Emily và ngôi nhà không còn tuyệt vọng - Lucy Maud Montgomery

Shino chan

╰(*´︶`*)╯
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2017
Bài viết
2.225
ZJBJOIIP.jpg

Thế giới tự do đầy mời gọi của người trưởng hành ùa đến với cô thiếu nữ Emily mười bảy tuổi. Trưởng thành nghĩa là gì? Nghĩa là không còn phải uống loại trà ngọt chỉ dành cho con nít. Nghĩa là tự lập cánh sinh bằng công việc viết lách ta say mê. Nghĩa là mặc sức theo đuổi ước mơ tìm vàng dưới chân cầu vồng. Nhưng khi quyết định ở lại Trăng Non, Emily đã đồng thời lựa chọn nỗi cô đơn. Và trưởng thành với cô giờ đây còn có nghĩa là sự xa cách cùng những hiểu lầm không đáng có mà nó mang lại - những hiểu lầm khiến cô có thể sẽ vĩnh viễn từ bỏ ước mơ, mãi mãi mất đi tình yêu, và ngôi nhà nhỏ xinh trên ngọn đồi vân sam tưởng như sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi kiếp tuyệt vọng.Vừa ru ta êm dịu vào trong những áng văn tuyệt đẹp. L.M.Montgomery vừa tài tình lấy đi của ta bao nhiêu nước mắt cùng sự đồng cảm bằng những khắc họa tâm lý chân thực bậc nhất. Emily Và Ngôi Nhà Không Còn Tuyệt Vọng xứng đáng là một cái kết kịch tính, giàu cảm xúc và mãn nguyện cho bộ ba cuốn sách kinh điển dành cho mọi lứa tuổi về một cô gái trẻ luôn khát khao theo đuổi thành công và tình yêu.
 
Chương 1

I
"Thế là không còn trà ngọt nữa rồi," Emily Byrd Starr viết vào cuốn nhật ký khi cô từ Shrewsbury trở về mái nhà Trăng Non, sau lưng là những ngày trung học còn trước mặt là sự bất tử.

Đây thực ra là một biểu tượng. Khi bà Elizabeth Murray cho phép Emily uống loại trà đích thực - như một lẽ đương nhiên chứ không phải như một sự nhượng bộ tạm thời; thế có nghĩa là bà đã ngầm bằng lòng cho Emily được trưởng thành. Những ngưòi khác thì đã nhìn nhận Emily như người trưởng thành được một thòi gian rồi, đặc biệt trong con mắt của anh họ Andrew Murray và cậu bạn Perry Miller, cả hai người này đều đã từng ngỏ lòi cầu hôn cô và đều được đáp trả bằng lời từ chối khinh khinh. Khi phát hiện ra chuyện này, bà Elizabeth biết cứ tiếp tục cho Emily uống trà ngọt thì cũng chẳng ích lọi gì. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, Emily vẫn không thực lòng hy vọng rằng cô sẽ được phép đi tất lụa. Váy lót bằng lụa có lẽ còn có thể được khoan dung, vì bất chấp những tiếng sột soạt đầy quyến rũ, nó vốn vẫn là thứ được ẩn giấu đi, nhưng tất lụa thì thật trái đạo đức.

Vậy nên Emily - vốn vẫn được những người quen biết thì thầm bằng giọng có phần bí ẩn với những người không quen, rằng "cô ấy viết đấy" - đã được chấp nhận vào hàng ngũ những người phụ nữ của trang trại Trăng Non, một noi chưa từng có bất kỳ thay đổi nào so vói ngày đầu tiên cô đặt chân đến hồi bảy năm về trước, noi những hình trang trí chạm khắc trên tủ bát đĩa vẫn hắt ra cùng một cái bóng đen kỳ quái ấy trên bức tường ấy, đúng cái điểm đã từng thu hút ánh nhìn hân hoan của cô vào buổi tối đầu tiên có mặt tại noi này. Một ngôi nhà lâu năm đã sống cả một cuộc đời dài dằng dặc, và bỏi vậy mà lặng lẽ biết bao, khôn ngoan biết bao và cũng có phần bí ẩn đến chừng nào. Đồng thòi cũng là nơi có phần khắc khổ, nhưng lại rất tử tế. Vài người dân thị trấn Shrewsbury và làng Hồ Blair vẫn đinh ninh đây là một chốn buồn tẻ mang lại một viễn cảnh buồn tẻ đối vói một cô thiếu nữ, cho rằng cô quá ngốc nghếch khi từ chối lời mời đảm nhận "một vị trí tại một tạp chí" ở New York mà cô Royal đã đưa ra. Ném một cơ hội thành công tốt đẹp cỡ đó cơ chứ! Nhưng Emily, vốn ý thức rất rõ ràng mình sẽ trở thành ngưòi như thế nào, không hề nghĩ rằng cuộc sống ở Trăng Non sẽ buồn tẻ, cũng như không hề cho rằng cô đã tuột mất cơ hội leo lên con đường Alps vì chọn lựa ở lại noi này.

Chính các thánh thần đã xác định cô thuộc hàng ngũ những Ngưòi Kể Chuyện cổ xưa cao quý. Nếu được sinh ra từ hàng nghìn năm trước, hẳn cô sẽ ngồi giữa cái vòng tròn bao quanh những đống lửa bộ lạc, làm mê muội các thính giả của mình. Nhưng vì sinh ra trong thời kỳ tiên tiến này, cô buộc phải tiếp cận khán thính giả của mình thông qua nhiều phương tiện nhân tạo.

Nhưng chất liệu để dệt nên câu chuyện thì ở thời nào và noi nào cũng đều như nhau cả. Sinh tử, cưới hỏi, bê bối... đây là những thứ duy nhất trên thế gian thực sự khơi dậy được niềm hứng thú. Vậy nên, bằng thái độ kiên quyết và hạnh phúc, cô gắn mình vào mục tiêu theo đuổi tiền tài và danh vọng, và cả một thứ gì đó nằm ngoài hai thứ vừa kể trên. Vì trưóc hết, viết văn, đối với Emily Byrd Starr, không phải vấn đề vinh quang hay của cải trần tục. Đó là một chuyện cô phải làm. Một điều... một ý tưởng... dẫu rằng đẹp đẽ hay xấu xí, đều khiến cô khổ sở cho tới tận khi nó đã được "dốc cạn bầu tâm sự". Bản chất vốn là người hài hước và dễ xúc động, tấn bi hài của cuộc đời đã mê hoặc cô và đòi hỏi được biểu lộ thông qua ngòi bút. Một thế giói của những giấc mơ dù đã qua đi nhưng lại bất tử, đang nằm ngay phía trên tấm màn sân khấu của hiện thực, kêu gọi cô biểu hiện và diễn giải, kêu gọi bằng một giọng nói cô không thể - không dám - khưóc từ.

Trong cô chan chứa sự hiện hữu thuần chất của niềm vui sướng tuổi thanh xuân. Cuộc sống luôn không ngừng cám dỗ, vẫy gọi cô tiến về phía trước. Cô biết rõ một cuộc tranh đấu gian truân đang chờ cô phía trước; cô biết rõ cô sẽ hết lần này đến lần khác phải làm mếch lòng những ngưòi hàng xóm ở làng Hồ Blair muốn cô viết giùm họ lòi cáo phó, và cũng là những người mà hễ cô sử dụng một từ nào đó không quen thuộc là y như rằng sẽ khinh khỉnh bảo rằng cô đang "ăn nói phô trương"; cô biết rồi sẽ có rất nhiều lá thư từ chối; cô biết rồi sẽ có những khoảng thời gian cô ấp ủ một cảm giác tuyệt vọng rằng mình không thể viết được, và dẫu cố gắng đến đâu thì cũng đều hoài công vô ích; những khoảng thòi gian cô sẽ bị câu nói của biên tập viên, "chưa hẳn đã phản ánh đúng thực chất của sự việc", chọc cho phát điên lên đến mức cô sẽ cảm thấy muốn bắt chước Marie Bashkirtseff (1) mà ném cái đồng hồ phòng khách tàn nhẫn đang tích tắc đầy châm chọc qua cửa sổ; những khoảng thòi gian khi mọi thứ cô làm hay nỗ lực làm đều suy sụp, trở nên tầm thường và đáng khinh; những khoảng thòi gian cô sẽ ngã lòng trước sự ngờ vực đầy cay đắng đối vói niềm tin đã ăn sâu trong cô, rằng thơ cũng phản ánh cuộc sống một cách chân thực không kém gì văn xuôi; những khoảng thòi gian khi tiếng vọng của "từ ngẫu nhiên" của các vị thần đó, vốn được cô lắng nghe mê say đến thế, sẽ dường như chỉ chế nhạo cô bằng những khơi gợi của nó về sự hoàn hảo không tài nào vói tói cũng như về vẻ đẹp vượt ngoài tầm nắm bắt của đôi tai hay ngòi bút trần tục.

Cô biết bà Elizabeth mặc dù tỏ thái độ khoan dưng nhưng sẽ không bao giờ tán thành khát khao viết lách cháy bỏng của cô. Trước sự ngạc nhiên thoáng chút hoài nghi của bà Elizabeth, trong hai năm cuối ở trường trung học Shrewsbury, Emily quả thực đã kiếm được một ít tiền nhờ những bài thơ và truyện ngắn. Bởi vậy nên mói có sự khoan dung. Nhưng từ trước đến giờ, chưa từng có một người nhà Murray nào làm một chuyện như thế. Lại còn cái cảm giác bị đứng ngoài một sự việc nào đó, một cảm giác mà Quý bà Elizabeth Murray không hề thích thú chút nào. Thực lòng, bà Elizabeth cảm thấy bực bội vì Emily có một thế giói khác, tách biệt khỏi cái thế giới Trăng Non và Hồ Blair, một vương quốc rộng mênh mông lấp lánh ánh sao mà cô có thể bước vào bất cứ lúc nào và ngay cả người bác kiên quyết nhất và hay ngờ vực nhất trong số các bà bác cũng chẳng thể bám theo cô vào trong đó đưọt. Thành thực mà nói, tôi cho rằng nếu đôi mắt của Emily không quá thường xuyên toát lên cái vẻ mơ màng, thích thú và đầy bí ẩn như đang nhìn vào cái gì đó thì có lẽ bà Elizabeth đã thông cảm hơn nhiều cho các tham vọng của cô. Chẳng ai, thậm chí ngay cả những Murray tự phụ ở trang trại Trăng Non, lại thích bị gạt ra ngoài rìa.

____________________________________________
(1). Họa sĩ, nhà điêu khắc và người viết nhật ký người Nga gốc Ukraine. Từ năm
13 tuổi, Bashkirtseff đã viết nhật ký, tiết lộ cuộc sống trong môi trường quý tộc
giàu có, ghi lại nỗ lực của những nữ nghệ sĩ thời cuối thế kỷ XIX, đằu thế kỷ XX;
và bà nổi tiếng nhất chính là nhờ cuốn nhật ký này.
 
×
Quay lại
Top