Đứng trên cùng vạch xuất phát đã thực sự công bằng hay chưa ???

pruedence nguyen

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
14/5/2015
Bài viết
1.037
Đứng trên cùng vạch xuất phát và chạy đến đích đến cuối cùng… có công bằng hay không ?

Chúng ta thường nghĩ rằng khái niệm công bằng là khi mọi người đều nhận được những thứ giống nhau, đứng trên cùng một điểm khởi đầu…nói chung quy, đó là được đối xử như nhau. Thế nhưng, việc được đối đãi như nhau với tất cả mọi người đã tự mang những mâu thuẫn và sự bất công ở đó. Như vậy, thế nào mới thật sự là công bằng và…cuộc sống có thật sự công bằng hay không ???


Để trả lời hai câu hỏi này, tôi xin mượn hai khái niệm EquityEquality để làm sáng tỏ . (Tuy nhiên, vì không thể Việt hóa nghĩa của 2 từ này nên trong bài viết này, tôi sẽ chỉ nêu lên khái niệm về nghĩa chứ không đưa ra bất cứ tên gọi Việt hóa nào của 2 từ này. )

Khái niệm Equity và Equality thông thường khi sử dụng có thể hoán đổi cho nhau, tuy nhiên điều đó lại dẫn đến sự bối rối trong cách sử dụng vì chúng có liên hệ mật thiết với nhau về nghĩa. Tuy nhiên,bên cạnh sự giống nhau về nghĩa, giữa chúng vẫn có sự khác biệt rõ ràng.

Khái niệm Equity liên quan đến việc tìm hiểu và cung ứng cho con người những nhu cầu mà họ cần có để tận hưởng cuộc sống cũng như có một cuộc sống khỏe mạnh, no ấm. Ngược lại, khái niệm Equality nhắm đến mục đích giúp tất cả mọi người đều được hưởng mọi thứ giống hệt nhau để họ tận hưởng cuộc sống và tất nhiên, vẫn hướng đến 1 cuộc sống khỏe, no ấm. Cũng như Equity, Equality nhắm đến việc thúc đẩy sự công bằng và bình đẳng, nhưng điều đó chỉ thật sự xảy ra khi mà tất cả mọi người đều khởi đầu từ những vị trí giống hệt nhau, và họ có những nhu cầu giống nhau !

Hãy nhìn và suy ngẫm về bức ảnh bên dưới, một đoạn đường đua hình vòng cung của cuộc thi chạy.
track-and-field.jpg


Dựa trên khái niệm Equality, sự bình đẳng xảy ra khi mà những vận động viên cùng chạy trên cùng một con đường và xuất phát từ cùng một điểm . Xét về mặt này, có vẻ là công bằng đúng ko nào .

maxresdefault.jpg


Nhưng...có một điều mà chúng ta nên xét đến, đó là những vận động viên chạy ở làn chạy phía trong sẽ có những ưu thế riêng biệt hẳn so với những vận động viên chạy ở làn chạy phía ngoài...đơn giản vì đoạn đường mà họ chạy ngắn hơn. Như vậy, cái gọi là sự công bằng-xuất phát từ cùng một điểm-có thật sự còn đúng hay không, kết quả chung cuộc có thật sự công bằng và chính xác chưa ?????
Trái lại, với khái niệm Equity, các vận động viên sẽ được bố trí xen kẽ nhau về vị trí nhằm bù đắp những bất lợi mà những vận động viên chạy ở làn chạy bên ngoài phải đối mặt. Trong trường hợp này, việc đối xử khác biệt như thế mới thực sự dẫn đến sự công bằng và bình đẳng so với việc đối xử như nhau ngay từ đầu.
75ca70f13d1cb79170b722be2df45d8b.jpg


Nếu vẫn chưa đủ thuyết phục, hãy xét thêm một ví dụ nhé. Ai trong các bạn đã từng chơi trò ném máy bay giấy? Hãy tưởng tượng một tý nhé, nếu cho 3 bạn cùng gấp máy bay giấy và cùng ném về 1 tấm bia đích. Xét hai trường hợp sau đấy :

0001.jpg

  • Trường hợp thứ 1:
Các bạn được tự do chọn vị trí để ném máy bay, bất kể bạn đừng gần hay xa, ngồi hay đứng…chỉ cần bạn ném đúng mục đích đã được chọn sẵn, bạn sẽ giành chiến thắng. Như vậy…rõ ràng bạn nào đứng càng gần bia đích thì cơ hội thắng cuộc càng lớn. Ở trường hợp này chắc hẳn các bạn đều than phiền về sự bất công đúng không .

W@D BeatingBurnout_web_H.jpg



  • Trường hợp thứ 2:
Các bạn bị bắt buộc phải đứng ở vị trí giống nhau để ném máy bay. Nghe qua…có vẻ công bằng nhỉ, nhưng…có thật công bằng hay không? Cho dù có cùng ở một vị trí, nhưng mỗi bạn có cách thức gấp máy bay khác nhau, có bạn nhiều kinh nghiệm hơn sẽ gấp máy bay tốt hơn ,thân máy bay thon, và mũi nhọn..để bay được xa hơn, chính xác mục đích hơn, thậm chí cả khả năng ném máy bay của mỗi ngườingười nhiều kinh nghiệm hơn sẽ có lợi thế hơn về mặt kỹ thuật, thậm chí chiều cao của mỗi người cũng là những yếu tố góp phần vào việc thắng thua. Nếu xét như thế, rõ ràng sự công bằng dựa trên những yếu tố ban đầu giống hệt nhau dường như không còn đúng nữa.

5117_PaperAirplanes12--.JPG


Chính vì vậy, đôi khi có những thứ , những sự vật mà chúng ta cho là công bằng…vẫn ẩn chứa những sự bất công riêng và để đánh giá đúng sự công bằng còn cần phải xét đến nhiều yếu tố bản chất như thể lực, năng lực, kinh nghiệm và khả năng…


Mọi người bảo xuất thân, vị trí khởi đầu không quan trọng, đích đến cuối cùng mới là cái cần xem xét. Thế nhưng, nếu chỉ đánh giá sự thành công qua kết quả cuối cùng thì có công bằng với người được đánh giá chưa ?

Đôi khi nhìn vào kết quả cuối cùng để đánh giá một sự việc là chưa đủ và thật thiếu công bằng. Ví dụ, khi nhìn vào hai người thành đạt, bạn tán dương cả hai người. Nhưng hãy nhìn xem, một người vươn lên từ những khó khăn, từ nghịch cảnh, họ phải bỏ ra biết bao nhiêu sự cố gắng, chịu biết bao nhiêu thử thách để có được sự Thành đạt…điều mà người thứ hai chỉ xem như một việc hiển nhiên…vì họ sinh ra trong sự sung túc, hưởng nền giáo dục tân tiến,hiện đại, cái họ lo chỉ là cần bao nhiêu thời gian để họ thành đạt mà thôi. Vậy có công bằng hay không nếu chỉ nhìn vào điểm cuối cùng mà cả hai người họ đạt được ???

Sự công bằng thực sự không phải nằm ở chỗ chúng ta có đứng cùng vạch xuất phát hay không mà là sự đảm bảo sao cho mọi người đều có được những cái họ cần để có thể sống và duy trì một cuộc sống khỏe và no ấm, khi đó, việc đặt họ ở cùng vạch xuất phát mới thật sự là công bằng và có ý nghĩa.

Warning :
Bài viết này không nhằm đả kích, chỉ trích hay lên án cái gọi là bất công hay bình đẳng, hãy hiểu khác đi về sự công bằng để thấy nó không đơn giản là đi cùng 1 điểm xuất phát ;).

Pruedence.nguyen

 

Đính kèm

  • 5117_PaperAirplanes12--.JPG
    5117_PaperAirplanes12--.JPG
    579,8 KB · Lượt xem: 67
Hiệu chỉnh:
Cuộc sống vốn dĩ k có gì công bằng cả...
những sự vật, hiện tượng...xem ra là công bằng cho người này nhưng sẽ lại là bất công cho người khác, và ngược lại.
Tuy nhiên, theo yls nghĩ, cái có thể "tạm" được coi là công bằng đối với hầu hết mọi người...chỉ có thể là thời gian
ai cũng có 24h/1 ngày để sử dụng quỹ thời gian đó
ai cũng có xuất phát điểm như nhau, và vạch đích cũng thế. Vấn đề là hành trình sử dụng vốn thời gian của mỗi người là khác nhau.
 
@yeulasai183
Cuộc sống vốn dĩ k có gì công bằng cả...
những sự vật, hiện tượng...xem ra là công bằng cho người này nhưng sẽ lại là bất công cho người khác, và ngược lại.
Tuy nhiên, theo yls nghĩ, cái có thể "tạm" được coi là công bằng đối với hầu hết mọi người...chỉ có thể là thời gian
ai cũng có 24h/1 ngày để sử dụng quỹ thời gian đó
ai cũng có xuất phát điểm như nhau, và vạch đích cũng thế. Vấn đề là hành trình sử dụng vốn thời gian của mỗi người là khác nhau.
;)...hjhj, yls đưa khái niệm thời gian vào là làm khó cho pru rùi :))...vì đâu có ai ban cho mọi người thời gian đâu à, thời gian là cái vốn có trong vũ trụ rùi ;))...
Chỉ có cái gì của tự nhiên thì hình như mới công bằng thật sự. :thinking:
 
@pruedence nguyen chưa chắc đâu à?
có quốc gia như Nhật Bản, Indo...bị chia cắt bởi rất nhiều đảo quốc...
cũng có quốc gia như Nga, Trung Quốc...bao trùm hơn 4-5 múi giờ

Hay VN..rừng vàng biển bạc...trong khi nhiều quốc gia như NB, Singapore không có nhiều tài nguyên khoáng sản.

Cũng có người vừa sinh ra đã được hít thở không khí trong lành...như Malai
cũng có người sinh ra hít toàn ô nhiễm như Pakistan, Ấn độ...
^^
 
@pruedence nguyen
chính xác
ngay cả Bao Thanh Thiên công chính liêm minh kia mà còn...
xử Bàng Dục thì có thánh chỉ đến (chậm hơn 1 phút) cũng chém
còn Triển Chiêu...câu giờ k muốn chém...
coi xong tập đó...mất hình tượng Bao Thanh Thiên luôn =))
 
Trên đời này không có khái niệm công bằng. Vốn dĩ con người chúng ta từ khi bắt đầu cho một cuộc sống thì đã không có sự công bằng... có người luôn nổ lực, nhưng họ vẫn thất bại? Nằm ở đâu? Vì họ không cố gắng sao? Vì họ chưa đủ bản lĩnh sao? Hay chỉ đơn giản khi sinh ra hoàn cảnh chưa cho họ điều kiện để thành công. Người kia, không cần phải nỗ lực nhưng thành công vẫn cứ đến....
Dẫu biết, có luật nhân quả, nhưng qúa lâu để ngta phải chờ đợi ...
Cám ơn prue nhé, vì hai chữ công bằng mà rain buồn.
 
Hiệu chỉnh:
Nghe mà nản với xã hội.....
Trên đời này không có khái niệm công bằng. Vốn dĩ con người chúng ta từ khi bắt đầu cho một cuộc sống thì đã không có sự công bằng... có người luôn nổ lực, nhưng họ vẫn thất bại? Nằm ở đâu? Vì họ không cố gắng sao? Vì họ chưa đủ bản lĩnh sao? Hay chỉ đơn giản khi sinh ra hoàn cảnh chưa cho họ điều kiện để thành công. Người kia, không cần phải nỗ lực nhưng thành công vẫn cứ đến....
Dẫu biết, có luật nhân quả, nhưng qúa lâu để ngta phải chờ đợi ...
Cám ơn prue nhé, vì hai chữ công bằng mà rain buồn đó. Ta cố gắng lắm thi quốc phòng dc 7 điểm, ba ḅan kia (hs giỏi) chung lớp với ta thi 1 điểm, kt 15p 1 điểm, vẫn nâng lên 7điểm như ta. Công bằng quá phải không? Nỗ lực của ta đền bù chỉ thế thôi?
Nghe cái này còn nản hơn...
 
@Nước mắt pha lê
Trên đời này không có khái niệm công bằng. Vốn dĩ con người chúng ta từ khi bắt đầu cho một cuộc sống thì đã không có sự công bằng... có người luôn nổ lực, nhưng họ vẫn thất bại? Nằm ở đâu? Vì họ không cố gắng sao? Vì họ chưa đủ bản lĩnh sao? Hay chỉ đơn giản khi sinh ra hoàn cảnh chưa cho họ điều kiện để thành công. Người kia, không cần phải nỗ lực nhưng thành công vẫn cứ đến....
Dẫu biết, có luật nhân quả, nhưng qúa lâu để ngta phải chờ đợi ...
Cám ơn prue nhé, vì hai chữ công bằng mà rain buồn đó. Ta cố gắng lắm thi quốc phòng dc 7 điểm, ba ḅan kia (hs giỏi) chung lớp với ta thi 1 điểm, kt 15p 1 điểm, vẫn nâng lên 7điểm như ta. Công bằng quá phải không? Nỗ lực của ta đền bù chỉ thế thôi?
Nè...nè, sao lại buồn rồi =.=...bài viết của ta làm nàng sầu vậy à =='...
Haiz, cuối bài ta ko hề trả lời câu hỏi: xã hội có thật sự công bằng hay chưa ??
Tùy vào mỗi người à nàng, mang tính chủ quan vì mỗi người, ở vị trí của họ sẽ cho rằng cái họ dx hưởng là công bằng, chỉ những người thua thiệt hơn mới lên tiếng chỉ trích sự công bằng...
Vậy nên, về mặt khách quan để trả lời câu hỏi này...thì như ta đã nói trong bài viết.
Còn về mặt chủ quan, mang tính cá thể, câu trả lời tùy thuộc vào mỗi người...họ có bằng lòng với cái mà họ nhận dc hay chưa ;).
P/s: giờ ta fải vào b viện, có gì nói sau hén nàng.
 
Làm gì có công bằng mà xét. Mỗi người sinh ra là đã có sự bất công, có đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, có đứa trẻ sinh ra đã dị tật bẩm sinh. Thế bảo mỗi người có 1 mạng là công bằng không nào ? Sao mà bằng được, số mạng sinh ra rõ là đã khác nhau rồi.:Conan19:
 
Đôi khi nhìn vào kết quả cuối cùng để đánh giá một sự việc là chưa đủ và thật thiếu công bằng. Ví dụ, khi nhìn vào hai người thành đạt, bạn tán dương cả hai người. Nhưng hãy nhìn xem, một người vươn lên từ những khó khăn, từ nghịch cảnh, họ phải bỏ ra biết bao nhiêu sự cố gắng, chịu biết bao nhiêu thử thách để có được sự Thành đạt…điều mà người thứ hai chỉ xem như một việc hiển nhiên…vì họ sinh ra trong sự sung túc, hưởng nền giáo dục tân tiến,hiện đại, cái họ lo chỉ là cần bao nhiêu thời gian để họ thành đạt mà thôi. Vậy có công bằng hay không nếu chỉ nhìn vào điểm cuối cùng mà cả hai người họ đạt được ???

Người sinh ra trong khó khăn, nếu thành đạt thì sẽ được mọi người khâm phục, công nhận những cố gắng và tài năng của họ. Ngược lại, những người sinh ra trong sung túc, dù họ có cố gắng đến đâu thì người ta cũng cho rằng họ có gia đình khá giả nên mới được như vậy. Và việc họ thành đạt, đối với người khác là điều hiển nhiên, nên nếu họ có thành đạt đến mức nào thì cũng k được mọi người khâm phục, nhưng nếu họ mà thất bại thì sẽ bị nhiều người chỉ trích. Vậy có công bằng hay không?
 
Trường hợp thứ 2:
Các bạn bị bắt buộc phải đứng ở vị trí giống nhau để ném máy bay. Nghe qua…có vẻ công bằng nhỉ, nhưng…có thật công bằng hay không? Cho dù có cùng ở một vị trí, nhưng mỗi bạn có cách thức gấp máy bay khác nhau, có bạn nhiều kinh nghiệm hơn sẽ gấp máy bay tốt hơn ,thân máy bay thon, và mũi nhọn..để bay được xa hơn, chính xác mục đích hơn, thậm chí cả khả năng ném máy bay của mỗi ngườingười nhiều kinh nghiệm hơn sẽ có lợi thế hơn về mặt kỹ thuật, thậm chí chiều cao của mỗi người cũng là những yếu tố góp phần vào việc thắng thua. Nếu xét như thế, rõ ràng sự công bằng dựa trên những yếu tố ban đầu giống hệt nhau dường như không còn đúng nữa.
Mình thấy ở đây chẳng có gì bất công cả, đâu phải tự dưng mà người ta gấp được máy bay tốt, muốn gấp được máy bay tốt, người ta cũng phải bỏ công nghiên cứu cách gấp chứ. Đâu phải tự dưng mà người ta có kinh nghiệm, muốn có kinh nghiệm thì người ta cũng phải luyện tập chứ. Ai bỏ công nhiều thì được nhiều lợi thế hơn. Như vậy có thể được gọi là công bằng không?

Chốt lại, mình thấy cuộc sống khá công bằng.
 
Cuộc sống là một mớ hỗn độn phức tạp, xét về tổng thể khách quan thì chắc chắn không thể công bằng được rồi. Chỉ có thể cố gắng hạn chế và rút ngắn điều đó.

Bill Gates cũng đã từng nói: "Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy tập làm quen với điều đó". Chỉ còn cách bù đắp sự bất bình đẳng đó bằng chính những nỗ lực và sự gan góc chịu đựng của bản thân thôi. Còn những người vốn dĩ sinh ra đã "công bằng" thì chắc số của họ đã được vậy rồi, nghĩ theo hướng tích cực thì có thể do kiếp trước họ làm nhiều điều tốt, nên kiếp này họ gặp nhiều may mắn hơn. Muốn thoát khỏi cái cán cân lệch đó thì hãy quên đi cái hình ảnh "công bằng" đó để mà cố gắng, mặc dù không thể phủ nhận được rằng, có cố gắng đến mấy thì xã hội cũng chả bớt đi những cái bất công như thế.

Nhưng lại có một mớ rắc rối khác, đó là những người từ sự "không công bằng", đi lên "công bằng" bằng chính nỗ lực của họ, những người đạt được thành công bằng mồ hôi nước mắt của họ nhưng rồi sẽ bị những cái nhìn từ bên ngoài so sánh, gán ghép thêm cho một cái danh "bất bình đẳng", "bất công"... Và cái sự "bất công" lại tiếp diễn, theo con mắt của người đời.

Công bằng, là một thứ xa xỉ, hai mặt, và muốn nói theo kiểu gì cũng được.
 
Hiệu chỉnh:
@pruedence nguyen ưm. Thực sự thì có công bằng nhưng cái ta không thấy dc, không tìm dc ngay khi ấy. Bài viết của nàng giúp ta thức tỉnh thêm một vấn đề,,trên vạch xuất phát có ngang nhau hay không thì thành công còn ở một phần từ ngoại cảnh nữa. Hoặc có thể là bất công cái này nhưng đền bù ở một thứ khác nhưng con ng ta luôn muốn dc toàn diện. Nhưng lấy đâu ra cơ chứ? Tóm lại , tùy ở mỗi ngthôi. Dẫu sao, ta sẽ cứ đi lên, cứ tiến tới dẫu cho nó công bằng hay không.
P/s: nàng đi bệnh viện ? Ai Bị sao?
 
@sherry2111
Mình thấy ở đây chẳng có gì bất công cả, đâu phải tự dưng mà người ta gấp được máy bay tốt, muốn gấp được máy bay tốt, người ta cũng phải bỏ công nghiên cứu cách gấp chứ. Đâu phải tự dưng mà người ta có kinh nghiệm, muốn có kinh nghiệm thì người ta cũng phải luyện tập chứ. Ai bỏ công nhiều thì được nhiều lợi thế hơn. Như vậy có thể được gọi là công bằng không?

Chốt lại, mình thấy cuộc sống khá công bằng.
Cuộc sống công bằng hay không là tùy thuộc câu trả lời cũng như cách nhìn nhận của cá nhân thôi. Mình nêu ra câu hỏi này mà k đưa ra lời kết cũng là vì vậy. Bài viết này k nhằm đả kích, chỉ trích hay lên án cái gọi là bất công hay bình đẳng, hãy hiểu khác đi về sự công bằng để thấy nó k đơn giản là đi cùng 1 điểm xuất phát ;).
Chẳng phải như mình nói trong bài viết sao, thiếu công bằng ở đâu thì bù vào chỗ ấy thôi. Xã hội công bằng hay k công bằng , chung quy cũng là vấn đề bất cập bao lâu nay chẳng ai dám khẳng định cả.
Vì dù sao, sự cố gắng mới là điều quan trọng nhất, xã hội có công bằng mà người thiếu ý chí, k cố gắng thì sự công bằng cũng chẳng có ý nghĩa .
Hjhj :) mình đã cố gắng hết mức để bài viết này không mang nghĩa negative về mặt nào cả , hy vọng mọi người thấy được điều này ;).
 
@Nước mắt pha lê uhm nàng, bà ta nằm viện vì mới mổ mắt xong nên ta vào chăm sóc thôi. Mới về dc đến nhà thì...power cut =.=...đang fải dùng 3G đây này :((
 
Cuộc sống là một mớ hỗn độn phức tạp, xét về tổng thể khách quan thì chắc chắn không thể công bằng được rồi. Chỉ có thể cố gắng hạn chế và rút ngắn điều đó thôi.

Bill Gates cũng đã từng nói: "Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy tập làm quen với điều đó". Chỉ còn cách bù đắp sự bất bình đẳng đó bằng chính những nỗ lực và sự gan góc chịu đựng của bản thân thôi. Còn những người vốn dĩ sinh ra đã "công bằng" thì chắc số của họ đã được vậy rồi, nghĩ theo hướng tích cực thì có thể do kiếp trước họ làm nhiều điều tốt, nên kiếp này họ gặp nhiều may mắn hơn. Muốn thoát khỏi cái cán cân lệch đó thì hãy quên đi cái hình ảnh "công bằng" đó để cố gắng thôi, mặc dù không thể phủ nhận được rằng, có cố gắng đến mấy thì xã hội cũng chả bớt đi những cái bất công như thế.

Nhưng lại có một mớ rắc rối khác, đó là những người từ sự "không công bằng", đi lên "công bằng" bằng chính nỗ lực của họ, những người đạt được thành công bằng mồ hôi nước mắt của họ nhưng rồi sẽ bị những cái nhìn từ bên ngoài so sánh, gán ghép thêm cho một cái danh "bất bình đẳng", "bất công"... Và cái sự "bất công" lại tiếp diễn, theo con mắt của người đời...

Công bằng, đúng là một cái thứ xa xỉ, hai mặt, và muốn nói theo kiểu gì cũng được.
Đúng vậy, than vãn về sự bất công hay công bằng k thể giải quyết dc gì cả, chỉ có cách cố gắng để xóa bỏ khoảng cách đó thôi. Công bằng hay k công bằng cũng như khoảng cách giàu nghèo thôi, có ai dám nói xóa bỏ dc khoảng cách này, chỉ có cách fấn đấu để giảm thiểu khoảng cách đó thôi.
;) cảm ơn b vì ý kiến rất hay, bài viết của mình còn nhìu thiếu xót, hy vọng k gây phiền hà, khó chịu gì cho các bạn đọc :D
 
Em nghĩ công bằng hay không là phải đặt ở sự nỗ lực , thực chất ông trời k cho k ai cái j , con người ta đc cái này thỳ mất cái kia . Người có điều kiện nhưng lại k có gia đình êm ấm, người có. gia đình êm ấm nhưng lại k có đk phát triển.Thực chất là có những cậu ấm cô chiêu họ có đầy đủ đk kiện để phát triển nhưng h đang ở trại giáo dưỡng . k ai đòi hỏi công bằng cho một sự thiếu nỗ lực cả
 
×
Quay lại
Top