Đừng như "Chúa Chổm"

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Trước đây ở xóm tôi có cô bạn rất hay ăn quà vặt, suốt ngày la cà quán xá.

Trước khi bàn về vấn đề này, chúng ta cần phải hiểu thêm về hai từ “Chúa Chổm”. Vậy “Chúa Chổm” là gì?

Giai thoại dân gian kể rằng Lê Duy Ninh ngày bé tên là Chổm, mẹ ông từng tình cờ được gặp vua Lê Chiêu Thống một lần khi vua đang bị Mạc Đăng Dung giam lỏng ở phường Đông Hà; sau đó có mang và sinh ra Chổm. Chổm lớn lên nhà nghèo, phải đi vay mọi người để sống qua ngày và hứa sẽ trả đủ nợ.

Bỗng gặp lúc Nguyễn Kim khởi binh chống nhà Mạc, tìm được Chổm là dòng dõi nhà Lê nên lập làm vua. Công cuộc diệt Mạc thắng lợi, vua Chổm trở lại kinh thành Thăng Long. Khi đi qua làng cũ chỗ mẹ con Duy Ninh lánh nạn, một số người bán chịu cho Ninh ngày xưa đổ lại đòi tiền. Họ không biết Duy Ninh làm chức gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc là Ninh đã thành đạt, nên họ nhắc lại lời hứa của Ninh.

Có nhiều người không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại yêu cầu, đòi hỏi. Người người tấp nập đầy đường, chỉ vào vua mà đòi nợ.Từ đó “Nợ như chúa Chổm” trở thành một thành ngữ chỉ những người thiếu nợ quá nhiều.

Trước đây ở xóm tôi có cô bạn rất hay ăn quà vặt, suốt ngày la cà quán xá. Lúc đầu chưa quen thì cô ấy trả tiền sòng phẳng, lân la một thời gian đến khi quen biết thì bắt đầu mua chịu. Một hôm, cô ấy đi cùng với một bạn trai ra đầu ngõ thì bị bà chủ quán nước gọi lại đòi nợ. Vì cô ấy không có tiền nên lại khất lần sau khiến bà chủ quán tức giận mắng: “Cháu có biết là cháu đã khất cô đến lần thứ bao nhiêu rồi không?”. Đến lúc này, cậu bạn trai đi cùng ngại quá nên đành phải rút tiền ra trả nợ hộ cô bạn này.

Có lần tôi ra chợ mua đồ ăn thì gặp một cậu sinh viên bị bác bán rau mắng vì tội nợ dai. Khi cậu sinh viên này đi khỏi bác bán rau giãi bày: “Khổ lắm! Tôi chẳng muốn bán cho bọn này tí nào đâu, bọn nó nợ dai lắm!”. Tôi là người ngoài cuộc nên chẳng biết phải thông cảm cho ai. Nửa thương cậu sinh viên bị bác bán rau mắng vì không có tiền trả nợ, vừa thương bác bán rau bán hàng chẳng lời lãi bao nhiêu mà gặp phải những người nợ dai như thế. Cũng có lúc tôi dò hỏi bạn bè thì được biết, nguyên nhân dẫn đến cảnh nợ nần không phải do bố mẹ cho tiền không đủ mà là do vui bạn vui bè nên chi tiêu quá đà hoặc tiêu tiền vào những việc không chính đáng.

Rồi một hôm, khi vào group của nhóm, tôi thấy bạn bè đăng rất nhiều thông tin về tình hình nợ nần của một bạn thành viên trong nhóm. Được đà, một số bạn khác cũng đua nhau đăng những tin nhắn mà bạn ấy hỏi vay tiền. Sau đó là những lời bình phẩm chẳng hay ho chút nào, người thì bảo bạn ấy mượn danh nghĩa tình nguyện để lừa đảo, người thì khuyên đề phòng, cảnh giác...

644337-01.jpg


Sau những chuyện như thế, tôi không hiểu cô bạn cùng xóm tôi cảm thấy thế nào khi cậu bạn trai phải trả nợ hộ mình? Không hiểu cậu sinh viên nợ tiền của bác bán rau nghĩ sao khi để tình trạng nợ nần như thế kéo dài? Và cô bạn trong nhóm tôi có cảm thấy ngại ngùng không khi nhưng khoản nợ nần bị phanh phui trên group nhóm?.

Dù nguyên nhân của việc nợ nần thế nào đi chăng nữa thì người ta khó mà thông cảm cho một kẻ quỵt tiền và nợ nần chồng chất nhất là khi vay mượn tiền để chi tiêu vào những việc không chính đáng. Vì vậy, tốt hơn hết chúng ta phải biết tiết kiệm chi tiêu để tránh vay mượn, hoặc bất đắc dĩ phải đi vay mượn thì chúng ta phải suy nghĩ thật kĩ xem việc đó có thật sự cần thiết và mình có khả năng để trả khoản nợ đó hay không? Trả nợ đúng hẹn cũng là cách để chúng ta tạo được lòng tin đối với bạn bè. Có như thế chúng ta mới thanh thản để tập trung vào việc học tập và tận hưởng cuộc sống đồng thời giúp chúng ta giữ được hình ảnh đẹp của bản thân trong mắt mọi người.
Theo Mực Tím
 
tình hình bây giờ em hơi giống "con của chúa Chổm" rồi :KSV@08: mới bây lớn mà .... haiss haiss
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Càng lớn càng ăn vặt thêm. Vô học trước sau toàn là đồ ăn.
 
×
Quay lại
Top