ngày hay đêm, kim la bàn cũng không dùng được
Cảnh tượng nhiều vì sao, nhiều hành tinh lớn nhỏ xuất hiện như thế này chỉ xuất hiện khi phi thuyền tiến nhập vào không gian vũ trụ giữa các vì sao. Chúng ta ở thời đại kính viễn vọng Hubble, thám hiểm vũ trụ, các bộ phim khoa học viễn tưởng mới có thể hiểu được nó. Ngay cả hiện tượng không phân biệt ngày đêm và la bàn không hiệu lực họ cũng biết. Làm sao có thể tưởng tượng ra tất cả chừng đó thứ nếu họ chưa bao giờ thực tế bay vào vũ trụ?

Mahabharata Sau đó khi Saubha chuyển sang chế độ tàng hình
"I quickly laid on an arrow, which killed by seeking out sound, to kill them...All the Danavas [troops in Salva's army] who had been screeching lay dead, killed by the blazing sunlike arrows that were triggered by sound."
“Ta nhanh chóng lên một mũi tên, loại tên tầm giết kẻ thù bằng cách truy tìm theo tiếng động… Tất cả bọn lính Danava đang kêu thất thanh nằm chết, bị giết bởi những mũi tên cháy sáng như ánh mặt trời”

The Ramayana As Von Daniken recounts from the original text:
When he begins his flight from the mountains, the tops of the cliffs break, the foundations of the mountains shake. Giant trees are stripped of their boughs and broken, a shower of wood and leaves falls to the ground. The mountain birds and animals flee to their hiding places.
“Khi ông bắt đầu chuyến bay từ những rặng núi, những đỉnh của các vách đá nhô ra biển vỡ ra, dãy núi chấn động. Những cây cổ thụ gãy cành và đổ, một cơn mưa gỗ và lá cây đổ xuống mặt đất. Những con chim núi và thú vật chạy tìm nơi ẩn trốn”
There is another account of such a weapon: - Mausola Purva
"Cuka, flying on board a high-powered vimana, hurled on to the triple city a single projectile charged with all the power of the universe. An incandescent column of smoke and flame, as bright as ten thousand suns, rose in all the splendor... When the vimana returned to Earth, it looked like a splendid block of antimony resting on the ground."
Cuka, bay trong một vimana rất mạnh, phóng về phía nhóm 3 thành phố một vật đã nạp đầy sức mạnh của vũ trụ. Một cột khói và lửa, sáng chói như 10 ngàn mặt trời…Khi chiếc vimana trở về mặt Đất, nó trông như một khối antimon rực rỡ nằm trên mặt đất”.
:KSV@18::KSV@18::KSV@18:
Tải Mahabharata bản tiếng Anh tại đây.
 
[bằng chứng 4] Chiến tranh nguyên tử thời cố đại

Bằng chứng thứ 5: Chiến tranh trên không và chiến tranh hạt nhân thời tiền sử


“Chúng tôi bật nút lên, nhìn những tia sáng lóe lên, nhìn trong 10 phút, rồi tắt tất cả mọi thứ. Đêm đó tôi biết cả thế giới chìm trong đau đớn”.
“We turned the switch, saw the flashes, watched for ten minutes, then turned everything off and went home. That night I knew the world was headed for sorrow”
Nhà vật lý Leo Szilard, người cha của bom nguyên tử – Physicist Leo Szilard, atomic bomb builder.
Vào ngày mùng 6 tháng 8 năm 1945 đại tá Colonel Paul W. Tibbets Jr leo vào khoang điều khiển của chiếc máy bay ném bom hiện đại nhất thế giới lúc đó và thẳng tiến đến Hiroshima Nhật Bản. Một vũ khí tối mật đang ở trong khoang chứa của chiếc pháo đài bay B29. Một thứ vũ khí sẽ vĩnh viễn thay đổi tiến trình lịch sử của nhân loại. Thời kỳ nguyên tử được khai sinh và Hiroshima đã bị hủy diệt hoàn toàn trong khoảnh khắc cùng với sức mạnh của Mặt Trời. Kinh ngạc thay, đó có thể là lần thứ 2 vũ khí hạt nhân được dùng trong chiến tranh trên Trái Đất.
Chiến tranh thời tiền sử dùng vimana như các máy bay chiến đấu

Những đoạn phim của chính các khoa học gia Ấn Độ làm, trình bày những khám phá về nội dung các bộ Cổ văn của họ thực tế kể lại những gì.
Video 1
Video 2
Có nhiều những bằng chứng khác đề cập đến chiến tranh hạt nhân trước thời đại chúng ta. Childress (2000) đã thảo luận về chiến tranh nguyên tử thời tiền sử, đưa ra chứng cứ đầu tiên tại Hattusas (Bogazkoy) ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà “một phần thành phố bị biến thành thủy tinh, và những bức tường đá có nhiều phần bị nóng chảy. Sau đó ông nói về Sodom và Gomorrah rồi Hiroshima and Nagasaki và so sánh chúng với nhau. Ông cho rằng Sodom, Gomorrah, Zoar, Admah và Zeboiim (Gen. 14:2) đã bị hủy diệt, hình thành nên Biển Chết, là bởi một cuộc chiến hạt nhân. L.M.Lewis, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Footprints on the Sands of Time”, “Những dấu chân trên cát của thời đại” cũng tán thành ý kiến này.
Những di tích của những thời quá khứ xa xôi vẫn còn lại cho đến ngày nay, và mới được khám phá trong khoảng thời gian không lâu, rải rác khắp thế giới. Điển hình là *Mohenjo-Daro và Harappa, Pakistan, *Parshaspur gần Srinagar, Kashmir, *Lưỡng Hà và bán đảo Sinai, *Sa mạc Sahara, Ai Cập, *Hồ Lonar gần Bombay, Ấn Độ, vv… đều có khả năng chứng tỏ những nơi này xưa kia đã từng xảy ra những vụ nổ nguyên tử.
Về Parshaspur gần Srinagar, Kashmir, David Childress (2000) phát biểu
“Đó là một cảnh tượng của sự phá hủy hoàn toàn; những khối đá lớn rải rác khắp một khu vực rộng lớn cho thấy dấu hiệu của một vụ nổ hủy diệt”.
Về Mesopotamia và bán đảo Sinai, Zecharia Sitchin (1985) dành nguyên một chương để thảo luận trong quyển sách của ông, và khẳng định sự phá hủy của Sinai bởi những vũ khí nguyên tử. Ông đưa ra một bằng chứng:
“… lỗ thủng lớn ở trung tâm của Sinai và những đường nứt gãy sinh ra (xem hình), một vùng rộng lớn bằng phẳng xung quanh bao phủ đầy những tảng đá màu đen, dấu vết của bức xạ nhiệt ở phía Nam Biển Chết, phạm vi mới và hình dạng mới của Biển Chết – vẫn còn ở đó, sau 4000 năm”.
Ông cũng khẳng định rằng phóng xạ sinh ra từ vụ nổ này dọn sạch khu vực xung quanh Sumeria trong một khoảng thời gian 70 năm, cho đến 1953 TCN.
Trưởng dự án Manhattan tiến sĩ khoa học J. Robert Oppenheimer đã quen thuộc với các văn thư Phạn cổ từ lâu. Trong một phỏng vấn sau khi xem một vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên, ông đã trích dẫn trong cổ văn Ấn Độ, Bhagavad Gita: “Now I am become Death, the Destroyer of Worlds” - “Giờ đây ta trở thành tử thần, Kẻ hủy diệt những thế giới”. Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn tại trường đại học Rochester 7 năm sau vụ thử hạt nhân Alamogordo rằng đó có phải là quả bom nguyên tử đầu tiên nổ không, ông đã trả lời : “Ồ, vâng, trong lịch sử hiện đại” (“Well, yes, in modern history”).
Những nền văn minh vĩ đại gặp phải sự hủy diệt không thể tin được, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bằng chứng tại Ấn Độ và Pakistan, cho thấy một vài thành phố đã bị hủy diệt trong những vụ nổ hạt nhân. Trong một địa điểm khảo cổ, các nhà khoa học Liên Xô cũ tìm thấy một bộ xương có mức phóng xạ gấp 50 lần hơn mức bình thường. Nhà khảo cổ học người Nga A. Gorbovsky, trong năm 1966 đã xuất bản một quyển sách “Riddles of Ancient History” đề cập đến tỉ lệ bức xạ cao bất thường, liên hệ với những bộ xương tương tự tìm thấy ở Mohenjo-Daro và Harappa, Pakistan và Ấn Độ. Hơn nữa, hàng ngàn tảng đá nóng chảy, được đặt tên là “đá đen” cũng được tìm thấy tại Mohenjo-Daro. Chúng có vẻ như là những mảnh vỡ của các bình gốm đã nóng chảy dính lại với nhau dưới tác dụng của nhiệt độ rất cao. Những thành phố bị chôn sâu dưới mặt đất khác được các nhà khảo cổ phát hiện ra tại Bắc Ấn Độ cho thấy những dấu hiệu của những vụ nổ khủng khiếp. Một thành phố như thế, tìm thấy nằm giữa vùng Ganges và dãy núi Rajmahal cũng có dấu hiệu của tác động nhiệt như vậy. Những khối tường lớn và nền móng của thành phố cổ xưa này bị chảy ra dính chặt với nhau, bị thủy tinh hóa một phần! Và do không có dấu hiệu nào của một sự phun trào núi lửa tại Mohenjo-Daro hay những thành phố khác, nhiệt độ cao đến mức có thể làm chảy các bình gốm chỉ có thể giải thích một cách duy nhất là bởi tác dụng nhiệt của các vụ nổ hạt nhân hoặc những vũ khí không được biết đến nào đó mà thôi. Các thành phố nêu trên đều có những đặc trưng giống nhau và đều bị quét sạch hoàn toàn một cách đột ngột.

Bằng chứng tại Rajasthan, Ấn Độ

Tại một khu vực ở Ấn Độ là Rajasthan các nhà chức trách địa phương đã khám phá ra một khu vực có tỉ lệ ung thư và dị tật bẩm sinh cao. Một lớp tro có mức độ phóng xạ cực kỳ cao đã được khai quật và những đống đổ nát của một thành phố cổ đã được khám phá bên dưới. Các chức trách địa phương tin rằng thành phố đã bị hủy diệt bởi một vụ nổ hạt nhân hoàn toàn san phẳng thành phố và đã giết chết 500.000 người. Sau đó sự kiện bi thảm này được họ xác định đã xảy ra tại đây hơn 12000 năm trước. Khi những nhà khảo cổ đào đến mặt đường cổ xưa, các xác chết được tìm thấy đang nắm lấy tay nhau và ôm chặt lấy nhau. Toàn thể thành phố đã bị tác động một loạt. Những vụ nổ hạt nhân sản sinh ra thủy tinh và vô số những quả cầu thủy tinh đã được tìm thấy trong khắp thành phố. Những khối cầu được cho rằng vốn là những bình gốm đã bị nhiệt độ cực cao làm cho nóng chảy trong suốt vụ nổ.
Trong Thánh kinh của người Do Thái trong sách Khải Huyền sự hủy diệt của “Những thành phố của Tiếng kêu than” được mô tả. Sodom and Gomorrah trong số những thành phố này đã bị xóa sổ trong chốc lát bởi hàng loạt cơn mưa đá cùng với lửa và lưu huỳnh. Một trận lửa trút rơi xuống từ trời cao và biến mọi người thành những chiếc cột muối. Miêu tả này tương tự như câu chuyện trong Mahabharata và những sự kiện sau vụ nổ tại Hiroshima.
Những nhà khoa học nổi tiếng nhất có thể nói những tham chiếu cổ văn chỉ là những chi tiết mơ hồ có thể được làm cho phù hợp với ngữ cảnh hiện đại, những trùng hợp ngẫu nhiên và những chuyện đâu đâu đáng buồn cười. Có thể nào những người cổ xưa có những kiến thức và kỹ năng tinh thông để làm ra và sử dụng một thiết bị hạt nhân có thể giết hàng nửa triệu người? Câu trả lời là CÓ. Chúng ta đang dần dần trở nên tỉnh giác trước những khả năng tiềm tàng to lớn của những người cổ xưa. Khắp thế giới có nhiều những cổ vật, những ghi chép và khẩu truyền lịch sử thuộc về những thời đại rất xa xôi, đang ngày càng được khám phá nhiều hơn. Chỉ cần cố gắng tìm kiếm trong thời đại thông tin toàn cầu, điều bí ẩn đó sẽ sớm hé lộ cho tất cả những ai đang đi tìm sự thật về lịch sử vĩ đại của con người.
Từ những thiết bị bay Vimana, những thành phố khổng lồ trong không gian và những chiến binh khủng khiếp với những thứ vũ khí có sức mạnh không tưởng tượng nổi đều có thể tìm thấy trong những cổ văn vĩ đại của Ấn Độ, Mahabharata và Ramayana.

Bằng chứng tại Harappa và Mohenjo-Daro, Pakistan

David Davenport (1996), người đã dành 12 năm nghiên cứu những văn thư viết tay cổ Hindu và chứng cứ tại khu vực khảo cổ ở Mohenjo-Daro, đã công khai năm 1996 rằng thành phố đã bị hủy diệt đột ngột vào ít nhất 2000 năm TCN. Những đống đổ nát cho thấy một tâm chấn của vụ nổ đo được khoảng 50m. Tại địa điểm này mọi thứ đều bị tinh thể hóa, đốt chảy và dính chặt với nhau. Khoảng 60 m từ trung tâm các viên gạch đều chảy ra trên một mặt bên.
Harappa and Mohenjo-Daro là những thành phố chính của “Văn minh Harappa của thung lũng Indus”, một nền văn minh thành thị thống nhất phát triển đáng kinh ngạc tồn tại khoảng từ 2500 đến 1500 năm TCN.
Khi những cuộc khảo cổ tại những nơi này vươn đến mặt đường, họ khám phá những bộ xương rải rác khắp thành phố, nhiều trong số đó đang nắm tay nhau và nằm dài ngổn ngang trên những con đường như thể một sự tận diệt kinh hoàng đã đến rất đột ngột. Những xác người chỉ nằm ngay trên mặt đất, không được chôn cất, trên các con đường khắp thành phố. Và những bộ xương này hàng ngàn tuổi, ngay cả đối với những tiêu chuẩn giám định niên đại khảo cổ truyền thống. Điều gì có thể gây ra những điều như thế? Tại sao những xác chết không bị mục nát hoặc bị thú hoang ăn thịt? Hơn nữa, không có dấu hiệu của tổn thương vật lý gây ra cái chết. Những bộ xương nằm trong số những bộ xương có nhiều phóng xạ nhất được tìm thấy, ngang với mức của những bộ xương tại Hiroshima và Nagasaki. Tại một địa điểm, các học giả Liên Xô cũ tìm thấy một bộ xương có mức phóng xạ cao hơn đến 50 lần bình thường.

Những thành phố khác được tìm thấy tại miền Bắc Ấn Độ cũng cho thấy những bằng chứng những vụ nổ tương tự. Trong một thành phố như thế, khám phá thấy tại giữa vùng Ganges và vùng núi Rajmahal, có những dấu hiệu giống hệt như thế. Những khối tường lớn và nền móng của thành phố cổ xưa này bị chảy ra dính chặt với nhau và thủy tinh hóa!
Khi những bộ xương này được giám định C14 là 2500 TCN, chúng ta nên nhớ rằng phương pháp C14 dựa trên cơ sở của lượng phóng xạ còn lại trong mẫu vật. Khi những vụ nổ hạt nhân xảy ra, phóng xạ của những vụ nổ này khiến lượng phóng xạ trong mẫu vật nhiều hơn so với nguyên thủy, khiến chúng trở nên có vẻ trẻ hơn nhiều so với tuổi thực của chúng. Có nghĩa là những chứng cứ này có thể có tuổi cao hơn 4500 rất nhiều.

Lonar, hố sâu kỳ lạ gần Bombay, Ấn Độ

Một chứng cớ khách quan của một vụ nổ hạt nhân khả dĩ từng xảy ra tại Ấn Độ thời tiền sử là một cái hồ lớn gần Bombay, Ấn Độ. Cái hố lớn có hình gần tròn này nằm khoảng 400 km về phía Đông Bắc Bombay và có tuổi khoảng 50000 năm, có thể liên hệ với một vụ nổ bom nguyên tử.
Không có dấu hiệu của thiên thạch, vv… tại khu vực gần hiện trường hoặc vùng lân cận, và đó là cái hồ duy nhất nằm trên nền đá basalt. Các dấu hiệu của một cú sốc áp lực rất lớn (khoảng 600.000 atmotphe) và nhiệt độ rất cao đột ngột (dấu hiệu là các khối thủy tinh nhỏ sinh ra từ đá basalt) có thể được xác định tại hiện trường.
Cái hố này được hình thành trong đá basalt có độ dày 600 đến 700 m (2000 đến 3000 ngàn bộ). Hố sâu khoảng 150m, đường kính trung bình khoảng hơn 1800m. Vòng bờ hố nhô cao, gồm 25m đá nền và 5m lớp phủ bên trên nó. Lớp phủ trải rộng ra khoảng 1350m ra xa bờ hố, đỉnh lớp phủ chứa các khoáng vật bị nung chảy bởi tác động mạnh đó.
Mún xem thêm hình ảnh thì tải tài liệu ở topic đầu tiên nhé
Loài người từng bị diệt vong [sock]
:KSV@09::KSV@09::KSV@09:
 
Quá xá là nhiều, link nè
Click here
trích dẫn:
astronautancient2.jpg

astronaut11.jpg
mayaastro.jpg
n_ireland_giants_causeway_rock_colu.jpg

mpl_7sunn1.jpg
pacalline-1.jpg

tiahuanaco2.jpg
<--- Pic này là ảnh ngôi đền có tuổi thọ 17000 năm, nhiều hay ít nhỉ?
con người khi đó đâu thể xây dựng được cái gì khổng lồ như thế này? (theo như kiến thức lịch sử mà chúng ta đang biết nhé):KSV@08::KSV@08::KSV@08:
 
14 tỷ - dân số tại thời điểm hủy diệt :KSV@19:
 
Mình iu nền văn minh thời tiền sử:KSV@10::KSV@09:. Mong có ngày được đến đó tham quan nhể.
 
Những bí ẩn lớn được đặt ra... Tại sao họ làm được những điều đó ? Mà hiện tại văn mình hơn, vẫn ko thể giải thích được,,, chỉ là các giả thuyết ...
Muốn đến 1 lần cho biết ... :)
 
×
Quay lại
Top