Em có ý mà không nói được

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
Các em thân mến!

Chúng ta cùng làm rõ một vài nhận định không đúng trong vấn đề học tiếng anh giao tiếp. Một trong số đó là câu phàn nàn muôn thuở: “em có ý mà không nói được”

Thầy xin khẳng định ngay và luôn, nếu em có ý chắc chắn em nói được. Và nếu em không nói được tất nhiên là vì em không có ý.

Người có ý mà KHÔNG BIẾT CÁCH DIỄN ĐẠT ra có những biểu hiện sau đây:

1. Nói vòng vo, lộn xộn

Người có ý mới làm xong quá trình động não về đề tài. Do đó ý lớn , ý nhỏ, ý đúng, ý sai, dẫn chứng, lập luận, số liệu của họ còn lộn xộn, chưa được sắp xếp. Đáng lẽ ra, họ phải sàng lọc, sắp xếp, ghom nhóm các ý thành dàn bài, thì họ đã vội nói ngay. Từ đó, các ý cứ xếp chồng lên nhau, chen lấn lẫn nhau, mâu thuẩn với nhau, loại trừ nhau.

Người không biết sắp xếp ý khi diễn đạt thường nói lòng vòng, không ra điểm kết. Người nghe cảm thấy rất khó hiểu, mệt mỏi với sự dong dài không cần thiết của người nói.

2. Nói thiếu ý, thiếu lý lẽ hoặc dẫn chứng.

Vì không có dàn bài nên không nhận ra được có sót hay thiếu ý hay không, thiếu ý gì, luận chứng hay luận cứ,..có ý thì lại nói quá dài, có ý thì nói quá ngắn, thiếu lý lẻ và dẫn chứng cũng như ví dụ, từ đó bài nói mất cân đối.

3. Không đủ sức thuyết phục

- Phải nhớ rằng, để bài nói có độ tin tưởng thuyết phục và có sức lan tỏa, lôi cuốn, người nói không chỉ có quan tâm đến nội dung bài nói mà còn chú ý đến kỹ thuật diễn đạt, giọng điệu, tốc độ, hình thức biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ điệu bộ, tinh thần…

- Đồng ý là người không biết cách diển đạt cũng có thể truyền cảm hứng mạnh mẽ tới người nghe. Ví dụ “ vì chiến thắng của đội tuyển Việt Nam, 1,2,3 dô”. Thì cũng đủ để khuấy động đám đông. Tuy nhiên, thường người ta phải truyền tải thông điệp, quan điểm dài và phức tạp hơn nhiều. Một người không thể nói rõ nội dung thì rất khó truyền cảm trong lúc nói.

4. Cấu trúc ngữ pháp và từ vựng lặp lại

- Cách dẫn ý khá thô và đơn giản. Khi nghe một người nói Tiếng Anh mà cứ: “ you know”, “ah”, “uh” , “let me see” chứng tỏ họ không suy nghĩ ra ý, hoặc chưa biết cách diễn đạt ra làm sao cho thích hợp chứ không phải họ lưu loát gì đâu, hay là họ nói như vậy mới giống người bản xứ đâu.

- Khi có chuẩn bị trước bài nói, hoặc đã có nhiều kiến thức và kinh nghiệm diễn đạt thì lối nói rất uyển chuyển, sáng tạo. Còn những người không có khả năng ấy thì thường xuyên dùng một cấu trúc ngũ pháp để diễn đạt nhiều ý, dùng một từ lặp đi lặp lại trong nhiều câu.

5. Khoảng dừng trong lúc nói khá lâu và nhiều lần.

Tất nhiên là trong lúc nói, cho dù là một bạn sinh viên đang phát biểu hay cả một ông giáo sư đang diễn thuyết, những khoảng lặng trong lúc phát biểu rất hay nếu dùng đúng lúc đúng chổ. Tuy nhiên, khoảng lặng nhiều quá, lâu quá thì không ổn chút nào.Rõ ràng người nghe vẫn thích nghe từ người nói suôn mượt và trôi chảy hơn chứ.

Trên đây là những dấu hiệu nhận ra những người nói tuy có ý, nhưng không biết cách diễn đạt. Còn muốn biết diễn đạt thì phải tập làm văn, đọc nhiều bài văn, biết phân tích học hỏi, ứng dụng kiến thức từ những gì mình đọc và nghe. Tuyệt đối không có vụ nói riết thành nói hay đâu, nói riết thành nói lanh chanh, liến thoắng thì được.

“Không có gì đáng làm lại có thể làm dể dàng và nhanh chóng” đâu em.

Nguyễn Tôn – no matter what I do, I’ll do it on my name

Thủ đức Saturday June 8, 2019
 
×
Quay lại
Top